Thuyết Minh Về Đền Nghè ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất - SCR.VN

Thuyết Minh Về Đền Nghè ❤️️ 33+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Các Bài Văn Ấn Tượng Dành Cho Các Bạn Đọc Được SCR.VN Chọn Lọc Dưới Đây.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Thuyết Minh Về Đền Nghè
  • Thuyết Minh Đền Nghè Chi Tiết Nhất – Bài 1
  • Bài Thuyết Minh Về Đền Nghè Điểm 10 – Bài 2
  • Thuyết Minh Về Di Tích Đền Nghè Hay Nhất – Bài 3
  • Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Đền Nghè – Bài 4
  • Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Đặc Sắc – Bài 5
  • Thuyết Minh Về Đền Nghè Đạt Điểm Cao – Bài 6
  • Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Ấn Tượng – Bài 7
  • Thuyết Minh Về Đền Nghè Ngắn Gọn – Bài 8
  • Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đền Nghè Hay – Bài 9
  • Thuyết Minh Về Đền Nghè Ở Hải Phòng – Bài 10
  • Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Đơn Giản – Bài 11
  • Thuyết Minh Về Đền Nghè Sinh Động – Bài 12
  • Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Ngắn – Bài 13
  • Thuyết Minh Về Đền Nghè Văn Hay Chọn Lọc – Bài 14
  • Thuyết Minh Về Đền Nghè Lớp 9 – Bài 15

Dàn Ý Thuyết Minh Về Đền Nghè

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Đền Nghè để các bạn đọc triển khai bài văn đầy đủ ý.

Mở bài: Giới thiệu khái quát về Đền Nghè

Thân bài:

  • Lịch sử hình thành:
  • Nguồn gốc
  • Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
  • Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
  • Cảnh vật xung quanh ra sao?
  • Đặc điểm
  • Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích

Kết bài: Cảm nhận về Đền Nghè

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay

Thuyết Minh Đền Nghè Chi Tiết Nhất – Bài 1

Thuyết Minh Đền Nghè Chi Tiết Nhất là tài liệu tham khảo hữu ích để các em ôn tập thật hiệu quả cho kì thi của mình.

Đền Nghè tức An Biên cổ miếu toạ lạc ở phố Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân, nội thành Hải Phòng. Đây là một quần thể kiến trúc dân tộc mang phong cách thời Nguyễn gồm hậu cung, nhà thiêu hương, tả vu, hữu vu, nhà bái đường, nhà bia, tam quan…

Quy mô đền tuy không lớn nhưng bố cục cân đối hài hoà. Những mảng điêu khắc gỗ long, ly, qui, phượng; hoa trái đào, lựu, sen, chanh vẽ chạm công phu tinh tế. Những đầu đao, nóc mái đắp nổi những rồng bay, phượng múa, cảnh núi Yên Tử, cảnh Hai Bà chỉ huy quân … càng tôn thêm vẻ uy nghi của ngôi đền. Trong đền đủ các câu đối, hoành phi sơn son thiếp vàng hay khảm xà cừ ca ngợi phẩm hạnh tài năng nữ tướng. Đồ thờ tự long đình, bát bửu, kiệu bát cống… không thiếu thứ gì.

Đặc biệt trong đền có sập đá, khánh đá làm bằng đá quý núi Kính Chủ, có võng đàPo đòn cong nghi vệ của bậc nữ tướng. Tương truyền đền dựng từ sau ngày Nữ tướng hi sinh, nhưng chỉ là một nghè nhỏ bằng tranh tre trên khu gò ở cánh đồng của làng An Biên. Quần thể kiến trúc hiện nay được xây dựng vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX.

Bằng tấm lòng “hằng tâm, hằng sản” của nhiều thế hệ người Hải Phòng, di tích đền Nghè ngày một khang trang. Năm 1919, toà hậu cung 3 gian được xây dựng theo lối “chồng diêm tầng 4 mái”. Năm 1926, xây toà thiêu hương, dựng toà tiền tế… Mặt ngoài chồng diêm của toà hậu cung, nơi có điều kiện phô diễn vẻ đẹp, người ta đắp nổi phù điêu trang trí, mô phỏng các điển tích như: An Tử Sơn, Ngô vương đề cờ, Trưng Vương dấy quân.

Đằng trước toà hậu cung là toà thiêu hương vuông vức, hai tầng với tám mái đao cong vút, đắp “rồng chầu, phượng đón” vươn lên trong không trung tựa như những cánh tay thôn nữ trong động tác múa đèn. Toà tiền bái 5 gian được làm bằng gỗ lim nguyên cây khá bề thế. Bờ nóc của toà này đắp bằng vôi vữa, chính giữa dựng cuốn thư, đắp nổi 4 chữ Hán “An Biên cổ miếu”, hai bên có phượng chầu. Kèm 2 bên thiêu hương là hai dải vũ nhỏ, mỗi toà ba gian.

Như vậy, các công trình kiến trúc của đền Nghè tạo thành một tổng thể không gian kiến trúc khép kín, tuân thủ theo phong cách cổ truyền dân tộc. Thông qua các đồ án trang trí thể hiện kiến trúc để phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người đương thời và là “thông điệp văn hoá” gửi lại cho đời sau. Ngoài đền thờ chính, di tích đền Nghè còn có điện Tứ phủ. Điện nhìn ra phố Lê Chân thông qua cổng chính.

Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ. Thăm đền Nghè, khi bước qua cổng chính nhìn sang bên hữu, du khách sẽ bắt gặp một kiến trúc đẹp. Đó là nhà bia được xây và trang trí theo kiểu dáng của long đình.

Chính giữa dựng tấm bia đá cao 1,5m; rộng 0,85m; dày 0,20m. Nội dung minh văn khắc ghi về tiểu sử, sự nghiệp của bà Lê Chân bằng chữ Hán, nói rõ Nữ tướng quê ở làng Vẻn, tên chữ An Biên, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh. Cha là Lê Đạo, một thầy thuốc nổi tiếng tài năng đức độ. Mẹ là Trần Thị Châu, một phụ nữ đảm đang phúc hậu. Từ tuổi hoa niên, Lê Chân đã nức tiếng đẹp người đẹp nết, có chí khí hơn người. Viên quan cai trị nhà Hán đòi lấy làm tì thiếp.

Ông bà Lê Đạo kiên quyết khước từ, cho con lánh về vùng ven biển huyện An Dương. Tên quan dâm ác đã giết hại cha nàng. Thù nhà nợ nước, Lê Chân quyết chí phục thù, ngầm chiêu mộ lực lượng, lập nên trang trại ở vùng đất mới, vừa chuẩn bị lương thực, vừa rèn luyện lực lượng chờ thời. Khi Trưng Trắc dựng cờ nghĩa ở Mê Linh, Lê Chân cùng nghĩa quân trại An Biên kịp thời hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa thành công, Trưng Trắc lên làm vua, xưng là Trưng Vương, đóng quân ở Mê Linh.

Lê Chân được giao chức Chưởng quản binh quyền nội bộ kiêm trấn thủ Hải Tần. Nữ tướng ra sức tổ chức lực lượng bố trí đồn trại, lại mở lò vật để rèn luyện quân sĩ. Tương truyền ở làng Mai Động, ngoại thành Hà Nội hãy còn dấu vết sới vật do Lê Chân đặt. Năm 43, vua Hán sai tướng tài Mã Viện đem quân thuỷ bộ theo đường đông bắc sang đánh, Lê Chân đã chỉ huy quân chặn giặc, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Nhưng do chênh lệch lực lượng, bà phải lui binh về bảo vệ Mê Linh.

Sau khi phòng tuyến Cấm Khê vỡ, Hai Bà Trưng phải tự tận, Lê Chân phải rút quân vào vùng núi Lạt Sơn thuộc Hà Nam bây giờ, lập căn cứ chống giặc. Mã Viện sai quân vây chặt căn cứ, chẹn đường tiếp tế lương thực. Thế cùng lực tận, Nữ tướng phải tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Được tin Nữ tướng hi sinh, dân trang An Biên lập đền thờ, tức đền Nghè – An Biên cổ miếu ngày nay.

Đến đời vua Trần Anh Tông, bà được phong làm Thành hoàng xã An Biên, huyện An Dương và được ban thần hiệu Nam Hải Uy Linh Thánh Chân công chúa; các triều đại đều ban sắc tặng. Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến đền Nghè cùng dân An Biên tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trại An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay.

Hệ thống thờ tự ở đền Nghè được xếp vào hàng “Kinh điển” trong nghi thức tín ngưỡng cổ truyền của người Việt. Nghi thức thắp hương dâng cúng ở đền Nghè cũng giống như ở nhiều đền miếu khác, được tiến hành theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ phải sang trài, lên đền rồi xuống phủ.

Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún. Có lẽ đó là những đồ ăn mà sinh thời bà Lê Chân ưa thích? Dâng lễ đền Nghè trong dịp đầu năm mới, mọi người không quên mua những gói muối hình củ ấu, bọc bằng giấy hồng điều để lấy may. Di tích lịch sử đền Nghè là một di sản văn hoá “Viên khung” của thành phố, của đất nước, nơi bảo tồn nhiều nếp sinh hoạt cổ phong lành mạnh, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể của người Hải Phòng.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Đền Nghè Điểm 10 – Bài 2

Bài Thuyết Minh Về Đền Nghè Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây với câu văn hay và hấp dẫn.

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hải Phòng, một miền đất đẹp, đặc sắc về văn hóa, giàu truyền thống lịch sử. Có thể ví Đồ Sơn hay Cát Bà là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, dải công viên ở trung tâm thành phố và hồ Tam Bạc là lá phổi xanh là thì đền Nghè chính là trái tim tâm linh tín ngưỡng quan trọng nhất của thành phố. Đến với Hải Phòng, bạn đừng quên ghé thăm đền Nghè để hiểu hơn về con người nơi đây.

Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân. Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều Quảng Ninh, vì nợ nước thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay. Cùng với hai bà trưng, nữ tướng đã lập nhiều chiến công như giúp Hai Bà Trưng đánh tan quân Thanh, được phong là thánh Chân công chúa, là người cai quản mảnh đất Hải Tần Phòng Thủ – Hải Phòng ngày nay.

Đền Nghè ban đầu là một ngôi đền nhỏ làm từ tre, gỗ, qua nhiều lần, nhiều đời tôn tạo, đền Nghè có quy mô như ngày nay. Kiến trúc của đền Nghè mang đặc trưng kiến trúc của nhà Nguyễn. Cho đến ngày nay đền Nghè năm lặng lẽ trên một con phố rất yên bình là phố Lê Chân gần với trường tiểu học minh khai, trường cấp ba ngô quyền và nhìn ra quảng trường trung tâm thành phố.

Cổng đền Nghè được xây dựng theo kiến trúc truyền thống – lối Tam Quan gồm một cổng chính và hai cổng phụ. Cổng chính của đền thưởng được mở vào những dịp lễ quan trọng còn cổng phụ được mở suốt ngày đêm để du khách đến thăm viếng. Cổng đền Nghè khá quy mô gợi nhớ đến hình ảnh cổng của những cung điện đền đài thời trung cổ trước đây.

Phía trên của cổng được đắp nổi tượng rồng với hình ảnh song long chầu nhật nguyệt. Bước sau cánh cổng đền, du khách sẽ bước vào không khí trang nghiêm, tĩnh mịch của đền Nghè, đền Chính nằm bên tay phải. Phía cửa đền có một cái lư hương đồng lớn, chính là nơi du khách thắp hương và khấn vọng từ phía ngoài vào.

Tiếp theo là ban Trình – nơi thờ của hội đồng các quan và cũng là nơi đặt lễ, sớ chính của mọi người. Trong điện còn giữ lại được rất nhiều những cổ vật có giá trị là các hoành phi, câu đối, cuốn thư làm bằng gỗ được sơn son thiếp vàng và trạm trổ rất tinh vi, có niên đại lên đến hàng trăm tuổi. Giá trị nhất là bức cuốn thư với dòng đại tự “An Biên Cổ Miếu”. Hai bên điện có đồ tế khí bởi bà lê chân là một nữ tướng người ta bày những bộ tế khí như giáo, thương, đao … và các sập đá, kiệu gỗ…

Trong đền còn lưu giữ được hai nhạc khí quan trọng và cổ xưa, đó là một chiếc trống lớn và chiếc khánh làm bằng đá được trạm trổ những chữ Hán trên đó. Đây là những vật dụng rất gần gũi với nữ tướng khi còn sống. Hai bên đền chính là giải vũ được xây dựng theo lối nhà cổ, mái ngói, cột gỗ, đây cũng là nơi khách thập phương chuẩn bị đồ lễ để vào viếng thăm đền. Phía trong cùng là hậu cung nơi đặt di tượng nữ tướng.

Đây là một bức tượng cổ, tinh xảo và có nhiều giá trị. Hậu cung chỉ được mở vào những dịp lễ trọng là lễ giỗ bà Lê Chân, ngày thường được khép kín vừa tạo sự tách biệt, vừa tạo không khí trang nghiêm. Đền Nghè có một kiến trúc độc đáo khác hẳn với các đền chùa khác là không xây kín mà để thoáng ở hai bên, theo quan niệm về phong thủy, âm dương và trời đất của người xưa.

Điện Tứ Phủ nằm đối diện với cổng vào, công trình này mới được tôn tạo, đem lại vẻ khang trang bề thế xong vẫn giữ lại được nét cổ kính truyền thống. Trong điện là nới thờ ban Trần triều, thờ Đức thánh Trần – Trần Quốc Tuấn; ban thờ mẫu là mẫu thượng thiên, mẫu thượng ngàn , mẫu thoải và thờ các ông hoàng là ông hoàng 7 và ông hoàng 10. Nơi đây không khí trang nghiêm, khói hương trầm mặc, gợi sự thoát tục.

Nhà Bia xây dựng theo kiểu long đình là nơi lưu giữ một tấm bia cổ làm bằng đá, cao 1,5m, rộng 0,85m, dày 0, 2 m. Bia được ghi bằng chữ Hán tóm tắt lại tiểu sử và chiến công bà lê chân. Hai bên nhà bia còn giữ lại bốn pho tượng cổ là tượng voi đá và ngựa đá, theo quan niệm của người xưa đây là người bạn đồng hành vào sinh ra tử cùng nữ tướng.

Đền Nghè có khoảng sân rộng với cây xanh, cây cảnh, tạo không khí nên thơ, yên bình. Lễ hội nữ tướng lê chân thắng chận được tổ chức hàng năm vào tháng ba âm lịch. Trong lễ hội có lễ rước từ đền Nghè đến tượng đài nữ tướng và múa lân. Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún.

Đến viếng đền nghè, chúng ta tạm bỏ cái ồn ào, xô bồ tấp nập, cái bon chen của cuộc sống thường ngày để đắm mình vào không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh. Lúc đấy chúng ta trở về với chính mình và cõi tâm linh để tìm thấy cõi yên bình trong cuộc sống của mỗi người. V ào dịp Tết âm lịch sau khi viếng đền Nghè, người dân có thói quen mua gạo và muối được gói trong những mảnh giấy đỏ (hồng điều) với mong ước một năm no đủ, tình cảm đậm đà. Đây trở thành một nét văn hóa tốt đẹp.

Đến thăm đền nghe nhắc nhở chúng ta về đạo lý uống nước nhớ nguồn. Biết gìn giữ bản sắc văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là trong thời kì hội nhập như bây giờ, chúng ta hãy biết giữ lấy truyền thống văn hóa đó để hội nhập, để biết tự hào về dân tộc mình

Xem Thêm Bài 🌿 Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Di Tích Đền Nghè Hay Nhất – Bài 3

Thuyết Minh Về Di Tích Đền Nghè Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc quan tâm sau đây.

Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố, thuộc phường Mê Linh (nay là phường An Biên, quận Lê Chân). Đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 – 43), đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng sau này.

Ngôi đền là tổng thể di tích lịch sử gồm voi – ngựa đá, sập đá, bia đá và các toà kiến trúc xinh xắn với qui mô vừa phải nhưng từ lâu đã trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của địa phương.

Tương truyền rằng Bà sống khôn chết thiêng. Khi Bà gieo mình xuống sông thì hoá đá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của Bà đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết Bà đã hiển thánh, liền rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực Đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ Bà.

Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp gianh. Năm 1919 đền được xây dựng khang trang gồm 2 nhà chính – Tiền tế và Hậu cung (năm 1919 xây dựng Hậu cung gồm 3 gian, năm 1926 đền lại xây thêm toà Tiền Tế 5 gian). Nóc nhà Tiền tế nổi bật hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Giữa Tiền tế và Hậu cung là nhà Thiên Hương 2 tầng, mái tâm đầu đao.

Trong toà hậu cung đặt tượng bà Lê Chân, hai bên thờ song thân Bà. Tháng 11 năm 1999 khởi công xây dựng và ngày 31.12.2000 khánh thành tượng đài nữ tướng Lê chân bằng đồng, cao 7,5m; nặng 19 tấn đặt tại vườn hoa trung tâm thành phố, cách đền thờ Bà khoảng hơn 100 mét về phía tây bắc.

Đến thăm quần thể Đền Nghè, ngoài việc chiêm ngưỡng Tượng đài, quí khách thường chú ý đến 2 vật tích độc đáo trong Đền – đó là Khánh đá và Sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm được tách ra thành hình chiếc khánh (có chiều cao 1m, rộng 1,6m). Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh.

Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước, cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Tiếng khánh đá trong ngân vang êm dịu, lan tỏa, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo mà thiêng liêng.

Đền Nghè hiện nay được tu bổ, tôn tạo thành một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ 20 bao gồm: tam quan, tòa bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Phía sau làm thêm tòa tứ phủ. Tòa bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ.

Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn “ An Biên cổ miếu”. Sau khi tu bổ, tôn tạo những nét đẹp của đền được gìn giữ với diện mạo khang trang đáp ứng nhu cầu thăm viếng của nhân dân và du khách thập phương.

SCR.VN Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc ❤️️ 14 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Đền Nghè – Bài 4

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Đền Nghè đặc sắc nhất giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay về địa danh nổi tiếng này.

Đền Nghè (quận Lê Chân) – điểm đến hấp dẫn với du khách khi đến tham quan thành phố Cảng.

Một trong những điểm đến được đoàn công tác của Tổng cục Du lịch vừa tiến hành khảo sát để xây dựng hành trình “tua”, giới thiệu trong Năm du lịch quốc gia 2013 tại Hải Phòng, đó là đền Nghè. Một địa danh du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu của thành phố Hoa Phượng đỏ được đông đảo du khách ưa thích. Họ đến di tích lịch sử văn hóa thờ Nữ tướng Lê Chân này để tìm hiểu về vùng đất, con người Hải Phòng gắn với vị tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ thứ nhất (năm 40 – 43).

Người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc- sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của thành phố Hải Phòng sau này. Đền bề thế với quy mô vừa phải nhưng từ lâu trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của thành phố. Nơi đây được coi là tổng thể di tích lịch sử gồm voi, ngựa đá, sập đá, bia đá và các kiến trúc đẹp.

Một điều thuận lợi với mỗi du khách muốn đến viếng thăm đền Nghè là đền nằm ở trung tâm thành phố, trên đường Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân. Đền nằm trong quần thể điểm đến ở khu vực trung tâm thành phố từ Nhà hát thành phố, Quán hoa, dải vườn hoa trung tâm đến hồ Tam Bạc đến Bảo tàng thành phố, đình Hàng Kênh, chùa Dư Hàng, khu phố cổ, chợ Sắt…

Cách đền Nghè hơn 100 mét về phía tây bắc là Tượng đài Nữ tướng Lê Chân. Tượng đài Nữ tướng Lê Chân đặt tại vườn hoa trung tâm thành phố với chất liệu bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn, khánh thành ngày 31-12-2000.

Đền Nghè ban đầu chỉ là một ngôi đền nhỏ lợp tranh, đến năm 1919, được xây dựng khang trang. Đền Nghè hiện nay là một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ 20 với tam quan, tòa bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Du khách được chiêm ngưỡng tòa bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ.

Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè cũng thu hút sự chú ý của du khách. Đó là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đá với các đề tài long, ly, quy, phượng; tùng, cúc, trúc, mai… Tất cả thể hiện kỹ thuật chạm khắc, chạm nổi, chạm chìm đạt đến trình độ tinh xảo của các nghệ nhân xây dựng đền.

Đến thăm đền, du khách được tìm hiểu về 2 vật tích độc đáo, đó là khánh đá và sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm được tách ra thành hình chiếc khánh (có chiều cao 1m, rộng 1,6m). Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước.

Cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Được dịp nghe tiếng khánh đá trong ngân vang êm dịu, lan tỏa, du khách tĩnh tâm cảm nhận để hướng tới cõi tâm linh huyền ảo mà thiêng liêng. Sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu đem lại những điều thú vị về tài nghệ chạm khắc của nghệ nhân xưa. Ngoài ra, nơi đây lưu giữ tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử của nữ tướng Lê Chân.

Điều đáng mừng là sau khi tu bổ, tôn tạo những nét đẹp của đền được gìn giữ với diện mạo khang trang đáp ứng nhu cầu thăm viếng của nhân dân thành phố, du khách trong và ngoài nước.

Giới Thiệu Bài 🌹 Thuyết Minh Về Tràng An ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Đặc Sắc – Bài 5

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Đặc Sắc với cách diễn đạt câu văn hấp dẫn, hình ảnh miêu tả chân thực và sáng tạo.

Đền Nghè ở Hải Phòng là nơi thờ nữ tướng Lê Chân. Quê hương của bà là ở làng An Biên (nay thuộc Đông Triều, Quảng Ninh). Bà đã đến vùng đất ở ngã ba sông Tam Bạc hòa vào dòng sông Cấm để lập ra một ngôi làng và phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, đánh bắt hải sản. Nữ tướng đã đặt tên vùng đất này là An Biên (nay là quận Lê Chân) để nhớ về cội nguồn của mình.

Lê Chân là nữ tướng tài ba, xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược của Hai Bà Trưng. Bà đã chiến đấu anh dung, lập ra nhiều chiến công vang dội và được chính Trưng Vương phong thành “Chương quản binh quyền nội bộ”, trấn giữ miền Hải Tần (hiện nay là Hải Phòng).

Lịch sử hình thành của đền Nghè Hải Phòng bắt nguồn từ sự tưởng nhớ công ơn khai khẩn và chiến công của nữ tướng Lê Chân. Dân làng Lê Chân đã lập ra một ngôi miếu nhỏ lợp tranh để thờ bà nằm ở vùng đất giáp với sông Cấm và sông Tam Bạc. Sau này, ngôi miếu được xây dựng lại, ốp gạch và lợp ngói.

Đến cuối thế kỷ XIX, vùng đất làng An Biên thuộc về thực dân Pháp (theo hiệp ước năm Giáp Tuất 1874) nên dân làng An Biên đã di dời đền Nghè lên phía Nam đến vị trí hiện nay. Theo các bài thuyết minh về đền Nghè Hải Phòng, đến năm 1919, ngôi đền được xây dựng với quy mô rộng lớn và bề thế hơn.

Năm 1975, Nhà nước đã xếp hạng đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đến năm 2008, Hải Phòng đã cho tu bổ lại để ngôi đền khang trang hơn. Đền Nghè gồm có tam quan, thiêu hương, tòa bái đường, giải vũ, hậu cung, nhà bia, nơi đặt tượng ngựa đá, voi đá. Sau này, người dân xây dựng thêm tòa tứ phủ.

Trong tòa bái đường có 5 gian nhà được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim và kê trên 16 viên đá tảng được đục đẽo vô cùng tỉ mỉ, công phu. Chính giữa của nóc nhà bái đường là những hàng chữ “An Biên cổ miếu” bằng tiếng Hán được đắp nổi rất lớn.

Hậu cung đền Nghè gồm có 3 gian nhà được xây dựng cao hơn khu nhà bái đường. Thiết kế ở hậu cung là kiểu 2 tầng mái để tạo ra sự uy nghi, bề thế cho khu nhà. Các đề tài đa dạng từ long, ly, quy, phượng đến tùng, cúc, trúc, mai được chạm nổi, chạm chìm và chạm bong hình đan xen nhau đến mức tinh xảo. Những nóc mái, đầu đao của đền còn được đắp nổi hình rồng bay, phượng múa, cảnh Hai Bà Trưng chỉ huy quân, cảnh núi non Yên Tử…

Đền Nghè đến nay vẫn lưu giữ được nhiều bức điêu khắc trên đá có giá trị như tấm bia đá lớn ghi tiểu sử nữ tướng Lê Chân được tạc từ thời nhà Nguyễn. Tại tòa bái đường có khánh đá chạm nổi mềm mại về vũ hội long vân. Tại tòa thiêu hương có sập đá chạm nổi công phu về hình chim. thú, hoa lá từ khối đá liền.

Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn ❤️️ 11 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Nghè Đạt Điểm Cao – Bài 6

Thuyết Minh Về Đền Nghè Đạt Điểm Cao giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kĩ năng viết hay.

Đền Nghè thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 – 43) – người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng ngày nay. Tương truyền, khi nữ tướng Lê Chân gieo mình xuống sông tự vẫn thì hoá đá trôi trên mặt sông.

Từ đoạn sông vùng Đông Triều (Quảng Ninh) – quê cũ của Bà – đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết Bà đã hiển thánh, liền khiêng đá thiêng về thờ, đến khu vực đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió làm đá rơi. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ Bà và hàng năm tổ chức lễ hội tưởng nhớ ngày sinh (8/2 âm lịch) và ngày hóa (25/12 âm lịch) của Bà.

Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp tranh. Từ năm 1919 đến 1926, đền được xây dựng khang trang hơn, bổ sung thêm một số hạng mục kiến trúc. Trải qua quá trình tu bổ, tôn tạo, hiện nay, đền Nghè là một quần thể di tích mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn thế kỷ 20, bao gồm: tam quan, tòa hậu cung, bái đường, thiêu hương, giải vũ, nhà bia – nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá, sập đá, bia đá; phía sau làm thêm tòa tứ phủ.

Hậu cung của đền gồm 3 gian được thiết kế theo kiểu 2 tầng mái, bên trong thờ tượng nữ tướng Lê Chân ngồi trên ngai, đặt trong một khám lớn sơn son, thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp; hai bên thờ song thân Bà. Tòa bái đường 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ; chính giữa đắp nổi hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Giữa hậu cung và bái đường là nhà thiêu hương 2 tầng với mái tâm đầu đao.

Đến thăm đền Nghè, ngoài việc tham quan quần thể kiến trúc độc đáo của đền, du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm điêu khắc đá có giá trị, điển hình là khánh đá và sập đá. Khánh được làm từ một tấm đá nguyên khối dày 5cm, cao 1m, rộng 1,6m. Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và mây bay xung quanh; mặt sau khắc hình mây bay và sóng nước.

Khi gõ, tiếng khánh đá ngân vang, trong trẻo, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo, linh thiêng. Sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu thể hiện kỹ thuật chạm khắc vô cùng tinh xảo của các nghệ nhân xưa. Ngoài ra, ở đền còn lưu giữ tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử của nữ tướng Lê Chân.

Cách đền Nghè khoảng hơn 100m về phía tây bắc là tượng đài nữ tướng Lê Chân được đúc bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn, đặt tại vườn hoa trung tâm thành phố. Tượng được khởi công xây dựng vào tháng 11/1999 và khánh thành vào ngày 31/12/2000.

Năm 1975, đền Nghè đã được Nhà nước xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Ấn Tượng – Bài 7

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Ấn Tượng giúp các em có thể khám phá thêm cho mình nhiều kiến thức hay.

Đền Nghè nằm trên đường Suối Rồng thuộc phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. Đền được xây dựng ở lưng chừng núi, nơi đất trời, biển cả, núi non giao hòa. Đây là ngôi đền “hàng tổng” của Đồ Sơn, được người dân vùng biển này coi trọng vì nơi đây thờ “Lục vị tiên công”, 6 vị thần có công lập nên đất Đồ Sơn.

Đặc biệt, với người dân Đồ Sơn, đền Nghè còn gắn liền với lễ hội chọi trâu truyền thống khi ngôi đền này thờ Điểm Tước Thần Vương, một vị thần liên quan đến tục chọi trâu ở Đồ Sơn. Tại đền Nghè, trước và sau lễ hội chọi trâu, đền là nơi nhân dân và các giáp, các phường tập trung về để tế lễ. Là nơi diễn ra lễ dâng hương, lễ rước nước- linh hồn phần lễ của lễ hội chọi trâu hàng năm của Đồ Sơn.

Ngược theo dòng lịch sử mới thấy được hết sự độc đáo và tâm linh của ngôi đền này. Trước năm 1945, tổng Đồ Sơn có 2 xã, 5 làng; làng nào cũng có đình, đền riêng, song hầu như tất cả có duy nhất một vị thành hoàng. Vị thành hoàng chung của người dân Đồ Sơn xưa được các làng, xã thờ là thần Điểm Tước. Nguồn gốc của vị thần này bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa, kể rằng vùng đất Đồ Sơn đang yên vui bỗng có một con thuỷ quái đến phá hoại các xóm vạn chài.

Được sự giúp đỡ của thần linh, xóm vạn chài trở nên yên vui, cư dân Đồ Sơn tiến hành lễ cầu duệ hiệu (tên gọi của thần) . Sau 7 ngày, 5 đêm thì thấy hiện lên nốt chân chim trên mâm bột, từ đó Điểm Tước trở thành tên gọi của thành hoàng tổng Đồ Sơn (Điểm Tước có nghĩa là vết chân chim).

Từ nguồn gốc của vị thành hoàng làng này, tục chọi trâu được hình thành ở Đồ Sơn và là tập tục rất lâu đời của người Việt cổ được lưu giữ cho đến ngày nay. Với những nghi thức độc đáo mang màu sắc của văn hoá vùng ven biển, tục chọi trâu Đồ Sơn trở thành một lễ hội đặc biệt mang tầm vóc quốc gia. Lễ hội chọi trâu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Di tích đền Nghè – Đồ Sơn hội tụ đủ cả hai yếu tố vật thể và phi vật thể để trở thành một di sản văn hoá rất có giá trị, được xây dựng và tồn tại trong một không gian văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.

Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Sông Hương ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Nghè Ngắn Gọn – Bài 8

Thuyết Minh Về Đền Nghè Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách dùng từ ngữ đa dạng và sinh động.

Khách du lịch đến Hải Phòng thường đến tham quan Đền Nghè, một di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng thờ nữ tướng Lê Chân.

Hải Phòng ngày nay thuộc vùng đất An Biên xa xưa. Những năm đầu của thế kỉ I sau Công Nguyên, Lê Chân đã đến vùng đất sình lầy trên cửa sông Cấm, chiêu dân, khai hoang, lập ấp… trấn giữ vùng An Biên. Bà đã mở thao trường dạy võ. Hàng nghìn nữ nhi hào kiệt khắp mọi miền đất nước đã kéo về đây tụ hội, mưu đồ nghiệp lớn.

Khi Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, Lê Chân đã kéo binh mã về Long Biên tụ nghĩa, đánh đuổi tên Thái thú Tô Định, giải phóng 65 thành trì. Khi tướng giặc là Mã Viện kéo quân sang, nữ tướng Lê Chân đã kịch chiến với binh mã Thiên triều ở vùng hữu ngạn sông Hồng. Bà đã oanh liệt hi sinh trong một trận đánh dữ dội, ác liệt bên bờ sông Đáy.

Tục truyền rằng, Lê Chân sau khi oanh liệt hi sinh đã hóa đá, trôi trên sông Kinh Thầy, trôi đến Bên Đá (Bến Bính ngày nay) thì thi hài nữ tướng cứ bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Đêm đêm tiếng ngựa hí, tiếng quân reo vang vọng vùng biển trời An Biên.

Dân làng An Biên nằm mộng biết nữ tướng Lê Chân đã hiển thánh. Họ đã kéo nhau ra bến sông, vớt và khiêng đá thiêng về. Nhưng chỉ đi được độ non dặm đường thì trời nổi dông gió, sấm chớp kinh thiên động địa, hòn đá thiêng rơi xuống, cắm sâu vào lòng đất. Đền Nghè đã được xây dựng tại nơi đó.

Hai nghìn năm đã trôi qua. Đền Nghè đã được tu tạo nhiều lần, trở thành chốn linh thiêng, tráng lệ như ngày nay.

Đền Nghè là một công trình kiến trúc đồ sộ, cổ kính, đậm đà tính dân tộc, cấu trúc hình chữ Nhị (Hán Tự). Nhà Tiền tế và nhà Hậu cung như hai nét vẽ lớn vằng vặc giữa trăng sao. Nóc nhà Tiền tế nổi bật hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Giữa Tiền tế và Hậu cung là nhà Thiên hương 2 tầng, bốn đầu đao có linh vật bay lên trời xanh. Tòa Bái đường gồm năm gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng chạm trổ hoa văn. Hậu cung gồm 3 phần, cao hơn nhà Bái đường với thiết kế kiểu 2 tầng mái xếp, uốn cong vút lên.

Trong đền, ngoài tượng nữ tướng Lê Chân sơn son thếp vàng còn có nhiều di vật lịch sử như sập đá, khánh đá, bia đá,… đồ sộ, nhiều bia tượng cổ. Bức tượng nữ tướng vừa mang vẻ đẹp người con gái của dân tộc, vừa mang phong độ uy nghi, cốt cách anh hùng của một liệt nữ phi thường từng làm cho lũ tướng tá của Thiên triều hồn xiêu phách lạc.

Đến tham quan Đền Nghè, du khách xúc động được sống lại cuộc đời oanh liệt của nữ tướng đất An Biên, tự hào nhớ lại trang sử hào hùng của dân tộc ta thời đại Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc Hán xâm lược.

Hằng năm, ngày 25 tháng Chạp ta là ngày giỗ nữ tướng Lê Chân. Các bà, các mẹ, các chị quanh vùng vẫn kết hàng tnăm mâm hoa rực rỡ, thơm ngát, kính cẩn dâng lên hương hồn Nữ tướng. Ngày 8 đến ngày 10 tháng 2 ta là ngày Hội Đền Nghè. Năm nào cũng có hàng nghìn, hàng vạn người kéo về dự lễ hội.

Gợi Ý Bài ⏩ Thuyết Minh Về Đền Hùng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đền Nghè Hay – Bài 9

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đền Nghè Hay được nhiều bạn đọc chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.

Đền Nghè là một quần thể di tích mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn thế kỷ XX. Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè là nghệ thuật trạm khắc trên gỗ, đá với các đề tài: long, ly, quy, phượng; tùng, cúc, trúc, mai thể hiện kỹ thuật chạm bong hình, chạm nổi, chạm chìm đạt đến trình độ tinh xảo.

Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2 của Nữ tướng Lê Chân, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến cùng dân An Biên tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trại An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay.

Tương truyền đền dựng từ sau ngày Nữ tướng Lê Chân hi sinh, nhưng chỉ là một nghè nhỏ bằng tranh tre trên khu gò ở cánh đồng của làng An Biên. Quần thể kiến trúc hiện nay được xây dựng vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX.

Trong đền đủ các câu đối, hoành phi sơn son thiếp vàng hay khảm xà cừ ca ngợi phẩm hạnh tài năng Nữ tướng. Đồ thờ tự long đình, bát bửu, kiệu bát cống, trống đồng, võng đào đòn cong nghi vệ của bậc Nữ tướng…

Bằng tấm lòng “hằng tâm, hằng sản” của nhiều thế hệ người Hải Phòng, di tích đền Nghè ngày một khang trang. Năm 1919, toà hậu cung 3 gian được xây dựng theo lối “chồng diêm tầng 4 mái”. Hậu cung của đền gồm 3 gian được thiết kế theo kiểu 2 tầng mái, bên trong thờ tượng Nữ tướng Lê Chân ngồi trên ngai, đặt trong một khám lớn sơn son, thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp; hai bên thờ song thân Bà.

Mặt ngoài chồng diêm của toà hậu cung, nơi có điều kiện phô diễn vẻ đẹp được đắp nổi phù điêu trang trí, mô phỏng các điển tích như: An Tử Sơn, Ngô vương đề cờ, Trưng Vươn dấy quân.

Đằng trước toà hậu cung là toà thiêu hương vuông vức được xây dựng năm 1926. Tòa thiêu hương xây theo kiến trúc hai tầng với tám mái đao cong vút, đắp “rồng chầu, phượng đón” vươn lên trong không trung tựa như những cánh tay thôn nữ trong động tác múa đèn. Sập đá được đặt tại tòa thiêu hương. Sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu thể hiện kỹ thuật chạm khắc vô cùng tinh xảo của các nghệ nhân xưa. Kèm 2 bên thiêu hương là hai dải vũ nhỏ, mỗi toà ba gian.

Tòa tiền bái 5 gian được nâng đỡ bởi 24 cột gỗ lim, kê trên 24 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Bờ nóc của toà thiêu hương đắp bằng vôi vữa, chính giữa dựng cuốn thư, đắp nổi 4 chữ Hán “An Biên cổ miếu”, hai bên có phượng chầu.

Bên trong tòa tiền bái treo Khánh đá chạm nổi đề tài “Long vân khánh hội”, đường nét tinh xảo, mềm mại, uyển chuyển. Khánh được làm từ một tấm đá nguyên khối dày 5cm, cao 1m, rộng 1,6m. Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và mây bay xung quanh; mặt sau khắc hình mây bay và sóng nước. Khi gõ, tiếng khánh đá ngân vang, trong trẻo, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo, linh thiêng.

Ngoài đền thờ chính, di tích còn có điện Tứ phủ. Điện nhìn ra phố Lê Chân thông qua cổng chính. Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ. Thăm đền Nghè, khi bước qua cổng chính nhìn sang bên trái, du khách sẽ bắt gặp một kiến trúc đẹp. Đó là nhà bia được xây và trang trí theo kiểu dáng của long đình.

Chính giữa nhà bia dựng tấm bia đá cao 1,5m; rộng 0,85m; dày 0,2m. Nội dung minh văn khắc ghi về tiểu sử, sự nghiệp của bà Lê Chân bằng chữ Hán, nói rõ Nữ tướng quê ở làng Vẻn, tên chữ An Biên, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Lăng Bác ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Nghè Ở Hải Phòng – Bài 10

Thuyết Minh Về Đền Nghè Ở Hải Phòng sẽ gợi ý cho các em nhiều ý tưởng hay để hoàn thiện bài văn của mình.

Nằm ở trung tâm thành phố, thuộc phường Mê Linh ( nay là phường An Biên, quận Lê Chân ), đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang .

Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống quân Đông Hán xâm lược, Bà được giao trọng trách trấn giữ miền Hải Tần, để tưởng nhớ công lao của nữ tướng – người lập làng An Biên xưa và đặt nền móng cho thành phố Hải Phòng ngày nay – nhân dân xây ngôi miếu An Biên thờ Bà.

Qua hơn 1 năm tu bổ tôn tạo, giờ đây người dân thành phố và du khách thập phương đến tham quan một diện mạo mới của ngôi đền và tưởng niệm thờ vị nữ tướng có công khai phá và tạo dựng vùng đất Hải Phòng.

Đền Nghè hiện nay là một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ 20 bao gồm: tam quan, tòa bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Sau làm thêm tòa tứ phủ. Tòa bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ.

Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn ” An Biên cổ miếu”. Sau khi tu bổ, tôn tạo những nét đẹp của đền được gìn giữ với diện mạo khang trang đáp ứng nhu cầu thăm viếng của nhân dân và du7 lhách thập phương.

Với tổng mức đầu tư được điều chỉnh là 17,63 tỷ đồng, Công ty cổ phần tu bổ di tích và thiết bị văn hóa trung ương đã tổ chức thi công và hoàn thành dự án kịp tiến độ, bảo đảm yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật trong trang trí nội thất của công trình, gìn giữ giá trị văn hóa , tâm linh cho di tích.

Đền Nghè hấp dẫn không chỉ bằng những giá trị được thể hiện trong kiến trúc, tâm linh mà còn là từ những câu chuyện về lịch sử của vị nữ tướng Lê Chân, về hội hoa thủy tiên độc đáo tương truyền được tổ chức từ những năm 20….Cùng với tượng đài nữ tướng Lê Chân, chùa Hàng, Nhà Hát thành phố, quán hoa….đền Nghè sau khi tu bổ sẽ là nơi gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc một cách có hiệu quả khi trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Thông tin thêm về Đèn Nghè : Ngôi đền xinh xắn với qui mô vừa phải nhưng từ lâu đã trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của địa phương. Đó là đền Nghè – ngôi đền thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai phá, tạo dựng vùng đất Hải Phòng.

Tương truyền rằng bà sống khôn chết thiêng. Khi bà gieo mình xuống sông thì hoá đá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của bà đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết bà đã hiển thánh, liền rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực Đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ bà.

Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp gianh. Năm 1919, đền Nghè mới được xây dựng khang trang như hiện nay. Đền có 2 nhà chính – Tiền tế và Hậu cung. Nóc nhà Tiền tế nổi bật hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Giữa Tiền tế và Hậu cung là nhà Thiên Hương 2 tầng, mái tâm đầu đao. Trong toà hậu cung đặt tượng bà Lê Chân, hai bên thờ song thân bà.

Đến thăm Đền Nghè, quí khách thường chú ý đến 2 vật tích độc đáo – đó là Khánh đá và Sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm được tách ra thành hình chiếc khánh (có chiều cao 1m, rộng 1,6m). Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước, cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Tiếng khánh đá trong ngân vang êm dịu, lan tỏa, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo mà thiêng liêng.

Gợi Ý Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Bến Nhà Rồng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Đơn Giản – Bài 11

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Đơn Giản sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích và giàu hình ảnh.

Đền Nghè là một quần thể di tích mang đậm phong cách kiến trúc của thời Nguyễn tại thế kỷ XX. Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè là nghệ thuật trạm khắc trên gỗ, đá với các đề tài: long, ly, quy, phượng hay tùng, trúc, cúc, mai với kỹ thuật chạm khắc nổi đạt đến độ tinh xảo. Di tích văn hóa đền Nghè hiện nay tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố Hải Phòng, nằm ngay giáp với hai mặt phố Mê Linh và Lê Chân của thành phố.

Ban đầu, Đền Nghè là một cái miếu nhỏ nằm trên bãi soi, chỗ ngã ba sông Tam Bạc và sông Cấm. Đây cũng là nơi đầu tiên Lê Thánh Công Chúa từ quê nhà đặt chân đến vùng đất ven biển.

Vào những năm kháng chiến chống Pháp, vùng đất An Biên xưa thuộc đất nhượng của thực dân Pháp. Khi ấy, nhân dân làng An Biên đã di chuyển Đền Nghè lên Phía Nam. Đến vùng đất hiện nay thì dây khiêng “thạch quang” bị đứt, khiêng đi không được nên người dân đã dựng đền thờ ngay tại đây.

Đền Nghè bản nguyên có thể đã được nhân dân dựng từ rất xa xưa. Trong An Biên thần tích bi ký ghi: Khi Nữ tướng Lê Chân mất, bà đã báo mộng cho nhân dân làng An Biên ra bờ sông rước vật thiêng về lập miếu thờ, tất cả mọi việc cầu đào đều ứng nghiệm.

Ban đầu, đều có thể chỉ là một ngôi miếu thờ nhân thần là nữ nhân vật lịch sử triều Trung có công đánh giặc Hán đô hộ có tên gọi An Biên cổ miếu (miếu cổ làng An Biên). Đến thời Trần (thế kỉ XII-XIII) Thánh Chân công chúa báo mộng âm phù giúp vua Trần Nhân Tông đánh thắng giặc Chiêm thành.

Điều này nên ông được phong mỹ tự là Nam Hải uy linh và miếu An Biên được cấp tiền tu sửa (Văn bia ghi là 100 quan).Trải qua một thời gian dài chiến tranh, di tích đền An Biên đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 2007-2009, Đền Nghè đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư cấp kinh phí tu bổ, tôn tạo như hiện nay.

Điện Tứ Phủ ở Đền Nghè Hải Phòng nằm trong quần thể di tích Đền Nghè. Nơi đây, nhân dân Hải phòng thờ vị Nam Hải uy linh và Thánh Chân công chúa. Bà vừa là một nhân vật trong lịch sử Việt Nam và đồng thời được nhân dân gọi là một vị nữ thần. Nhân dân phụng thờ Thánh Lê Chân và tôn thờ bà là Thánh mẫu thờ Mẫu và đề cao công lao của bà với nhân dân và đất nước.

Tại điện Tứ Phủ ở Đền Nghè Hải Phòng, Ngũ vị tôn ông được thờ ở gian trung cung. Y phục của các vị là áo quan văn, võ, mũ cánh chuồn. Tòa thiêu hương (nhà tám mái) cấu trúc theo kiểu phương đình (nhà vuông). Tòa thiêu hương gồm tạo thành hai tầng mái có kiểu chồng diềm, phần góc đao trang trí đề tài long phụng hồi chầu.

Phần chồng diềm (giữa hai mái) ghép các bức tranh theo các đề tài Đạo giáo. Tại đây có trưng bày các bức Tam thanh, Ngọc hoàng thượng đế, các bức tranh này xoay quanh nguồn gốc và xuất xứ ly kỳ của Mẫu Lê Chân có ảnh hưởng của Đạo giáo. Thiêu hương đặt một sập đá lớn, trên sập đá đặt đồ tế khí và chúng được đặt theo nguyên tắc đăng đối qua trục thần đạo, phần trên là một bức đại tự lớn: Thượng đẳng tôn thần, dẫn theo bản sắc phong của vua Khải Định phong năm 1924.

Trung tâm của thiêu hương đặt sập thờ. Đây là sập thờ khổ lớn bằng đá, kiểu chân qúy dạ cá. Mặt sập phẳng, mở ra bốn góc, dưới mặt sập là các đường chỉ trang trí cánh sen, hoa cúc dây nối. Bốn góc sập là bốn mặt hổ phù trang trí bao trùm lên chân sập. Phần chân sập đỡ trên bốn con lân đá trong tư thế thủ phục, mắt mở tròn cảnh giác…các linh vật và các đường nét hoa văn trang trí trên sập đều được khắc nổi lấy vân may và hoa cúc dây làm nền trang trí, tạo cho sập đá có dáng vẻ mềm mại, các linh vật có hồn, sống động.

Sập đá do bà Nguyễn Thị Năm, hiệu là Kỳ Nam cùng tạo vào năm Mậu Dần, niên hiệu Bảo Đại thứ 10 (năm 1938). Sập đá ghi nhớ sự tích Thánh mẫu Lê chân khi hóa làm thành Hoàng làng An Biên đã hiển linh bàn đá trôi ngược trên dòng sông cấm. Thánh Mẫu Lê Chân đã báo mộng cho dân làng An Biên ra bến sông để rước về dựng đền thờ Bà.

Chia Sẻ Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Chùa Một Cột ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Nghè Sinh Động – Bài 12

Bài văn hay Thuyết Minh Về Đền Nghè Sinh Động được SCR.VN chọn lọc sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!

Đền Nghè Hải Phòng, nằm không xa Nhà hát thành phố, không chỉ là một địa điểm tôn giáo. Nó mang đậm tính biểu tượng lịch sử vì nó được dành cho Lê Chân, người thành lập thành phố Hải Phòng. Đền thờ tại phường Mê Linh, quận Lê Chân.

Lịch sử đền Nghè Hải Phòng: Xưa kia, đền Nghè còn có tên là đền Ngàn, được xây dựng ở vùng đất giáp sông Tam Bạc và sông Cấm. Đến cuối thế kỷ 19, vùng đất làng An Biên cổ kính theo hiệp ước năm Giáp Tuất (1874) thuộc về thực dân Pháp. Dân làng An Biên buộc phải di dời Đền Nghè.

Tương truyền, khi người ta khiêng Thạch Quang (mảnh quan tài nữ tướng Lê Chân từ trận địa) về vị trí đền thờ hiện nay thì bị đứt dây. Thạch Quang không nhúc nhích mặc cho mọi người cố gắng. Vì vậy, làng quyết định trùng tu đền thờ Nữ tướng Lê Chân tại đây.

Đền Nghè không chỉ là một công trình kiến ​​trúc cổ mà còn là một địa điểm văn hóa, sinh hoạt tín ngưỡng quen thuộc của người dân Hải Phòng. Đền Nghè là tên thường gọi, tên chữ là “An Biên cổ miếu”. Ngôi chùa ban đầu là một ngôi chùa nhỏ làm bằng tre, gỗ, mái tranh. Sau đó, nó đã thay đổi qua nhiều năm:

Đến năm 1919, chùa được xây dựng và tôn tạo lại với phong cách kiến ​​trúc thời Nguyễn. Năm 1975, đền Nghè đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2008 – 2009 được lãnh đạo Hải Phòng quan tâm tu bổ chùa. Ngôi chùa ngày càng khang trang.

Ngoài tham quan quần thể kiến ​​trúc độc đáo của chùa, du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm điêu khắc đá có giá trị, tiêu biểu là chuông đá và giường đá – kiểu cổ, làm bằng đá quý của núi Kính Chủ. Tuy quy mô chùa không lớn nhưng bố cục hài hòa. Các tác phẩm điêu khắc gỗ Tứ Linh – “rồng, lân, rùa, phượng” và các loại như đào, lựu, sen, chanh… rất công phu và tinh tế. Các đầu đao, nóc đình chạm nổi hình rồng bay, phượng múa, cảnh núi Yên Tử, cảnh Hai Bà cầm quân… càng làm tăng thêm vẻ uy nghiêm cho ngôi chùa.

Đền Nghè là khu di tích gồm hai gian chính – gian thờ phía trước và hậu cung. Thứ nhất, hậu cung là nơi đặt tượng Nữ tướng Lê Chân được điêu khắc tinh xảo, hai bên là bàn thờ cha mẹ. Phía ngoài hậu cung có các bức phù điêu đắp nổi, mô phỏng các câu chuyện thời chiến.

Thứ hai, chính điện hình vuông được xây dựng vào năm 1926. Nơi đây có kiến ​​trúc hai tầng, tám mái cong vút với hình dáng “rồng chầu, phượng đón” vươn cao như những cánh tay thiếu nữ múa đèn. Mái chính điện được đắp bằng vôi vữa. Chính giữa mái có bốn chữ Hán “An Biên Cổ Miếu”, tiếng Anh có nghĩa là “An Biên Ancient Shrine”, hai bên là phượng hoàng.

Ngoài ra, trong chùa còn có quả chuông đá phù điêu đề tài “Long Vân Khánh Hội”, đường nét tinh xảo, mềm mại, uyển chuyển. Chuông được làm từ đá nguyên khối dày 5cm, cao 1m, rộng 1,6m. Trước mắt là 2 con rồng chầu mặt trăng, mây bay tứ tung. Mặt sau chạm khắc mây bay, sóng nước.

Ngoài chính điện còn có Điện Tứ Phủ – điện thờ 4 vị nữ thần cai quản trời, núi, sông, đất. Điện Tứ Phủ nhìn ra đường Lê Chân qua cổng chính. Khi bước qua cổng chính nhìn về bên trái là nhà bia. Chính giữa nhà bia là tấm bia đá cao 1,5m; Rộng 0,85m; Dày 0,2m. Nội dung khắc trên bia là tiểu sử và sự nghiệp của Nữ tướng Lê Chân bằng chữ Hán cổ.

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 8 ❤️️15 Bài Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Ngắn – Bài 13

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Nghè Ngắn gọn giúp các em có thêm nhiều tài liệu để ôn tập cho kì thi của mình thật tốt.

Đền Nghè là 1 trong những địa điểm du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu của thành phố hoa phượng đỏ, thành phố Hải Phòng với điểm nổi bật đó là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ đá. Đền nằm ở vị trí phường An Biên, thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Muốn đến ngôi Đền có tên Nghè, bạn chỉ cần hỏi đường đến nhà hát thành phố Hải Phòng bởi đền chỉ cách vị trí nhà hát khoảng 600m, rất dễ tìm.

Đền Nghè ở hải phòng thờ ai? Đây chắc hẳn là thông tin mà nhiều người muốn biết. Theo tương truyền, nơi đây có thờ nữ tướng Lê Chân, vị tướng tài ba của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào thế kỷ thứ 1 (những năm 40-43).

Tướng Lê Chân đã đặt chân lên vùng đất này, chỗ ngã ba sông Tam Bạc, sông Cấm lập ấp sau đó đổi tên là An Biên Trang, tiền thân của thành phố Hải Phòng ngày nay.

Truyền thuyết kể lại, khi nữ tướng Lê Chân gieo mình xuống dòng sông tự vẫn thì ngay lập tức hóa đá trôi trên mặt sông. Từ đoạn sông vùng Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh, quê cũ của bà đến bế Đá tức bến Bính ngày nay thì lập tức xuất hiện xoáy nước tròn trên mặt sông.

Nhân dân trong vùng biết bà đã hiển linh do đó liền khênh hòn đá này về thờ, đến khu vực Đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn mưa lớn, giông bão khiến hòn đá bị rơi. Dân làng thấy vậy, liền xây dựng khu đền tại chính vị trí mà hòn đá rơi, chính là vị trí Đền Nghè ngày này.

Lúc đầu , đền thờ nữ tướng Lê Chân chỉ là 1 gian miếu nhỏ, máu lợp gianh. Đến năm 1919 mới được xây dựng khang trang hơn với 2 nhà chính Tiền tế và Hậu cung. Sau đó trải qua nhiều lần tu sửa và xây dựng, đến nghè có hình dáng như ngày nay.

Tượng nữ tướng Lê Chân được xây dựng từ năm 199, đến tháng 12 năm 2000 thì hoàn thành, tượng được xây dựng bằng đồng, cao đến 7,5m nặng 19 tấn đặt tại vườn hoa trung tâm thành phố, cách đền thờ Bà khoảng hơn 100m tính về phía Tây Bắc.

Nếu bạn có dịp đến mảnh đất được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ này, nhất định bạn nên tìm đến di tích Đền Nghè một lần để được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc độc đáo của đền với những tác phẩm kiến trúc đặc biệt được làm từ đá, điển hình là khánh đá và sập đá. Khánh đá được làm từ 1 tấm đá nguyên khối cao 1m, rộng 1,6m và dầy 5cm. Chiếc khánh đá này được các thợ thủ công điêu khắc tạo hình nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và mây bay lơ lửng xung quanh, mặt sau khắc hình mây và sóng nước.

Lễ hội Đền Nghè Hải Phòng được tổ chức vào ngày 8 tháng 2 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ đến ngày sinh của bà. Và ngày hóa sẽ tổ chức vào ngày 25 tháng 12 âm lịch.

SCR.VN Giới Thiệu Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 10 ❤️️15 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Đền Nghè Văn Hay Chọn Lọc – Bài 14

Thuyết Minh Về Đền Nghè Văn Hay Chọn Lọc từ SCR.VN chọn lọc và giới thiệu đến các bạn đọc quan tâm dưới đây.

Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng, là đền thờ Nữ tuớng Lê Chân, người lập ra làng An Biên thuở truớc và đặt nền móng cho việc tạo lập nên thành phố Hải Phòng sau này. Đền nằm trên phố Lê Chân, quận Lê Chân, cách Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng khoảng 600m.

Buổi đầu, đền Nghè mới chỉ là một ngôi miếu nhỏ lợp gianh nứa, năm 1919, toà Hậu cung của đền đuợc xây dựng, năm 1925, toà hậu cung đuợc trùng tu, đến năm 1926, tòa Tiền Bái đuợc xây dựng. Đây là một tổng thể di tích lịch sử gồm voi đá, ngựa đá, sập đá, bia đá ghi tiểu sử bà Lê Chân và các tòa kiến trúc thể hiện nghệ thuật điêu khắc rất điêu luyện mang tính truyền thống của nhiều thế kỷ truớc.

Toà bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn An Biên cổ miếu. Hậu cung gồm 3 gian, xây cao hơn nhà bái đường với thiết kế kiểu 2 tầng mái, làm tăng thêm sự bề thế, uy nghi của công trình.

Thuật chạm khắc bong hình, chạm nổi, chạm chìm đạt đến trình dộ tinh xảo. Hiện nay, đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá trị. Điển hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, nghi tiểu sử của nữ tướng Lê Chân.

Toà bái đường treo khánh đá chạm nổi đề tài vũ hội long vân đường nét tinh vi, mềm mại, uyển chuyển. Ở toà thiêu hương có chiếc sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu. Tại toà hậu cung, tương Nữ tướng ngồi trên ngai thờ, đặt trong một khám lớn sơn son, thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp.

Hàng năm, đến ngày 8/2 âm lịch, đền kỷ niệm ngày sinh của Nữ tướng. Vào ngày giỗ Bà (25/12 âm lịch) bên cạnh các lễ nghi thường có, nhân dân, nhất là các bà, các chị rủ nhau thành một vài nhóm mua hoa kết thành những mâm hoa nhiều tầng, cao có ngọn, rất nghệ thuật, đẹp mắt để dâng lên bà Lê Chân. Đêm giao thừa mỗi năm, trẻ già, gái trai nô nức đến đền cầu tài cầu lộc và vui vẻ mua một gói muối bọc ngoài giấy đỏ, hồng, hình củ ấu với mong ước một năm mới đầy may mắn.

Đọc Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Nghè Lớp 9 – Bài 15

Thuyết Minh Về Đền Nghè Lớp 9 là một trong những đề văn rất thường hay gặp trong các kì thi quan trọng.

Trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử, đầu thế kỷ 20, Đền Nghè thờ Nữ tướng Lê Chân – Thành Hoàng của Hải Phòng được đại trùng tu, với nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, lưu giữ miếu đá cổ cả nghìn năm.

Đền Nghè, tên chữ là “An Biên Cổ Miếu”, tọa lạc tại phố Lê Chân (An Biên, Lê Chân, Hải Phòng), nơi thờ Nữ tướng Lê Chân, người có công khai hoang, lập ấp nên Trang An Biên xưa, nay là TP Hải Phòng. Đây là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đền Nghè buổi đầu mới chỉ là một ngôi miếu nhỏ lợp gianh nứa, từ năm 1924-1927 được đại trùng tu và đến năm 2007-2009, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư kinh phí tu bổ, tôn tạo như hiện nay.

Trên cổng đền trang trí nhiều linh vật trong thế giới tâm linh của người Việt như chim phượng, rồng, lân… Trụ phía ngoài cổng có đắp đôi câu đối đề cao công đức của vị thần thờ trong đền: “Đức đại an dân thiên cổ thịnh/ Công lao hộ quốc vạn niên trường” – Dịch nghĩa: “Đức lớn làm yên lòng dân, từ xa xưa vốn đã giàu có/ Công dầy giúp đất nước mãi mãi còn ghi”.

Qua cổng đền vào là không gian thiêng của đền Nghè, phía trước là gian tiền tế, với kiểu kiến trúc tường hồi bít đốc. Trang trí trên bờ nóc là hình tượng các linh vật trong thế giới tâm linh của người Việt. Hai bên bờ nóc là hai đầu rồng ngậm bờ nóc chầu về trung tâm, tiếp theo là hai quy tàng chờ Hà đồ (bức đồ trên sông Hoàng Hà)…

Trung tâm bờ nóc là một bức cuốn thư lớn đề 4 chữ Hán: An Biên Cổ Miếu, các chữ được giát những mảnh sứ màu lam long lanh chiếu sáng. Tất cả các linh vật đều hướng về trung tâm trong tư thế chuyển động.

Trung tâm của gian tiền tế là ban thờ Công đồng. Ban thờ có một nhang án lớn trên đặt long ngai thờ bài vị công đồng, hai bên là 2 lọng che, phía trước nhang án là một lư hương lớn đặt chính giữa và 2 hạc chầu vào. Hai bên nhang án là hệ thống bát bảo. Hai gian bên cạnh tòa tiền tế là nơi đặt long kiệu và phượng kiệu, tượng trưng cho âm dương đối đãi.

Tòa Thiên Hương được xây dựng phía sau tòa Tiền tế, nơi thờ các tướng lĩnh của Nữ tướng Lê Chân, được thiết kế theo kiểu phương đình (nhà vuông). Tòa gồm 4 cột gỗ lớn đỡ các xà liên kết ngang giữa cột và kẻ góc thu về nóc tạo thành hai tầng mái kiểu chồng diêm.Tòa Thiên hương đặt một sập đá lớn, trên đặt đồ thờ tế khí, theo nguyên tắc đối trục thần đạo. Phía trên đặt bức đại tự: “Thượng đẳng linh từ”.

Trên hiên Hậu cung, có một bàn thờ đá trên thờ miếu đá. Truyền thuyết kể rằng, khi Nữ tướng Lê Chân qua đời đã hóa thành miếu đá trôi trên sông về vùng đất An Biên và báo mộng cho dân làng rước về thờ.

Miếu đá là một khối đá được tạo tác công phu, ở trung tâm mặt trước miếu khắc chìm dòng chữ: “Đương cảnh Thành Hoàng Nam Hải uy linh Thượng đẳng tôn thần”. Hai bên miếu là 2 câu đối: “Ngọc miếu thêm tôn nghiêm, người An Biên càng nặng lòng báo đức/ bàn đá năng thờ, sẽ như mặt trời chiếu rọi dòng Cấm hiển hiện linh thiêng”.

Phía trong Hậu cung là không gian linh thiêng nhất của di tích. Hậu cung là một tòa nhà 3 gian kiểu tường hồi bít đốc. Chính giữa có bức đại tự khắc 4 chữ Hán: Nghi gia vạn thế (Gia đình Nữ tướng Lê Chân mãi mãi được người dân nhớ ơn phụng thờ)

Gian giữa ban thờ Nữ tướng Lê Chân. Thần tượng Nữ tướng Lê Chân được tạc bằng chất liệu gỗ, theo phong cách tượng tròn, tọa lạc trên ngai rồng. Đầu đội mũ phượng, có gắn trang trí hoa cúc, chim phượng… Khuôn mặt nữ tướng hình trái xoan, lông mày lá liễu, mắt bồ câu, mũi nhỏ, thon gọn, miệng chúm lại.

Tường hồi hậu cung được cách điệu hình cánh cung mở góc tạo bờ hồi nóc có dáng mềm mại. Nhìn từ phía hồi chính giữa nóc hậu cung là hình một mặt hổ phù lớn đắp nổi ngậm chữ Thọ, hai bên là 2 đầu rồng chầu, phía trên là hình một con chim phượng lớn nổi khối sải cánh bay…

Phía mái trước hậu cung có kiểu mái chồng diêm, trên đắp các bức phù điêu. Mỗi một mảng phù điêu gắn với xuất thân, công trạng và hiển linh của Nữ tướng. Trên hình là tấm phù điêu đức vua Trần Anh Tông (thế kỷ 14) cùng đoàn quân hùng hậu, xe ngựa, thuyền rồng đi chinh phạt quân Chiêm Thành, khi đi qua vùng đất An Biên được Đức Thánh Lê Chân báo mộng âm phù.

Trong khuôn viên di tích, bia đá lớn được để trang trọng trong lầu bia, trên chính diện đường thần đạo trước sân đền Nghè. Bia ghi “Hải Phòng An Biên thần tích bí” (Bia ghi thần tích miếu cổ làng An Biên). Trên bia khắc gần 1.000 chữ Hán dựng vào mùa xuân năm 1924.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Từ khóa » Thuyết Minh đền Nghè Hải Phòng