Lấy Cao Răng – Những điều Cần Biết - FAMILY HOSPITAL
Có thể bạn quan tâm
Lấy cao răng một thủ thuật điều trị phổ biến trong nha khoa, nhằm loại bỏ các loại mảng bám và vi khuẩn bám trên bề mặt răng. Lấy cao răng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như: Viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính,…Việc lấy cao răng theo chỉ định của bác sỹ sẽ mang đến các lợi ích cụ thể như: Giúp môi trường khoang miệng trở nên lành mạnh hơn, khắc phục hoặc giảm tình trạng hôi miệng, bảo vệ răng miệng tốt hơn.
I. Đối tượng nên thực hiện lấy cao răng? – Bệnh nhân đến kỳ lấy cao răng mà cao răng đã xuất hiện. – Bệnh nhân có nhiều cao răng và vết dính trên hay dưới nướu. – Bệnh nhân bị viêm nướu, viêm nha chu do cao răng. – Phụ nữ trong thời gian mang thai có cao răng, lấy cao răng giúp hạn chế những bệnh răng miệng liên quan đến thai kỳ, ví dụ: u nướu do thai nghén. – Chỉ định trước khi nhổ răng, trám răng, tẩy trắng răng,… khi có cao răng. – Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bệnh nhân trước phẫu thuật, xạ trị.
II. Khi nào không nên lấy cao răng? – Đang có tình trạng viêm nướu, viêm nha chu cấp, viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính. – Bệnh nhân không há miệng được, há miệng quá nhỏ hoặc đau nhiều khi há miệng lớn. – Bệnh nhân không hợp tác hoặc có thói quen thở miệng, không thở mũi được. – Có bệnh lý tắc ngẽn đường hô hấp trên không thể thở mũi. – Mắc tình trạng viêm tủy cấp không thể chịu đựng được nước lạnh hoặc độ rung của đầu lấy cao. – Bị đái tháo đường biến chứng nha chu nặng. – Bị sốt xuất huyết, bệnh lây truyền qua đường nước bọt, ví dụ: Quai bị. – Bệnh lý rối loạn đông máu. – Các bệnh lý thần kinh cơ mà không thể tự chủ hoặc không kiểm soát được như: bệnh động kinh, bệnh co giật cơ,…
III. Các phương pháp lấy cao răng? Hiện nay, lấy cao răng thường được thực hiện bởi 1 trong 2 phương pháp: – Lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay (càng ngày càng ít sử dụng) – Lấy cao răng bằng máy siêu âm (phổ biến, thông dụng)
IV. Tác hại nếu không điều trị lấy cao răng? Điều trị cao răng vừa mang lại lợi ích về thẩm mỹ vừa có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Nếu không điều trị bạn sẽ gặp phải tình trạng: – Mất thẩm mỹ do mảng bám – Hôi miệng. – Viêm nướu: Nướu sưng đỏ, chảy máu. – Nướu tụt, ê buốt răng. – Sâu răng, viêm tủy. – Viêm nha chu: Nướu viêm đỏ, chảy máu, răng lung lay.
V. Những biến chứng có thể gặp phải sau khi lấy cao răng? – Chảy máu nhiều, kéo dài. – Răng ê buốt nhạy cảm khi ăn đồ nóng, lạnh. – Răng lung lay nhiều hơn. – Tổn thương nướu.
VI. Những điều cần biết về lấy cao răng? a) Trước khi thực hiện Hiện nay kỹ thuật lấy cao răng bằng công nghệ siêu âm đang được áp dụng rất phổ biến và hiệu quả. Khi thực hiện có thể hạn chế tối đa tình trạng xâm lấn mô nướu, tránh gây đau nhức, ê buốt răng, giúp bạn cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.
Lấy cao răng chỉ là một thủ thuật đơn giản mà không hề gây đau nhức hay ê buốt nên bác sĩ không cần gây tê. Trường hợp bệnh nhân quá nhạy cảm và sợ đau bác sĩ có thể bổ sung thêm thuốc tê bôi hoặc chích.
Quá trình lấy cao răng chỉ nhằm mục đích loại bỏ các loại mảng bám bên ngoài vào răng mà không làm mòn hay ảnh hưởng tới men răng bên trong, nên răng của bạn được bảo vệ hoàn toàn.
b) Trong khi thực hiện thủ thuật – Nên thả lỏng người và thở bằng mũi. – Có thể có cảm giác hơi ê buốt khi có nhiều vôi răng dưới nướu, men răng mỏng hay răng nhạy cảm do tổn thương có sẵn: Mòn cổ, tụt nướu… – Trong quá trình thực hiện thủ thuật nếu thấy quá ê buốt hoặc đau, cần báo cho bác sĩ biết để điều chỉ tần số rung, góc độ của mũi lấy cao hoặc bổ sung thuốc tê nếu cần. – Có thể có chảy máu do nướu viêm hay nhiều cao dướu nướu.
c) Sau khi thực hiện thủ thuật – Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh trong vài ngày đầu. – Súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước súc miệng chuyên dụng. – Không súc miệng hay ngâm nước muối tự pha trong 2 ngày đầu sau khi lấy cao răng. – Tình trạng ê buốt và chảy máu nướu sẽ hết nhanh sau 2 đến 3 ngày. – Tái khám kiểm tra nếu có hiện tại chảy máu nhiều tại vị trí lấy cao. – Chải răng đúng cách, khi chải nên dùng bàn chải mềm, lực vừa phải, đặt bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tránh chải răng theo chiều ngang vì có thể mòn men răng. – Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn còn sót ở vùng kẽ răng. – Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau củ trái cây giàu vitamin và khoáng chất. – Không hút thuốc (thuốc lá và sản phẩm thuốc lá làm tăng khả năng hình thành cao răng) – Khám và lấy cao răng định kỳ 4-6 tháng/lần.
Từ khóa » đi Lấy Cao Răng Có Tốt Không
-
Lấy Cao Răng Có ảnh Hưởng Gì đến Răng Không? - Vinmec
-
Cạo Vôi Răng Có đau Không, Có Làm Tổn Hại Men Răng Không?
-
Tất Tần Tật Mọi điều Cần Biết Trước Khi đi Lấy Cao Răng
-
Có Nên Lấy Cao Răng Không? Giá Lấy Cao Răng Bao Nhiêu? | Medlatec
-
Lấy Cao Răng Có Tốt Không? Có Nên Thực Hiện Lấy Cao Răng?
-
Tại Sao Phải Lấy Cao Răng? - Benh Vien 108
-
Lấy Cao Răng Có HẠI Không? Có ảnh Hưởng Hay Làm Hỏng Men Răng ...
-
Tìm Hiểu: Lấy Cao Răng Nhiều Có Tốt Không?
-
Giải đáp Nha Khoa: Có Nên Lấy Cao Răng Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Lấy Cao Răng Có Tốt Không? Có Khó Chịu Không? Nha Khoa Thùy Anh
-
Lấy Cao Răng Có đau Không? Có ảnh Hưởng đến Men Răng Không?
-
Cao Răng Là Gì? Bao Lâu Thì Nên đi Lấy Cao Răng Một Lần
-
Khi Nào Nên Lấy Cao Răng? - Tuổi Trẻ Online