Lập Trình Là Gì? Làm Sao để Trở Thành Lập Trình Viên Giỏi
Có thể bạn quan tâm
- Google+
Trong ngành công nghệ luôn luôn thay đổi như hiện nay thì dù là một lập trình viên PHP hay bất kỳ kiểu lập trình viên nào thì bạn cũng cần phải liên tục cải thiện bản thân. Các coder thành công đều có điểm chung là họ quan tâm về lập trình rất nhiều. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu lập trình là gì? Làm sao để trở thành lập trình viên giỏi thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Giasutaihanoi nhé!
Nội dung
- Lập trình là gì?
- Làm sao để trở thành lập trình viên giỏi
- Đừng chỉ biết mỗi Code
- Suy nghĩ một cách logic
- Làm ra sản phẩm hữu dụng
- Chịu trách nhiệm
- Học về một công nghệ cơ sở dữ liệu
- Có một nguyên tắc làm việc mạnh mẽ
- Tự học
- Những công việc của 1 developer
Lập trình là gì?
Thời buổi công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay bạn nghe rất nhiều về lập trình. Vậy lập trình là gì? Lập trình chính là công việc mà người lập trình viên sử dụng những ngôn ngữ lập trình, các code, tiện ích có sẵn để xây dựng nên các phần mềm, chương trình, ứng dụng, trò chơi, các trang web,… Giúp người dùng có thể thực hiện các mệnh lệnh với máy tính hay tương tác qua lại với nhau thông qua các thiết bị điện tử. Lập trình là một phần trong ngành công nghệ thông tin chứ không phải là công nghệ thông tin.
Những người làm nghề lập trình được gọi là các lập trình viên. Họ thường có thể làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó chủ yếu là C++, Java, C#, php, Visual Basic.Net, ASP.Net, Asp.
Công việc của người lập trình được gọi là software engineering. Để làm ra một phần mềm, đầu tiên người ta phải tạo ra một “bản thiết kế”, mỗi coder đảm nhiệm một phần việc, sau đó kết nối các phần lại tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Lập trình viên được ví như là những thợ “coding”, làm ra các phần mềm hay chỉnh sửa, phát triển nó dựa trên những công cụ lập trình.
Làm sao để trở thành lập trình viên giỏi
Lập trình là một nghề đầy tính thử thách và không ngừng phát triển. Những lập trình viên giỏi luôn có rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy, làm thế nào để trở thành lập trình viên giỏi. Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để tìm ra hướng phát triển đúng đắn cho sự nghiệp lập trình của mình nhé!
Đừng chỉ biết mỗi Code
Chỉ thành thạo các ngôn ngữ lập trình như Javascript, C++ hay Python không thôi thì chưa đủ để trở thành một lập trình viên giỏi. Bạn còn cần phải có rất nhiều kỹ năng mềm khác, chẳng hạn như việc đồng cảm với thế giới xung quanh mình. Bạn là lập trình viên chứ không phải là một công nhân viết code. Dù sao thì bạn cũng luôn phải làm việc với những người khác mà.
Sự đồng cảm giúp bạn thấu hiểu được những mong muốn của đồng đội, sở thích khách hàng và cách tương tác của người dùng với sản phẩm của bạn.
Suy nghĩ một cách logic
Logic là một yếu tố quan trọng nhất trong lập trình. Bạn cần phải có đủ sự nhạy bén, linh hoạt cũng như khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Vì thế, chắc chắn một điều rằng nghề lập trình sẽ không thích hợp với bạn nếu không có khả năng suy luận logic. Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi khi theo đuổi những đoạn code của chương trình, những vấn đề về lỗi, debug (gỡ rối), dấu chấm, dấu phẩy,…
Làm ra sản phẩm hữu dụng
Việc tạo ra một phần mềm theo yêu cầu có khả năng sử dụng trong thực tế hoàn toàn khác với việc chỉ viết ra những dòng code như chương trình học.
Những ứng dụng của doanh nghiệp cần phải đáp ứng được yêu cầu có thể sử dụng xuyên suốt trong một khoảng thời gian dài. Vì thế, đòi hỏi code phải hoạt động tốt, đảm bảo tính đơn giản để dễ kiểm tra, bảo trì, nâng cấp và mở rộng trong tương lai. Không chỉ lập trình cho doanh nghiệp, bạn cũng cần lập trình các phần mềm cho nhu cầu của người dùng như: phần mềm quản lý phòng trọ, phần mềm quản lý quán cafe – quán ăn,…
Để đảm bảo những yêu cầu như trên, bạn có thể phát triển phần mềm theo quy trình như sau:
Lập kế hoạch > Phân tích > Thiết kế > Hoàn thiện > Thử nghiệm và Tích hợp > Bảo trì.
Trong quy trình này bước thử nghiệm được xem là đặc biệt quan trọng. Việc kiểm tra có thể được tiến hành một cách tự động hoặc do các lập trình viên khác đánh giá.
Chịu trách nhiệm
Những người không chuyên nghiệp sẽ không cần phải chịu trách nhiệm về công việc, họ chuyển phần việc đó cho người quản lý. Họ nhận công việc được giao và quên đi tất cả về nó, xách đít ra về lúc 5h chiều.
Còn với một lập trình viên chuyên nghiệp thì không thể chấp nhận được điều này. Nếu bug trong code của bạn khiến cho công ty phải thiệt hại hàng ngàn đô-la, bạn sẽ cảm thấy thế nào?
Đây là vấn đề mà hướng giải quyết còn phụ thuộc vào cách quản lý của mỗi công ty. Các công ty nên khuyến khích các lập trình viên phải chịu trách nhiệm về hành động của mình và quan trọng hơn là phần code họ đã viết.
Hãy làm mọi cách trong khả năng của mình để sửa chữa lỗi càng sớm càng tốt nếu phát hiện ra lỗi trên production server, dù có phải thức trắng đêm. Điều đó sẽ phân biệt bạn với những tay lập trình viên thiếu chuyên nghiệp và giúp bạn nhận được mức lương cao hơn.
Học về một công nghệ cơ sở dữ liệu
Hầu hết các nhà phát triển phần mềm (custom software development services) sẽ phải biết về các công nghệ cơ sở dữ liệu bởi rất nhiều những ứng dụng phải có một database back-end. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã không bỏ bê việc đầu tư vào lĩnh vực này nhé!
Nếu học về SQL, bạn sẽ có khả năng nhìn thấy lợi ích lớn nhất, thậm chí nếu bạn lên kế hoạch sẽ làm việc cũng cơ sở dữ liệu NoSQL như Raven hoặc MongoDB, thì việc học SQL sẽ mang đến cho bạn một nền tảng tốt hơn cho công việc sau này. Ngoài kia có rất nhiều công việc tuyển dụng mà yêu cầu kiến thức về SQL nhiều hơn là NoSQL.
Đừng quá lo lắng về nhiều loại cơ sở dữ liệu SQL. Thực ra những công nghệ SQL khác nhau chúng có rất nhiều điểm giống nhau. Nếu bạn biết những kiến thức cơ bản về một công nghệ SQL nào đó thì trong việc chuyển đổi qua lại giữa chúng bạn sẽ không gặ p phải vấn đề gì. Chỉ chắc chắn rằng bạn hãy đọc về những điều cơ bản như queries, table và các thao tác phổ biến về database khác.
Bạn có thể học tại các website dạy học online hoặc chọn một cuốn sách tốt về công nghệ SQL phù hợp và tạo ra một số các dự án nhỏ, nhờ thế bạn có thể thực hành những cái mà bạn đang học – luôn luôn thực hành những kiến thức mà bạn đang học.
Bạn phải có đủ kiến thức về SQL để có thể:
- Tạo các table
- Thực thi các truy vấn cơ bản
- Tham gia các bảng với nhau để truy xuất dữ liệu
- Hiểu các kiến thức cơ bản về index làm việc như thế nào
- Update, insert và delete dữ liệu
Bên cạnh đó, bạn sẽ học một số dạng của công nghệ object relational mapping (ORM). Cái bạn học sẽ phụ thuộc vào công nghệ mà bạn đang làm việc trên đó. Tìm những công nghệ ORM phù hợp với framework bạn đã học. Hãy lựa chọn lấy cái phổ biến nhất bởi có thể có một vài lựa chọn ở đây.
Có một nguyên tắc làm việc mạnh mẽ
Trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp là một công việc không có điểm dừng. Việc học tập không chỉ nằm trong khoảng thời gian hành chính.
Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực bản thân là sự đầu tư vào chính bản thân bạn và đó không phải là trách nhiệm của ông chủ bạn.
Bạn nói răng, bạn không đủ thời gian? Tất nhiên là bạn sẽ có đủ! Bạn chỉ cần suy nghĩ một cách thông minh. Hãy tập trung một cách nghiêm túc nếu bạn muốn nâng sự nghiệp của mình lên một tầm cao mới.
Hãy đi làm sớm, về muộn hơn một chút, sao cho khoảng thời gian làm thêm này giúp bạn phát triển được sự nghiệp nhưng không ảnh hướng tới sức khỏe hay thời gian dành cho gia đình của bạn.
Chỉ cần thêm ở lại công ty thêm 30 phút/ ngày sau giờ làm chính thức thì mỗi tuần bạn sẽ làm thêm được 5h. Đồng nghĩa mỗi tuần bạn làm thêm được hơn nửa ngày.
Tự học
Không trường lớp nào có thể đào tạo tất cả những thứ bạn cần cho công việc lập trình sau này. Vì vậy, tự học lập trình qua tài liệu, sách vở, internet hay bạn bè là điều không thể thiếu. Kết hợp với những dự án làm việc trong thực tế thì bạn sẽ dần thành thạo những gì mà mình đã tự học được.
Đối với những bạn muốn theo đuổi nghề lập trình viên, quan trọng nhất vẫn là lòng đam mê và mong muốn chinh phục các thử thách. Nếu bạn đã sẵn niềm đam mê, ngay bây giờ hãy bắt đầu bằng việc tự học thêm tại các trang web chuyên về thiết kế, lập trình cảng hạn như Webmini công ty chuyên thiết kế website, hoặc tham gia vào một trong những khóa đào tạo căn bản để mở đầu tiếp cận với kho tàng kiến thức khổng lồ.
Những công việc của 1 developer
Để làm ra một phần mềm, ứng dụng, công việc đầu tiên của một developer là tạo một bạn thiết kế. Một người lập trình sẽ đảm nhiệm một phần việc khác nhau và sau khi hoàn thành thì kết nối các phần lại với nhau, tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Một người lập trình được xem như những thợ coding. Là người gõ những dòng lệnh trên máy tính và làm ra những phần mềm, chỉnh sửa và phát triển những ứng dụng dựa trên các công cụ lập trình.
Thông thường nếu bạn làm việc tại các công ty lập trình trị trường global như Groovetechnology (Development Software Company) như thì sẽ theo mô hình làm việc nhóm (group), trong đó sẽ bao gồm những bộ phận và người đảm nhiệm công việc khác nhau, tùy thuộc vào chuyên môn của từng người, mô hình này được áp dụng tại nhiều công ty lập trình nổi tiếng như Monamedia hay FPTSoftware, nếu bạn muốn làm một lập trình viên giỏi thì phải học cách làm việc theo nhóm và tập trung nâng cao kỹ năng chuyên môn của bản thân.
Công việc của một Developer gồm có: Lập trình web, lập trình game, lập trình mobile, lập trình hệ thống, lập trình database với các nhiệm vụ cơ bản:
- Thực hiện việc xây dựng và thiết kế một ứng dụng mới.
- Tiến hành nâng cấp, sửa chữa và cải thiện đối với các ứng dụng có sẵn.
- Xây dựng hệ thống các chức năng xử lý ứng dụng.
- Nghiên cứu và phát triển thêm các ứng dụng công nghệ mới.
Những lập trình viên sẽ phải làm những công việc cụ thể như:
- Viết các chương trình bằng nhiều ngôn ngữ như Java, C++,…
- Thực hiện cập nhật và mở rộng những chương trình có sẵn: công việc của lập trình viên khá gần với công việc của những người phát triển phần mềm, chẳng hạn như thiết kế chương trình.
- Lập trình viên cũng sẽ là người gỡ rối cho những chương trình bằng cách kiểm tra lỗi và sửa chữa những lỗi sai đó.
- Thực hiện công việc xây dựng và sử dụng những công cụ phần mềm hỗ trợ máy tính để tự động mã hóa một đoạn mã.
- Sử dụng thư viện mã số để đơn giản hóa những tài liệu.
Lập trình thực sự là công việc thú vị, phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Nếu bạn là người có đam mê thì hãy cố gắng học tập, nỗ lực trong lĩnh vực này hơn nữa. Hi vọng, bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu lập trình là gì? Làm sao để trở thành lập trình viên giỏi nhé. Đừng quên chia sẻ và theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thật nhiều thông tin hữu ích nữa.
- Google+
Từ khóa » Học Lập Trình Là Gì
-
Lập Trình Là Gì? Học Lập Trình Có Khó Không? - NIIT - ICT Hà Nội
-
Học Lập Trình Bắt đầu Từ đâu ?
-
Lập Trình Là Gì? Học Lập Trình Có Khó Không? Điểm Tối, điểm Sáng Của ...
-
Học Lập Trình để Làm Gì? Nên Học Lập Trình Gì? | TopDev
-
Lập Trình Là Gì? Lập Trình Và Các Loại Ngôn Ngữ Lập Trình Phổ Biến
-
Lập Trình Là Gì? - Hoàng Vina
-
Lập Trình Máy Tính – Wikipedia Tiếng Việt
-
Học Lập Trình Là Gì? Có Khó Không? Cần Học Từ đâu, Học Những Gì?
-
Học Lập Trình Phần Mềm Là Học Gì?
-
Học Lập Trình Máy Tính Có Thực Sự Khó? Cơ Hội Nào Cho Sinh Viên Học ...
-
Lập Trình Viên Là Gì? Học Lập Trình Viên Nên Bắt đầu Từ đâu? - CodeGym
-
Cẩm Nang Từ A - Z Về Học Lập Trình Cho Người Mới Bắt đầu - CodeGym
-
Hướng Dẫn Tự Học Lập Trình Cơ Bản Dành Cho Người Mới Bắt Đầu
-
Lập Trình Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Có Của Một Lập Trình Viên