LCL Là Gì? Phân Biệt Hàng LCL Và Hàng FCL - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Thầy Hoàng Anh Đức - Giám đốc Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu 4GS Việt Nam - Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Trung tâm Lê Ánh.

Khi bạn làm nghề xuất nhập khẩu-logistics, một số thuật ngữ như FCL là gì, LCL là gì, hàng consol là gì,... bạn sẽ thường xuyên gặp phải, đặc biệt là nghề giao nhận, logistics.

Khác với hàng nguyên container FCL, hàng LCL được hiểu hàng lẻ, thường các doanh nghiệp có lô hàng nhỏ, không vừa một cont sẽ liên hệ với đơn vị gom hàng (thường là Fowarder) để gom đủ một container vận chuyển.

>>>>> Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng FCL

Một số lưu ý về hàng LCL là gì? Phân biệt hàng LCL và hàng FCL, cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tham khảo bài viết dưới đây:

1.LCL là gì?

LCL được viết tắt từ Less than Container Load được hiểu là hàng hóa không xếp đủ một container, mô tả việc trong quá trình đóng hàng vận chuyển quốc tế, chủ hàng không đủ lượng hàng để đóng đủ vào nguyên container, mà cần ghép hàng với các chủ hàng khác.

Khi thực hiện gom nhiều lô hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau gọi là consolidation, hàng hóa được gom gọi là hàng consol, người đứng ra thực hiện gom hàng gọi là consolidator.

Dễ dàng nhận thấy hàng LCL và hàng FCL khác nhau từ khối lượng, kích thước hàng (từ một chủ hàng), điều kiện vận chuyển, chi phí,...

2.Trách nhiệm của các bên đối với hàng LCL

Trách nhiệm người gửi hàng LCL:

– Đóng hàng rồi mang hàng đến kho CFS (Container Freight Station) của consolidator đồng thời làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng;

– Cung cấp thông tin chi tiết trên B/L cho người gom hàng để làm vận đơn;

– Kiểm tra, xác nhận bill nháp và nhận vận đơn.

Trách nhiệm người gom hàng LCL:

– Người gom hàng chịu trách nhiệm trực tiếp làm việc với khách hàng suốt quá trình vận chuyển hàng hóa;

– Cung cấp vận đơn cho khách hàng và kê khai manifest lên hệ thống;

– Thông báo cho khách hàng khi hàng đến và liên hệ với đại lý bên nhận để giao nhận hàng hóa.

Trách nhiệm của bên vận chuyển hàng LCL:

- Vận chuyển hàng và mang hàng an toàn đến điểm đích.

– Bốc container lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo;

– Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích;

– Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container (CY).

Trách nhiệm người nhận hàng LCL:

– Khi nhận được thông báo hàng đã đến kho của consolidator, sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh.

- Làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.

– Vận chuyển hàng về kho và rút hàng, sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột.

– Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí handling charges (nếu người gom hàng thanh toán thì chi trả cho người gom hàng).

 

LCL là gì? Phân biệt hàng LCL và hàng FCL

3.Phân biệt hàng LCL và hàng FCL

Hàng FCL và LCL cũng có nhiều điểm khác nhau như sau:

 

FCL

LCL

Tên viết tắt

Full Container Load:  Hàng nguyên cont

Less than Container Load: Một phần của cont hay hàng đóng ghép

Chi phí

Chi phí tối ưu

Về tổng chi phí, đặt một container FCL sẽ đắt hơn do khối lượng tuyệt đối.Tuy nhiên, nếu xem xét chi phí theo thứ nguyên, thì đặt vé FCL thường rẻ hơn so với LCL. 

Cùng một lượng hàng hóa, chi phí phân nhỏ lô hàng, mỗi lô hàng sẽ có chi phí khác nhau, khi gom lại, chi phí hàng lẻ sẽ lớn hơn.

Đối với hàng hóa nhỏ, rõ ràng LCL là lựa chọn hợp lý duy nhất.

Kích thước hàng

Ngoài việc 1 chủ hàng có nhiều thùng hàng đủ chứa 1 cont, thì thường loại hàng hóa phù hợp với FCL là cồng kềnh và nặng

Hàng LCL thường nhỏ và dễ di chuyển hơn

Tỷ giá

Tỷ giá FCL được biết là dễ biến động

Tỷ giá LCL ổn định hơn

Điều kiện vận chuyển

Để vận chuyển hàng FCL, người gửi hàng sẽ phải đặt trước ít nhất một nguyên container. 

Đối với một lô hàng LCL, không cần thiết phải đặt một container; chỉ một phần của nó cần phải được đặt trước.

Chủ hàng

Thuộc 1 chủ hàng

Thuộc nhiều chủ hàng khác nhau

Thời gian giao hàng

Nhanh hơn vì chỉ giao một chủ hàng. Toàn bộ container đã được đặt trước, không cần phải phân loại và đóng gói container tại các cảng giao hàng riêng biệt. Khả năng xảy ra chậm trễ tại cảng và do cơ quan hải quan quản lý cũng thấp hơn. 

Chậm hơn vì phải giao nhiều chủ hàng. Ngoài ra, cần thêm thời gian để phân loại hàng hóa, tổng hợp chứng từ và xử lý. Thời gian cần thiết trong việc xếp và dỡ hàng cũng có thể cao hơn trong trường hợp gửi hàng LCL.

Hy vọng thông tin về LCL là gì? Phân biệt hàng LCL và hàng FCL sẽ hữu ích với bạn. Tất nhiên bạn cần hiểu rõ nghiệp vụ, quy trình, bộ chứng từ để làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu, logistics để thực hiện tốt hơn nghiệp vụ xuất nhập khẩu này.

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu dành cho người mới bắt đầu tại trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh.

Chúc bạn thành công!

 

Từ khóa » Fcl Và Lcl Là Gì