Lễ Hội Đền Thờ Hoàng Công Chất - Nét đẹp Văn Hóa Người Tây Bắc
Có thể bạn quan tâm
Thành Bản Phủ - Xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên |
Lễ hội Đền thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ được tổ chức hàng năm vào ngày mất của thủ lĩnh Hoàng Công Chất (25/2 âm lịch) để tưởng nhớ công ơn người anh hùng áo vải quê lúa Thái Bình, cùng hai tướng Lò Ngải, Lò Khanh (dân tộc Thái là người địa phương) đã lãnh đạo nghĩa quân đánh duổi giặc Phẻ do tên tướng Phạ Chẩu Tin Toòng (ông tướng nhà trời) cầm đầu bảo vệ bản mường, núi rừng Tây Bắc, trấn giữ một vùng biên cương thái bình vào thế kỷ 18.
Chính điện ban thờ Hoàng Công Chất (ảnh khai thác) |
Theo các tài liệu lịch sử, Thành Bản Phủ được xây dựng từ năm 1758 - 1762. Thành rộng hơn 80 mẫu, dựa lưng vào sông Nậm Rốm; chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m; tường thành đắp bằng đất; trồng 3 vạn gốc tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa lên; hào sâu rộng 4 - 5 thước. Có thuyết nói rằng trên mặt thành ngựa, voi có thể đi lại được. Thành có các các cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác...
Cũng trong khoảng thời gian này, nghĩa quân Hoàng Công Chất vừa xây dựng Thành Bản Phủ vừa hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây, phía bắc đến tận vùng Vân Nam (Trung Quốc), phía nam đến tận Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá ngày nay. Năm 1769, quân Trịnh tấn công Mường Thanh, xóa bỏ vùng cát cứ của Hoàng Công Toản (con Hoàng Công Chất), đánh úp và phá hủy Thành Bản Phủ.
Một nghi thức trong lễ tế tại Lễ hội đền Hoàng Công Chất (ảnh khai thác) |
Kể từ năm 1994, khi đền thờ Hoàng Công Chất chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch sử; cứ mỗi độ xuân sang đúng vào ngày mất của ông (25/2 âm lịch), các cơ quan quản lý văn hoá của tỉnh Điện Biên và huyện Điện Biên lại tưng bừng tổ chức lễ hội trong khuôn viên tòa thành Bản Phủ.
Lễ hội đền Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ gồm phần lễ và phần hội. Mở đầu lễ hội là các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân gian như: Múa rồng, biểu diễn trống hội. Phần lễ diễn ra trang nghiêm với những nghi thức thiêng liêng được gìn giữ như: Rước kiệu, dâng hương, đọc chúc văn tưởng nhớ, tri ân công đức của vị thủ lĩnh Hoàng Công Chất và kêu gọi tinh thần đoàn kết các dân tộc. Phần hội là các chương trình văn hóa, văn nghệ đặc sắc đến từ các đội văn nghệ quần chúng; tổ chức thi đấu các môn thể thao mang đậm bản sắc dân tộc như: Đẩy gậy, kéo co, tung còn...
Phần hội diễn ra thi văn nghệ và thể thao giữa các đoàn thuộc nhiều xã trong và ngoài huyện Điện Biên |
Lễ hội Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ ngoài ý nghĩa hoạt động tín ngưỡng còn là sự kiện văn hóa nhằm duy trì và phát huy những tin hoa văn hóa của các dân tộc trên địa bàn. Đồng thời cũng là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hòa dân tộc, khơi dậy tin thần đoàn kết giữa các dân tộc và cùng chung tay xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc./.
Tử LongTừ khóa » đền Thờ Hoàng Công Chất
-
Thành Bản Phủ Và Đền Thờ Hoàng Công Chất
-
Di Tích Thành Bản Phủ Đền Thờ Hoàng Công Chất
-
Di Tích Thành Bản Phủ - Đền Thờ Hoàng Công Chất
-
Di Tích Thành Bản Phủ - Đền Thờ Hoàng Công Chất
-
Thành Bản Phủ - Nơi Ghi Dấu Công ơn Vị Tướng Lập Bản Xây Mường
-
Top 15 đền Thờ Hoàng Công Chất
-
Nơi Ghi Dấu Vị Anh Hùng Hoàng Công Chất Với Nhân Dân Tây Bắc
-
Thành Bản Phủ - Đền Thờ Hoàng Công Chất Điểm Du Lịch Văn Hóa ...
-
Di Tích Cấp Quốc Gia Thành Bản Phủ - Đền Thờ Hoàng Công Chất ở ...
-
Khai Hội Đền Thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ
-
Lễ Hội đền Hoàng Công Chất - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Tham Quan Di Tích Thành Bản Phủ Và đền Thờ Hoàng Công Chất
-
DI TÍCH THÀNH BẢN PHỦ VÀ ĐỀN THỜ HOÀNG CÔNG CHẤT
-
Thành Bản Phủ - Đền Thờ Hoàng Công Chất ở Điện Biên - TripHunter
-
Đền Thờ Hoàng Công Chất | Báo Giáo Dục Và Thời đại Online