LỄ HỘI ĐỀN NGHÈ - CHỈ DẪN CHO DU LỊCH LỄ HỘI HẢI PHÒNG

Bỏ qua nội dung

-Thời gian tổ chức : 8/ 2 (ngày sinh), 18/ 8 (ngày đại thắng quân giặc), 25/ 12 (ngày hoá) Âm lịch – Địa điểm tổ chức: Phố Lê Chân – quận Lê Chân, Hải Phòng – Truyền thuyết về nhân vật được thờ tự: Đền Nghè thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 – 43) – người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng ngày nay. Tương truyền, khi nữ tướng Lê Chân gieo mình xuống sông tự vẫn thì hoá đá trôi trên mặt sông. Từ đoạn sông vùng Đông Triều (Quảng Ninh) – quê cũ của Bà – đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết Bà đã hiển thánh, liền khiêng đá thiêng về thờ, đến khu vực đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió làm đá rơi. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ Bà và hàng năm tổ chức lễ hội tưởng nhớ ngày sinh (8/2 âm lịch) và ngày hóa (25/12 âm lịch) của Bà. – Quy trình lễ hội: Lễ hội diễn ra trong 3 ngày 16, 17 và 18- 3 với nhiều hoạt động phong phú cả về phần lễ và phần hội. Phần tế nữ quan diễn ra tại Đền Nghè và đình An Biên sáng 16- 3 theo đúng nghi thức truyền thống. Lễ rước có 2 đoàn tiến hành từ 6 giờ sáng ngày 17- 3, một đoàn theo hành trình từ Đền Nghè ra đường Nguyễn Đức Cảnh, rẽ qua quán hoa, đường Quang Trung đến Tượng đài Nữ tướng Lê Chân; một đoàn khởi hành từ đình An Biên ra đường Hai Bà Trưng, Cát Cụt, Nguyễn Đức Cảnh về quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân. Các đoàn rước đều có đội múa lân, cờ đỏ sao vàng, cờ hội, trống, chiêng, đoàn bát biểu, kiệu Long Đình; đoàn nhạc bát âm, đoàn tế nữ quan, đoàn dâng lễ, đoàn phụ nữ, đoàn cựu chiến binh và đoàn lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, cơ sở tín ngưỡng và nhân dân các phường… Phần lễ chính ngày 17- 3 có màn đánh trống khai hội, biểu diễn trống hội, múa lân sư; lễ dâng hương, lễ tế tạ… Phần hội hấp dẫn bao gồm nhiều hoạt động như thi thể dục dưỡng sinh của Hội người cao tuổi; thi cắm tỉa hoa của Hội phụ nữ quận cùng các tiết mục hát ca trù, chèo cổ, nhạc cụ dân tộc, kịch… – Nét đặc sắc của lễ hội: Ngoài phần chính của lễ hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, có cờ tướng và đấu vật.

Partager :

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

DU LỊCH LỄ HỘI HẢI PHÒNG

Tìm kiếm cho:

LỄ HỘI THEO ĐỊA ĐIỂM

  • Giới thiệu về sữa non alphalipd 450g
  • HỘI TRẠNG TRÌNH- NGUYỄN BỈNH KHIÊM
  • HỘI ĐÁNH PHÁO ĐẤT VĨNH BẢO
  • HỘI CHÙA VẼ
  • LỄ HỘI HÁT ĐÚM TRÊN SÔNG
  • LỄ HỘI CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN
  • HỘI KÉO NGỰA CHẠY VÒNG TRÒN Ở CÁT HẢI
  • LỄ HỘI HOA PHƯỢNG ĐỎ
  • LỄ HỘI ĐÌNH THƯỢNG ĐIỆN
  • LỄ HỘI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN
  • LỄ HỘI ĐẢO DÁU
  • LỄ HỘI ĐỀN GẮM
  • HỘI ĐỀN PHÚ XÁ
  • LỄ HỘI ĐÌNH THƯỢNG ĐIỆN
  • LỄ HỘI MIẾU BẾN VÀ ĐÌNH TRANH CHỬ
  • LỄ HỘI ĐÌNH NHÂN MỤC VÀ MIẾU CỰU ĐIỆN
  • HỘI HẠ ĐÔI ( GHÉP ĐÔI)

Đôi nét về Hải Phòng

Hải Phòng là một thành phố công nghiệp. Đã từ lâu người ta mặc định Hải Phòng mạnh về công nghiệp, là một thành phố Cảng nhưng không ai nghĩ đến Hải Phòng còn có một nền văn hóa lễ hội đặc sắc không thua kém với các lễ hội lớn nào của dải đất hình chữ S này.

Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • CHỈ DẪN CHO DU LỊCH LỄ HỘI HẢI PHÒNG
    • Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • CHỈ DẪN CHO DU LỊCH LỄ HỘI HẢI PHÒNG
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
%d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Thuyết Minh đền Nghè Hải Phòng