Lễ Cúng Bản Của Người Hà Nhì | Báo Dân Tộc Và Phát Triển

Các thầy cúng chuẩn bị mâm lễ vật để cúng trong lễ cúng bản
Các thầy cúng chuẩn bị mâm lễ vật để cúng trong lễ cúng bản

Cộng đồng dân tộc Hà Nhì ở tỉnh Điện Biên sinh sống tập trung ở 4 xã cực Tây Tổ quốc, gồm Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn. Theo phong tục, ngày cúng thường được chọn vào các ngày con rồng, con ngựa hoặc con hổ. Vì theo quan niệm của người Hà Nhì, đây là những ngày thiêng, ngày tốt, thần linh bằng lòng xuống dự lễ hội và phù hộ cho dân bản.

Đến lễ cúng bản, người Hà Nhì dừng các công việc trên nương rẫy, không gây mất đoàn kết, không ăn thịt thú rừng, không bắt hoặc mang vào bản các con vật sống trong hang, lòng đất để tránh rủi ro cho Nhân dân trong bản…

Sau lễ cúng, cả bản tập trung tại nhà chủ cúng dự bữa tiệc liên hoan. Trong những ngày cúng bản, mọi người trong bản ngừng các công việc đi nương, đào đất, lấy củi; đến từng nhà chúc năm mới. Trẻ em, người lớn hòa mình trong các lời ca, điệu múa, các trò chơi dân gian của dân tộc như đánh đu, bập bênh, đu quay, ném còn, đánh cù, hát, múa cũng diễn ra trên khắp các bản làng...

Phụ nữ mặc trang phục rực rỡ trong lễ cúng bản
Phụ nữ mặc trang phục rực rỡ trong lễ cúng bản

Lễ cúng bản không chỉ phản ánh đời sống văn hóa tinh thần mà còn là nơi bảo tồn, khuyến khích sự phát triển những giá trị văn hóa cộng đồng, qua đó góp phần giáo dục nhân cách, truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ và khơi dậy niềm tự hào về văn hóa truyền thống của người Hà Nhì.

Với những giá trị văn hóa đặc sắc đó, tháng 1/2019, Lễ cúng bản của người Hà Nhì (tỉnh Điện Biên) đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tết mùa mưa của dân tộc Hà Nhì

Từ khóa » Dân Tộc Hà Nhì