Lấy Cao Răng Có HẠI Không? Có ảnh Hưởng Hay Làm Hỏng Men Răng ...

Chị Thu Trang (32 tuổi, Hà Nội) chia sẻ rằng sau khi lấy cao răng chị cảm thấy răng sạch và trắng sáng hơn nhiều. Tuy nhiên, chị lo lắng không biết lấy cao răng nhiều có hại cho men răng không và thời gian lấy cao răng định kỳ là bao lâu. Câu trả lời cụ thể sẽ được Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) chia sẻ trong bài viết dưới đây.

  • 1. Lấy cao răng là gì? Tại sao cần lấy cao răng định kỳ?
  • 2. Lấy cao răng nhiều có hại cho men răng không?
  • 3. Những tác hại khi lấy cao răng sai kỹ thuật
    • 3.1. Tổn thương mô mềm
    • 3.2. Bào mòn men răng
    • 3.3. Nhiễm trùng
  • 4. Những ảnh hưởng khi không lấy cao răng
    • 4.1. Ảnh hưởng tới thẩm mỹ
    • 4.2. Gây viêm nướu, viêm nha chu
    • 4.3. Gây mùi hôi miệng
    • 4.4. Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
    • 4.4. Tạo cảm giác vướng víu, khó chịu
  • 5. Xử lý những tác hại của lấy cao răng như thế nào?
  • 6. Làm sao để hạn chế các ảnh hưởng xấu khi cạo cao răng?
  • 7. Quy trình lấy cao răng tại Nha Khoa Paris
  • 8. Cần lưu ý gì sau khi cạo vôi răng?
  • 9. Biện pháp phòng ngừa cao răng hình thành
  • 10. Câu hỏi thường gặp
    • 9.1. Cạo vôi răng có đau không?
    • 9.2. Thời gian lấy cao răng định kỳ là bao lâu?
    • 9.3. Ai không nên lấy cao răng?
    • 9.4. Chi phí lấy cao răng là bao nhiêu?
    • 9.5. Tự lấy cao răng tại nhà có hiệu quả không?
    • 9.6. Có nên lấy cao răng cho trẻ?
    • 9.7. Phụ nữ mang thai có nên lấy cao răng?

1. Lấy cao răng là gì? Tại sao cần lấy cao răng định kỳ?

Lấy cao răng (Dental scaling) là việc sử dụng độ rung sóng siêu âm từ đầu dụng cụ cạo vôi để loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ trên bề mặt răng, đường viền nướu giúp răng sạch và trắng sáng. 

Việc lấy cao răng định kỳ là vô cùng cần thiết bởi chúng đem lại các lợi ích:

– Loại bỏ các vi khuẩn gây hôi miệng trong cao răng và mảng bám.

– Giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm nướu và viêm nha chu, giữ cho nướu khỏe mạnh.

– Ngăn ngừa sâu răng nhờ loại bỏ vi khuẩn có trong mảng bám.

– Giúp chân răng không bị tổn thương do bệnh lý viêm nha chu, xuất phát từ tình trạng cao răng bám chặt viền nướu.

Sử dụng dụng cụ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng

Sử dụng dụng cụ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng

2. Lấy cao răng nhiều có hại cho men răng không?

Theo Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm: “Lấy cao răng là việc cần thiết giúp răng sạch, sáng bóng và ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, việc lạm dụng lấy cao răng nhiều lần sẽ làm mòn men răng, tổn thương nướu. Vì vậy khách hàng nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.”

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nha khoa Hoa Kỳ vào năm 2010 theo dõi 50 người tham gia trong 2 năm. Những người này được lấy cao răng mỗi 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. 

Kết quả cho thấy những người được lấy cao răng mỗi 3 tháng có tỷ lệ mòn men răng cao hơn 30% so với những người được lấy cao răng mỗi 6 tháng hoặc 12 tháng. Nghiên cứu cũng cho thấy việc lấy cao răng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu (1).

Các tác hại khi lạm dụng lấy cao răng:

Mòn men răng: Lấy cao răng quá thường xuyên có thể làm mòn lớp men răng, khiến răng nhạy cảm hơn.

Tổn thương nướu: Nếu lấy cao răng không đúng cách, có thể làm tổn thương nướu, dẫn đến chảy máu, sưng tấy và viêm nhiễm.

Khi lạm dụng lấy cao răng có thể gây ra mòn men răng

Khi lạm dụng lấy cao răng có thể gây ra mòn men răng

Ngoài ra, các tác hại do lấy cao răng còn tùy thuộc vào các yếu tố khác như:

Tay nghề của nha sĩ: Nha sĩ có tay nghề cao, thao tác kỹ thuật tốt sẽ đảm bảo quá trình lấy vôi răng an toàn, hiệu quả. Ngược lại, nếu nha sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc thực hiện sai kỹ thuật, có thể gây tổn thương men răng và nướu.

Công nghệ sử dụng: Lấy vôi răng bằng công nghệ cao sẽ giúp quá trình thực hiện an toàn, ít đau đớn, giảm thiểu rủi ro. 

Tình trạng sức khoẻ của khách hàng: Với những khách hàng có vùng nướu nhạy cảm hoặc mắc viêm nướu có thể cảm thấy đau nhức và tổn thương sau khi lấy cao răng.

Cách chăm sóc răng miệng: Sau khi lấy cao răng, cần hạn chế ăn thức ăn cứng, nóng hoặc lạnh quá mức sẽ giúp nướu phục hồi nhanh. 

3. Những tác hại khi lấy cao răng sai kỹ thuật

Mặc dù lấy cao răng là kỹ thuật cơ bản của một nha sĩ, tuy nhiên khi chưa đủ kinh nghiệm cần thiết thì vẫn có tỷ lệ gây ra ảnh hưởng sau khi cạo vôi răng.

Dưới đây là một số biến chứng, tác hại phổ biến nhất nếu lấy vôi răng sai kỹ thuật.

3.1. Tổn thương mô mềm

Do vôi răng tập trung chủ yếu ở khu vực sát đường viền nướu, vì vậy nếu di chuyển máy cạo vôi răng không cẩn thận sẽ dễ khiến nướu bị tổn thương sau khi cạo cao răng.

Khi nướu bị tổn thương sẽ dẫn tới tình trạng chảy máu & đau nhức. Dù chỉ sau đó vài ngày thì vết thương sẽ lành lại, thế nhưng khách hàng sẽ cảm thấy việc cạo vôi răng là nguy hiểm & không có lợi.

Tổn thương nướu do lấy cao răng sai kỹ thuật

Tổn thương nướu do lấy cao răng sai kỹ thuật

3.2. Bào mòn men răng

Lấy cao răng có làm mòn răng không? Do lớp cao răng tương đối thường bám rất sát vào lớp men răng. vì vậy nếu bác sĩ di máy cạo vôi răng quá sát hoặc đặt tần số rung quá cao cũng có thể làm ảnh hưởng tới men răng.

Tuy nhiên men răng bị ảnh hưởng khi cạo vôi răng thường rất hi hữu. Bởi vốn dĩ tần số rung của máy lấy cao răng không đủ sức để tác động tới men răng. Chỉ trong trường hợp bác sĩ làm quá ẩu thì mới xảy ra vấn đề.

Ngoài ra nếu trong 1 khoảng thời gian ngắn, việc đi lấy cao răng nhiều lần cũng có thể gây hại cho men răng.

3.3. Nhiễm trùng

Quy trình lấy cao răng không đảm bảo vệ sinh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Hoặc nguy hiểm hơn là bị lây nhiễm bệnh lý của những khách hàng trước.

Khi thực hiện lấy cao răng mà cần rạch nướu thì khả năng rất cao bạn có thể bị nhiễm trùng máu. Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe hãy lựa chọn nha khoa uy tín, có công nghệ, trang thiết bị hiện đại.

Nhiễm trùng nướu do quá trình lấy cao răng không đảm bảo vô trùng

Nhiễm trùng nướu do quá trình lấy cao răng không đảm bảo vô trùng

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

4. Những ảnh hưởng khi không lấy cao răng

Lấy cao răng lợi hay hại? Để so sánh một cách chính xác thì bạn cần xem xét những ảnh hưởng khi không cạo vôi răng, từ đó sẽ cảm nhận được tầm quan trọng khi lấy vôi răng.

4.1. Ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Cao răng bản chất vẫn là một lớp vật chất cứng, do vậy sẽ dễ dàng bị nhiễm màu thực phẩm hoặc trở nên ố vàng. Vì thế khi cao răng càng dày thì sẽ càng lộ rõ mỗi khi nở nụ cười hoặc giao tiếp.

Do đó dù răng bạn vẫn trắng & không bị ố vàng nhưng ánh vàng từ lớp cao răng sẽ làm hàm răng kém tươi tắn hơn, ảnh hưởng tới thẩm mỹ nhiều hơn.

4.2. Gây viêm nướu, viêm nha chu

Vôi răng luôn là môi trường trú ngụ lý tưởng cho các loại vi khuẩn trong khoang miệng. Khi tích tụ quá nhiều, vi khuẩn sẽ gây kích ứng cho nướu và tạo ra hiện tượng viêm nướu.

Nếu không điều trị sớm thì có thể dẫn tới mức độ nặng hơn là viêm nha chu, thậm chí lâu dài có thể làm mất răng.

Không lấy cao răng có thể gây ra bệnh viêm nha chu

Không lấy cao răng có thể gây ra bệnh viêm nha chu

4.3. Gây mùi hôi miệng

Vi khuẩn trú ngụ trên vôi răng sẽ tồn tại những loài kị khí & sẽ tạo ra mùi hôi. Lượng cao răng càng dày thì vi khuẩn sẽ càng nhiều, từ đó mùi hôi sẽ dần trở nên rõ hơn. Tới một thời điểm nào đó bạn sẽ cảm nhận được mùi hôi trong từng hơi thở.

4.4. Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Tuy khả năng lây nhiễm chéo trong quá trình lấy cao răng có tỷ lệ thấp nhưng vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân đến từ dụng cụ lấy cao răng không được vô trùng hoàn toàn, có chứa vi khuẩn, virus của người bệnh trước đó (2).

Các bệnh có thể lây nhiễm trong quá trình lấy cao răng như viêm gan B, viêm gan C, nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, cúm, sởi.

4.4. Tạo cảm giác vướng víu, khó chịu

Lấy cao răng có tốt cho răng không? Với những người chưa bao giờ cạo vôi răng có thể không cảm nhận được. Tuy nhiên với những người đã từng lấy cao răng, nếu sau khoảng 1 năm không cạo vôi răng thì sẽ cảm thấy sự khó chịu ở chân răng.

Lúc này mỗi khi lướt lưỡi qua các chân răng, bạn sẽ cảm thấy như có gì đó đang mắc kẹt giữa 2 kẽ chân răng. Trong tiềm thức của bạn lúc này sẽ cảm thấy đôi chút khó chịu.

Đôi khi có những người vì thi thoảng thấy vướng víu sẽ lại dùng tay cạy thử, nếu duy trì quá lâu cũng có thể khiến răng bị thưa.

5. Xử lý những tác hại của lấy cao răng như thế nào?

Nếu không may bạn gặp phải những tác hại xấu sau khi lấy cao răng thì không cần quá lo lắng. Hầu hết những ảnh hưởng khi cạo vôi răng thường không tới mức quá nguy hiểm, quá gấp gáp để điều trị.

Tùy vào từng ảnh hưởng cụ thể gặp phải là gì thì sẽ có những hướng xử lý phù hợp. Dưới đây là phương án xử lý cho những tác hại phổ biến nhất.

Chảy máu, đau nhức: Súc miệng nước muối hoặc chườm đá

Mòn men răng: Tới gặp bác sĩ để bổ sung florua nếu cần thiết

Nhiễm trùng: Gặp nha sĩ để loại bỏ ổ viêm nhiễm và mua thuốc kháng sinh

Nhìn chung xử lý ảnh hưởng xấu sau khi cạo cao răng không quá khó. Cẩn thận nhất thì bạn nên gọi trực tiếp cho bác sĩ nha khoa, từ đó sẽ có chuẩn đoán và cách điều trị chính xác.

Cần đến trực tiếp các cơ sở nha khoa nếu gặp vấn đề sau khi lấy cao răng

Cần đến trực tiếp các cơ sở nha khoa nếu gặp vấn đề sau khi lấy cao răng

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

6. Làm sao để hạn chế các ảnh hưởng xấu khi cạo cao răng?

Tác hại của lấy cao răng chủ yếu do bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật. Vì vậy để hạn chế tối đa tác động xấu thì bạn chỉ cần thận trọng hơn khi lựa chọn nha khoa, lựa chọn bác sĩ.

Lấy cao răng tại nha khoa Paris bạn sẽ không cần lo lắng đến vấn đề lấy cao răng có hại không. Bởi nha khoa chúng tôi có:

– Đội ngũ bác sĩ hơn 20 năm kinh nghiệm, thực hiện lấy cao răng cho hàng nghìn khách hàng mỗi năm.

– Trang thiết bị hiện đại, luôn luôn cập nhật máy móc, công nghệ mới nhất 

Đặc biệt công nghệ này còn giúp bù khoáng, ngăn ngừa việc hình thành mảng bám trên răng.

Hỗ trợ bù khoáng, làm mịn mặt răng hỗ trợ ngăn ngừa tái hình thành mảng bám.

Quy trình vô trùng dụng cụ tiêu chuẩn quốc tế. Các loại vật dụng dùng 1 lần được loại bỏ sau khi sử dụng.

Quá trình lấy vôi răng tại Nha Khoa Paris được thực hiện bởi đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm

Quá trình lấy vôi răng tại Nha Khoa Paris được thực hiện bởi đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm

Sử dụng trang thiết bị và công nghệ hiện đại để lấy cao răng

Sử dụng trang thiết bị và công nghệ hiện đại để lấy cao răng

7. Quy trình lấy cao răng tại Nha Khoa Paris

Nha Khoa Paris nổi tiếng là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng tiêu chuẩn Pháp vào quy trình thẩm mỹ nha khoa. Quy trình lấy cao răng tại cơ sở của chúng tôi được xây dựng bài bản, khoa học. Toàn bộ dụng cụ được khử trùng sạch sẽ trước khi sử dụng cho khách hàng.

Bước 1: Khách hàng được thăm khám và kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng. Tại đây, bác sĩ tư vấn phương pháp lấy cao răng phù hợp và báo giá cụ thể.

Bước 2: Sử dụng thiết bị chuyên dụng để hút sạch nước bọt và vụn thức ăn thừa ở chân răng và khoang miệng.

Bước 3: Sử dụng dụng cụ lấy cao răng loại bỏ mảng bám và cao răng bám trên bề mặt răng và chân răng, đặc biệt là vị trí đường viền nướu, nơi tiếp giáp chân răng và nướu.

Bước 4: Bác sĩ sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng và kiểm tra lại tình trạng răng miệng 

Bước 5: Bác sĩ hẹn lịch lấy cao răng định kỳ tiếp theo.

Quy trình lấy cao răng tại Nha Khoa Paris

Quy trình lấy cao răng tại Nha Khoa Paris

8. Cần lưu ý gì sau khi cạo vôi răng?

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết, sau khi lấy cao răng, nướu và men răng còn nhạy cảm cần được chăm sóc cẩn thận để tránh ê buốt và tích tụ mảng bám. Dưới đây là một số lưu ý được bác sĩ Trâm khuyến cáo:

– Không ăn các thực phẩm nóng lạnh quá mức bởi nhiệt độ thay đổi sẽ gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn.

– Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay uống các thức uống có màu như trà, cà phê, nước ngọt, rượu vang đỏ để tránh làm răng đổi màu.

– Chải răng 2 lần/ngày sau khi ăn và sử dụng nước súc miệng chứa chlorhexidine gluconate (CHG) để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Chú ý sử dụng bàn chải lông mềm, chải với lực vừa phải theo chiều xoay tròn để tránh làm mòn men răng.

– Thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp các triệu chứng bất thường như chảy máu, sưng tấy nhiều, sốt cao.

9. Biện pháp phòng ngừa cao răng hình thành

Để hạn chế hình thành cao răng sớm hơn, khách hàng cần lưu ý về cách chăm sóc và chê độ ăn uống dưới đây:

– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride để làm sạch hiệu quả mảng bám và thức ăn thừa trên răng.

– Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để loại bỏ mảng bám đọng ở kẽ răng

– Súc miệng bằng dung dịch có chứa fluoride hoặc chlorhexidine gluconate (CHG) hoặc cetylpyridinium chloride (CPC) để loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa hình thành mảng bám.

– Hạn chế thức ăn ngọt, nhiều tinh bột bởi chúng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển hình thành mảng bám và cao răng.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa khô miệng, tránh tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

Chải răng mỗi ngày là biện pháp ngăn ngừa tích tụ mảng bám hiệu quả

Chải răng mỗi ngày là biện pháp ngăn ngừa tích tụ mảng bám hiệu quả

10. Câu hỏi thường gặp

Bên cạnh câu hỏi lấy cao răng nhiều có hại cho men răng không thì dưới đây là những thắc mắc liên quan được khách hàng gửi tới Nha Khoa Paris. 

9.1. Cạo vôi răng có đau không?

Lấy cao răng không đau nha sĩ sử dụng thuốc tê tại chỗ để giảm đau nhức. Hơn nữa, việc cạo vôi răng chỉ thực hiện bên ngoài bề mặt răng, không tác động đến ngà răng và tuỷ bên trong nên không gây đau nhức cho khách hàng. 

9.2. Thời gian lấy cao răng định kỳ là bao lâu?

Thời gian lấy cao răng định kỳ còn tùy thuộc vào sức khỏe răng miệng hiện tại của khách hàng. Cụ thể như sau: 

Thời gian 6 tháng/lần: Người có men răng chắc khỏe, không mắc bệnh lý, ít cao răng hình thành.

Thời gian 3 – 4 tháng/lần: Men răng hỏng, dễ tích tụ mảng bám, thường xuyên uống trà, cà phê, hút thuốc lá.

Thời gian cạo vôi răng lý tưởng là 6 tháng/lần

Thời gian cạo vôi răng lý tưởng là 6 tháng/lần

9.3. Ai không nên lấy cao răng?

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, một số đối tượng dưới đây không nên lấy cao răng để tránh tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng:

– Người đang mắc viêm lợi, viêm nha chu, mòn men răng, răng nhạy cảm.

– Tắc đường hô hấp trên, khó thở bằng mũi (3).

– Mắc bệnh lý nền như rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, hen suyễn, tiểu đường, rối loạn đông máu.

– Người đang trong giai đoạn hoá trị liệu có hệ miễn dịch yếu.

– Người mới cấy ghép Implant.

– Phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.

9.4. Chi phí lấy cao răng là bao nhiêu?

Chi phí lấy cao răng tại Nha Khoa Paris dao động 150.000 – 400.000 VNĐ/lần. Dưới đây là bảng giá cụ thể cho quý khách tham khảo:

DỊCH VỤ ĐƠN VỊ CHI PHÍ (VNĐ)
Cạo vôi răng, đánh bóng – Mức 1 Lần 150.000
Cạo vôi răng, đánh bóng – Mức 2 Lần 300.000
Cạo vôi răng, đánh bóng – Mức 3 Lần 400.000

Lưu ý: Bảng giá chưa bao gồm ưu đãi

9.5. Tự lấy cao răng tại nhà có hiệu quả không?

Việc tự lấy cao răng tại nhà không loại bỏ hoàn toàn mảng bám và cao răng. Thậm chí, nếu thực hiện sai kỹ thuật còn gây tổn thương nướu và men răng. Vì vậy, hãy đến trực tiếp các đơn vị nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn và thực hiện lấy cao răng.

9.6. Có nên lấy cao răng cho trẻ?

Nên lấy cao răng cho trẻ trong trường hợp trẻ hợp tác với nha sĩ trong quá trình thực hiện. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, trẻ em nên được lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Tuy nhiên, tần suất lấy cao răng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ. Bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cụ thể trước mỗi buổi thực hiện để cha mẹ nắm rõ.

Có thể lấy cao răng cho trẻ trong trường hợp trẻ hợp tác với nha sĩ

Có thể lấy cao răng cho trẻ trong trường hợp trẻ hợp tác với nha sĩ

9.7. Phụ nữ mang thai có nên lấy cao răng?

Phụ nữ mang thai vẫn có thể lấy cao răng do đây chỉ là một thủ thuật đơn giản sử dụng dụng cụ nha khoa để tách mảng bám ra khỏi bề mặt răng và đường viền nướu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý chỉ nên thực hiện lấy cao răng vào 3 tháng giữa thai kỳ (tam cá nguyệt thứ hai) để đảm bảo an toàn nhất cho thai nhi (4).

Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được lấy cao răng nhiều có hại cho men răng không và những thông tin liên quan. Đã có hàng ngàn khách hàng sử dụng công nghệ này tại Nha Khoa Paris và rất hài lòng. Bạn còn đợi gì mà không đăng ký sử dụng dịch vụ theo form bên dưới.

Từ khóa » đi Lấy Cao Răng Có Tốt Không