Lập Trình Máy Tính – Wikipedia Tiếng Việt

"lập trình" đổi hướng tới đây. Đối với các định nghĩa khác, xem lập trình (định hướng).
Một phần của loạt bài về
Phát triển phần mềm
Hoạt động cốt lõi
  • Mô hình hóa dữ liệu
  • Quy trình
  • Yêu cầu
  • Thiết kế
  • Xây dựng
  • Công nghệ
  • Thử nghiệm
  • Gỡ lỗi
  • Triển khai
  • Bảo trì
Mô hình và hình mẫu
  • Linh hoạt
  • Phòng sạch
  • Tăng dần
  • Nguyên mẫu
  • Xoắn ốc
  • Mô hình V
  • Thác nước
Phương pháp và framework
  • ASD
  • DevOps
  • DAD
  • DSDM
  • FDD
  • IID
  • Kanban
  • Lean SD
  • LeSS
  • MDD
  • MSF
  • PSP
  • RAD
  • RUP
  • SAFe
  • Scrum
  • SEMAT
  • TDD
  • TSP
  • OpenUP
  • UP
  • XP
Các ngành hỗ trợ
  • Quản lý cấu hình
  • Tài liệu
  • Đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Quản lý dự án
  • Trải nghiệm người dùng
Thực hành
  • ATDD
  • BDD
  • CCO
  • CI
  • CD
  • DDD
  • PP
  • SBE
  • Đứng
  • TDD
Công cụ
  • Trình biên dịch
  • Trình gỡ lỗi
  • Hồ sơ
  • Trình thết kế GUI
  • Mô hình hóa UML
  • IDE
  • Tự động hóa xây dựng
  • Tự động hóa phát hành
  • Cơ sở hạ tầng dưới dạng mã
Tiêu chuẩn và khối kiến thức
  • CMMI
  • Tiêu chuẩn IEEE
  • ISO 9001
  • Tiêu chuẩn ISO/IEC
  • PMBOK
  • SWEBOK
  • ITIL
  • IREB
  • OMG
Bảng thuật ngữ
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Khoa học máy tính
  • Kỹ thuật điện và điện tử
Sơ lược
  • Sơ lược về phát triển phần mềm
  • x
  • t
  • s

Lập trình máy tính hay lập chương trình máy tính, thường gọi tắt là lập trình (tiếng Anh: computer programming, hay programming), là việc lập ra chương trình làm việc cho máy có bộ xử lý, nói riêng là máy tính, để thực thi nhiệm vụ xử lý thông tin nào đó. Chương trình này gồm dãy các chỉ thị (hay lệnh) hợp lý để máy thực hiện theo trình tự thời gian.[1]

Lập trình phải thực hiện cho tất cả các hệ thống xử lý thông tin, từ các dàn máy điện toán lớn, máy tính cá nhân (PC), đến các chip điều khiển lập trình được trong các khối điều khiển thiết bị các loại như trong máy đo đạc phân tích, vũ khí có điều khiển, máy giặt, lò vi sóng, v.v... và trong các thiết bị ngoại vi của máy tính như chip điều khiển ở card màn hình, cổng giao tiếp, v.v...

Dạng chương trình duy nhất mà máy tính có thể thực thi trực tiếp là ngôn ngữ máy hay mã máy, có dạng dãy các số nhị phân.[2] Lập trình trực tiếp ở dạng mã máy là công việc tốn sức, khó kiểm tra và lệ thuộc phần cứng cụ thể. Vì thế giới lập trình phát triển ra các ngôn ngữ lập trình với hệ thống ký hiệu, từ khóa và cú pháp cụ thể để lập trình viên dễ viết mã nguồn ở dạng văn bản mà không quá lệ thuộc vào phần cứng, sau đó biên dịch (compile) ra mã máy.

Ngày nay lập trình ứng dụng trên các máy điện toán được hỗ trợ bằng các thư viện, các công cụ AI bot như chatgpt github codepilot cùng với nhiều AI bot khác, khả năng liên kết mã phát sinh từ các ngôn ngữ khác nhau cũng như viết mã lệnh tự động, và đặc biệt là sử dụng biểu tượng trực quan (visual) cho lập trình. Trong kỹ thuật điện toán việc lập ra bộ chương trình thường được gọi là phát triển phần mềm. Lập trình có các thành tố nghệ thuật, khoa học, toán học, và kỹ nghệ.[1]

Các ngôn ngữ lập trình

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Ngôn ngữ lập trình

Dạng chương trình duy nhất mà máy tính có thể thực thi trực tiếp là ngôn ngữ máy hay mã máy. Nó có dạng dãy các số nhị phân, thường được ghép nhóm thành byte 8 bit cho các hệ xử lý 8/16/32/64 bit.[note 1] Nội dung byte thường biểu diễn bằng đôi số hex. Để có được bộ mã này ngày nay người ta dùng ngôn ngữ lập trình để viết ra chương trình ở dạng văn bản và dùng trình dịch để chuyển sang mã máy.[3]

Mã máy

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi kỹ thuật điện toán ra đời chưa có ngôn ngữ lập trình dạng đại diện nào, thì phải lập trình trực tiếp bằng mã máy. Dãy byte viết ra được đục lỗ lên phiếu đục lỗ (punched card) và nhập qua máy đọc phiếu tới máy tính.[4] Sau đó chương trình có thể được ghi vào băng/đĩa từ để sau này nhập nhanh vào máy tính. Ngôn ngữ máy được gọi là "ngôn ngữ lập trình thế hệ 1" (1GL, first-generation programming languages).[5] Lúc đó có nhiều hãng sản xuất máy tính và mã máy chưa hoàn toàn thống nhất, nên lập trình gắn liền với máy của hãng.

Hợp ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đó các mã lệnh được thay thế bằng các tên gợi nhớ và trình được lập ở dạng văn bản (text) rồi dịch sang mã máy. Hợp ngữ (assembly languages) ra đời, là "ngôn ngữ lập trình thế hệ 2" (2GL, second-generation programming languages). Lập trình thuận lợi hơn, khi dịch có thể liên kết với thư viện chương trình con ở cả dạng macro (đoạn chưa dịch) và lẫn mã đã dịch.

Dẫu vậy người lập trình phải nắm chắc về hoạt động của hệ thống xử lý, về các thanh ghi (register), con trỏ (pointer) và vai trò của chúng thì mới tránh được lỗi. Lúc này bắt đầu có sự thống nhất quốc tế về các tập lệnh cần thiết trong kỹ thuật điện toán.

Trong kỹ thuật điện toán hợp ngữ hiện được dùng là ngôn ngữ bậc thấp (low-level programming languages) để tinh chỉnh ngôn ngữ bậc cao thực hiện truy nhập trực tiếp phần cứng cụ thể trong việc lập trình hệ thống, hoặc định tạo các hiệu ứng đặc biệt cho chương trình của mình.

Hợp ngữ hiện là phương tiện lập trình các vi điều khiển trong bảng/khối điều khiển thiết bị điện tử các loại, từ các máy đo, vũ khí, thiết bị dân sinh như máy giặt, lò vi sóng, v.v... Bảng lệnh của vi điều khiển này khác với của máy điện toán, nên hợp ngữ vi điều khiển cũng khác, và đơn giản hơn.

Lập trình mã máy và hợp ngữ cho ra chương trình chạy nhanh nhất trên cùng máy tính, vì nó chứa rất ít chỉ thị thừa hay chỉ thị rác, và giảm lượng mã nhờ việc đặt giá trị các thanh ghi được làm tắt. Các ngôn ngữ bậc cao khi dịch phải bố trí nhiều chỉ thị máy đảm bảo tính khái quát cao nhất, cùng với những câu lệnh thừa của người lập trình mà khi sửa chữa chưa kịp xóa đi.

Ngôn ngữ bậc cao

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ bậc cao (high-level programming languages) hay "ngôn ngữ lập trình thế hệ 3" (3GL, third-generation programming languages) ra đời vào những năm 1950. Đây là các ngôn ngữ hình thức, dùng trong lập trình máy điện toán và không lệ thuộc vào hệ máy tính cụ thể nào. Nó giải phóng người lập trình ứng dụng làm việc trong hệ điều hành xác định mà không phải quan tâm đến phần cứng cụ thể. Các ngôn ngữ được phát triển liên tục với các dạng và biến thể mới, theo bước phát triển của kỹ thuật điện toán.

Những ngôn ngữ bậc cao thời kỳ đầu có FORTRAN lập ra năm 1954,[6] COBOL năm 1959,[7] BASIC năm 1963,[8] Pascal năm 1970,[9] C năm 1970,[10] v.v... Chúng có sự khác nhau về từ khóa, ký hiệu, cú pháp, và cả về tổ chức các segment dữ liệu trong bộ nhớ. Sự phát triển lập trình dẫn đến ngôn ngữ C có những ưu việt trong lập trình và quản lý dữ liệu, nên được dùng nhiều, được phát triển tiếp và thành nền ý tưởng cho phát triển nhiều ngôn ngữ mới.

Những ngôn ngữ được dùng phổ biến hiện có ActionScript, C, C++, MATLAB, C#, Haskell, Java, JavaScript, Objective-C, Perl, PHP, Python, Ruby, Smalltalk, SQL, Visual Basic, và nhiều nữa.[11]

Ngày nay các ngôn ngữ lập trình đều cung cấp môi trường soạn thảo mã nguồn, có yểm trợ cao về kiểm tra cú pháp. Một số ngôn ngữ lưu mã nguồn ở dạng văn bản. Song một số khác, thay vì được dịch ra mã máy, lại được lưu ở dạng mã gọi là Bytecode (hoặc Portable code), và có trình thông dịch tương ứng để thực thi dạng mã này. Bytecode được sử dụng trong ngôn ngữ lập trình Java của Sun Microsystems cũng như họ ngôn ngữ lập trình .NET gần đây của Microsoft và Visual Basic trước phiên bản .NET.

Các ngôn ngữ lập trình khác nhau hỗ trợ các phong cách lập trình khác nhau (còn gọi là các phương pháp lập trình). Một phần của công việc lập trình là việc lựa chọn một trong những ngôn ngữ phù hợp nhất với bài toán cần giải quyết. Các ngôn ngữ lập trình khác nhau đòi hỏi lập trình viên phải xử lý các chi tiết ở các mức độ khác nhau khi cài đặt các thuật toán. Thông thường, điều này dẫn tới thỏa hiệp giữa thuận lợi cho việc lập trình và hiệu quả của chương trình, hay thỏa hiệp giữa "thời gian lập trình" và "thời gian tính toán".

Phát triển phần mềm

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Kỹ nghệ phần mềm

Phần mềm là danh từ chỉ một gói gồm các chương trình máy tính và dữ liệu. Tài liệu đi kèm và bản quyền phần mềm cũng được coi là một phần quan trọng của phần mềm, mặc dù chúng không liên quan đến việc lập trình.

Quy trình xây dựng phần mềm bao gồm các công việc chính:

  • Phân tích yêu cầu (requirements analysis)
  • Đặc tả (specification)
  • Thiết kế (design and architecture)
  • Lập trình (coding)
  • Biên dịch (compilation)
  • Kiểm thử (testing)
  • Viết tài liệu (documentation)
  • Bảo trì (maintenance)

Chỉ dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Các điều khiển thiết bị đơn giản như trong máy giặt có thể dùng bộ xử lý 4 bit. Ngược lại điều khiển thiết bị phức tạp thì dùng máy tính nhúng, là board PC công nghiệp có mức chống ồn, rung lắc và chịu ô nhiễm không khí cao.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Shaun Bebbington (2014). “What is programming”. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ Shaun Bebbington (2014). “What is coding”. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  3. ^ “CSC-302 99S: Class 02: A Brief History of Programming Languages”. Math.grin.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2010.
  4. ^ U.S. Census Bureau: The Hollerith Machine
  5. ^ “Columbia University Computing History - Herman Hollerith”. Columbia.edu. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2010.
  6. ^ John Backus. “The history of FORTRAN I, II and III” (PDF). Softwarepreservation.org. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2014.
  7. ^ Bemer, Bob (1971). "A View of the History of COBOL". Honeywell Computer Journal. Honeywell. 5 (3)
  8. ^ Dartmouth College Computation Center (1964). A Manual for BASIC, the elementary algebraic language designed for use with the Dartmouth Time Sharing System
  9. ^ Niklaus Wirth: The Programming Language Pascal. 35–63, Acta Informatica, Volume 1, 1971.
  10. ^ Kernighan, Brian W.; Ritchie, Dennis M. (tháng 2 năm 1978). The C Programming Language (ấn bản thứ 1). Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. ISBN 0-13-110163-3. Regarded by many to be the authoritative reference on C.
  11. ^ Ritchie S. King. “The Top 10 Programming Languages”. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2012.

adadawjs dunuawnsvuedaso

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lập trình máy tính.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikibooks tiếng Anh có chủ đề về Lập trình máy tính
  • TechBookReport – reviews of books on computer programming
  • x
  • t
  • s
Những lĩnh vực chính của khoa học máy tính
Các nền tảng toán họcLogic toán · Lý thuyết tập hợp · Lý thuyết số · Lý thuyết đồ thị · Lý thuyết kiểu · Lý thuyết thể loại · Giải tích số · Lý thuyết thông tin · Đại số · Nhận dạng mẫu · Nhận dạng tiếng nói · Toán học tổ hợp · Đại số Boole · Toán rời rạc
Lý thuyết phép tínhĐộ phức tạp Kolmogorov · Lý thuyết Automat · Lý thuyết tính được · Lý thuyết độ phức tạp tính toán · Lý thuyết điện toán lượng tử
Các cấu trúc dữ liệu và các giải thuậtPhân tích giải thuật · Thiết kế giải thuật · Hình học tính toán · Tối ưu hóa tổ hợp
Các ngôn ngữ lập trình và Các trình biên dịchCác bộ phân tích cú pháp · Các trình thông dịch · Lập trình cấu trúc · Lập trình thủ tục · Lập trình hướng đối tượng · Lập trình hướng khía cạnh · Lập trình hàm · Lập trình logic · Lập trình máy tính · Lập trình mệnh lệnh · Lập trình song song · Lập trình tương tranh · Các mô hình lập trình · Prolog · Tối ưu hóa trình biên dịch
Tính song hành, Song song, và các hệ thống phân tánĐa xử lý · Điện toán lưới · Kiểm soát song hành · Hiệu năng hệ thống · Tính toán phân tán
Công nghệ phần mềmPhân tích yêu cầu · Thiết kế phần mềm · Các phương pháp hình thức · Kiểm thử phần mềm · Quy trình phát triển phần mềm · Các phép đo phần mềm · Đặc tả chương trình · LISP · Mẫu thiết kế · Tối ưu hóa phần mềm
Kiến trúc hệ thốngKiến trúc máy tính · Tổ chức máy tính · Các hệ điều hành · Các cấu trúc điều khiển · Cấu trúc bộ nhớ lưu trữ · Vi mạch · Thiết kế ASIC · Vi lập trình · Vào/ra dữ liệu · VLSI design · Xử lý tín hiệu số
Viễn thông và Mạng máy tínhAudio máy tính · Chọn tuyến · Cấu trúc liên kết mạng · Mật mã học
Các cơ sở dữ liệu và Các hệ thống thông tinHệ quản trị cơ sở dữ liệu · Cơ sở dữ liệu quan hệ · SQL · Các giao dịch · Các chỉ số cơ sở dữ liệu · Khai phá dữ liệu · Biểu diễn và giao diện thông tin · Các hệ thống thông tin · Khôi phục dữ liệu · Lưu trữ thông tin · Lý thuyết thông tin · Mã hóa dữ liệu · Nén dữ liệu · Thu thập thông tin
Trí tuệ nhân tạoLập luận tự động · Ngôn ngữ học tính toán · Thị giác máy tính · Tính toán tiến hóa · Các hệ chuyên gia  · Học máy · Xử lý ngôn ngữ tự nhiên · Robot học · Biểu diễn tri thức và suy luận
Đồ họa máy tínhTrực quan hóa · Hoạt họa máy tính · Xử lý ảnh
Giao diện người-máy tínhKhả năng truy cập máy tính · Giao diện người dùng · Điện toán mang được · Điện toán khắp mọi nơi · Thực tế ảo
Khoa học tính toánCuộc sống nhân tạo · Tin sinh học · Khoa học nhận thức · Hóa học tính toán · Khoa học thần kinh tính toán · Vật Lý học tính toán · Các giải thuật số · Toán học kí hiệu
Chú ý: khoa học máy tính còn có thể được chia thành nhiều chủ đề hay nhiều lĩnh vực khác dựa theo Hệ thống xếp loại điện toán ACM.
  • x
  • t
  • s
Công nghệ phần mềm
Các lĩnh vựcPhân tích yêu cầu • Phân tích hệ thống • Thiết kế phần mềm • Lập trình máy tính • Các phương pháp hình thức • Kiểm thử phần mềm • Triển khai phần mềm • Bảo trì phần mềm
Các khái niệmMô hình hóa dữ liệu • Kiến trúc doanh nghiệp • Chi tiết hóa chức năng • Ngôn ngữ mô hình hóa • Mô hình lập trình • Phần mềm • Kiến trúc phần mềm • Phương pháp học phát triển phần mềm • Quy trình phát triển phần mềm • Chất lượng phần mềm • Bảo đảm chất lượng phần mềm • Khảo cổ học phần mềm • Phân tích có cấu trúc
Các định hướngĐịnh hướng khía cạnh • Định hướng đối tượng • Ontology • Định hướng dịch vụ • Vòng đời phát triển hệ thống
Các mô hình
Các mô hình phát triểnLinh hoạt • Mô hình lặp • RUP • Scrum • Mô hình xoắn ốc • Mô hình thác nước • XP • V-Model • Mô hình tăng tiến • Mô hình nguyên mẫu
Các mô hình khácAutomotive SPICE • CMMI • Mô hình dữ liệu • Mô hình hàm • Mô hình thông tin • Mô hình hóa meta • Mô hình đối tượng • Mô hình hệ thống • Mô hình quan sát
Các ngôn ngữ mô hình hóaIDEF • UML
Các kỹ sư phần mềmKent Beck • Grady Booch • Fred Brooks • Barry Boehm • Ward Cunningham • Ole-Johan Dahl • Tom DeMarco • Martin Fowler • C. A. R. Hoare • Watts Humphrey • Michael A. Jackson • Ivar Jacobson • Craig Larman • James Martin • Bertrand Meyer • David Parnas • Winston W. Royce • Colette Rolland • James Rumbaugh • Niklaus Wirth • Edward Yourdon • Victor Basili
Các lĩnh vực liên quanKhoa học máy tính • Kỹ nghệ máy tính • Kỹ nghệ doanh nghiệp • Lịch sử • Quản lý • Toán học • Quản lý dự án • Quản lý chất lượng • Công thái học phần mềm • Kỹ nghệ hệ thống

Từ khóa » Học Lập Trình Là Gì