Lấy Gì Làm Căn Cứ Phạt Công Chức Nịnh Bợ Sếp? - VnExpress

Đề xuất luật hoá quy định 'công chức không được nịnh bợ sếp' đang gây nhiều tranh cãi trên VnExpress. Nhiều độc giả cho rằng đề xuất này khó có thể áp dụng vào thực tế: 

Đề xuất rất hay nhưng làm sao kiểm soát được đây? Thế nào là nịnh bợ? Nịnh bợ khác với tôn trọng, kính nể sếp như thế nào? Đâu là ranh giới? Sếp có cấm cấp dưới nịnh bợ không, có "xử đẹp" cấp dưới không hay là càng nịnh càng vui? Tôi cho rằng hoàn toàn không khả thi, thậm chí chồng chéo với việc hối lộ cấp trên.

Vỹ Châu Trần

Lấy gì làm chuẩn mực thế nào là nịnh bợ, rồi bằng chứng? Thay vào đó, hãy xử lý những ông sếp đã nâng đỡ cho những kẻ nịnh bợ kia nếu có.

Zzz Zzz

Đề xuất này chắc khó khả thi. Trước giờ, tôi chưa từng nghe ai thừa nhận rằng: "Dạ, em đang nịnh sếp đấy ạ". Còn nếu áp dụng đề xuất này thì phải quy định cụ thể những câu từ nào "nịnh", khó khăn lại chồng chất khó khăn.

Lucas Lee

Ai là người dám sát, phát hiện người nịnh? Khái niệm cụ thể, thế nào được xác định là nịnh? Ví dụ một nhân viên vào phòng "nịnh" với cấp trên, chắc chỉ có người nịnh và người nghe biết thôi.

Tre Vit

Giám sát, đo lường, kết luận, xử lý tội nịnh bợ sếp như thế nào đây? Khung hình phạt thế nào? Có lẽ cần huy động các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và công nghệ 5G, chế tạo camera xác định và giám sát những công chức có biểu hiện nịnh bợ.

Nguyen Thanh Ha

Lạ đời. Cần phải đào tạo, giáo dục công chức, viên chức đủ năng lực, đủ tự tin tự trọng. Lãnh đạo đủ tâm, đủ tầm thì làm gì có nịnh bợ mà phải luật hóa. Nếu ngược lại thì luật hóa cũng vô ích. 

Nguyettk32

Vậy thì phải phê bình sếp: "Tôi xin nghiêm khắc phê bình thủ trưởng vì tội... không chịu giữ gìn sức khoẻ. Thủ trưởng phải biết rằng sức khoẻ của thủ trưởng là tài sản của toàn cơ quan ta. Thủ trưởng quá tham công tiếc việc là lãng phí tài sản của đơn vị. Vì vậy, tôi mạnh dạn phê bình thủ trưởng!"

Duy Tun

Vấn đề lại là tư cách, đạo đức của người làm sếp. Sếp nghiêm minh, chính trực thì nhân viên có xu nịnh cũng phải tự thay đổi. Còn ngược lại, nhân viên muốn yên ổn cứ phải xu nịnh mà thôi.

Ngochung le

Cái gì đã thành luật thì phải được áp dụng. Vấn đề ở đây là: Sau khi có luật, có ai áp dụng không hoặc người ta lại lách luật thì sao? Vì thế, cần bàn tiếp việc tố cáo hành vi trên cho cấp có thẩm quyền biết. Nếu luật đưa ra mà chẳng có ai áp dụng hoặc tìm cách lách nó thì đưa ra làm gì?

Nam Nguyen Hoai

>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến  tại đây.

Lê Phạm tổng hợp

Äá»i giá» làm viá»c chá» phù hợp vá»i thành phá» lá»n

Đổi giờ làm việc chỉ phù hợp với thành phố lớn Lấy gì làm bằng chứng xử phạt công chức nịnh bợ sếp sau khi luật hóa? - 1

NghỠtrưa quá 60 phút, nhân viên dỠtụ tập, nhậu nhẹt

Nghỉ trưa quá 60 phút, nhân viên dễ tụ tập, nhậu nhẹt Lấy gì làm bằng chứng xử phạt công chức nịnh bợ sếp sau khi luật hóa? - 3

  • Người không có năng lực mới nhậu nhiều để lấy lòng sếp

Từ khóa » Hình ảnh Kẻ Nịnh Bợ