Lễ Hội đua Ghe Ngo: Tinh Thần đoàn Kết Cộng đồng Tạo Thành Sức ...
Có thể bạn quan tâm
Từ khởi thủy là chiếc thuyền độc mộc
Lễ hội đua ghe Ngo ở Sóc Trăng mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của tộc người Khmer. Đua ghe Ngo trong lễ hội Oóc Om Bók diễn ra vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, được thể hiện dưới 2 hình thức, đó là những nghi thức tế lễ ở gia đình hoặc ở chùa và hội đua ghe Ngo diễn ra trên sông Maspéro - đoạn giữa cầu C247 (cầu Quay) và cầu 30/4 (cầu Cao) ở trung tâm Thành phố Sóc Trăng.
Theo lý lịch di sản, ghe Ngo có kết cấu khởi thủy là thuyền độc mộc, làm bằng cây sao. Sau này ghe được cải tiến nối thêm đầu và đuôi đều cong, người Khmer gọi là Tuk Ngô (Tuk là ghe, Cong là ngô - đọc trại thành Ngo). Ghe Ngo - từ chiếc thuyền độc mộc đơn giản ban đầu cho đến hôm nay là một chặng đường dài biến đổi mục đích sử dụng của một phương tiện phục vụ lao động sản xuất trở thành một phương tiện phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí. Và cuộc đua ghe Ngo qua hằng năm, tính cạnh tranh thứ hạng càng trở nên mạnh mẽ, vì vậy, người thợ đã không ngừng cải tiến kỹ thuật đóng ghe, để làm sao chiếc ghe Ngo lướt nhanh nhất có thể. Đây cũng là lý do, những năm trở lại đây, ghe Ngo được đóng dài hơn với chiều dài từ 30-31m, có sức chứa từ 55-60 người, thay vì chỉ từ 22-27m như trước đây.
Ghe Ngo có nhiều khoang, trên mỗi khoang đóng nhiều thanh cây ngang dài 1,2m làm băng ngồi vừa đủ 2 người ngồi bơi thoải mái theo từng cặp song song gồm 25 đôi. Ghe Ngo có dầm riêng, làm theo nhiều kích cỡ tùy theo từng vị trí người bơi. Đặc biệt, nghe Ngo có hai cây kềm chịu lực, thường là thân cây tràm vì cây này có độ dẻo, hai cây kềm chịu lực này giúp cho ghe nhún nhảy và phóng nhanh đồng thời giúp giữ chặt ghe không bị gãy đôi. Hai cây này có đường kính 0,2m. Một cây kềm dài suốt lòng ghe, một cây kềm lái (từ giữa thân thân ghe về phía sau) gọi là Đon Sonh-Tuôch (cây cần câu).
Thân ghe được chà đi chà lại cho thật trơn bóng và sơn màu đen. Trên be sơn một lằn trắng, đỏ hoặc vàng, có độ dài khoảng 5cm. Hai bên be chạm trổ hoặc vảy rồng, rắn theo mô típ Naga hay hoa lá cách điệu. Ở hai bên mũi ghe vẽ hình các con thú như: Rồng, chim Công, Sư tử, Cọp, Voi... vừa tượng trưng cho vẻ đẹp, đồng thời biểu hiện cho sức mạnh của ghe mình.
Ngày nay, những thân cây sao bằng 2 người ôm hầu như không còn nữa nên ghe Ngo hiện đại được đóng bằng ván cây sao. Có lẽ do kết cấu của ghe ngày nay mỏng và nhẹ hơn ghe truyền thống nên nhiều người nhận định rằng ghe ngày nay lướt nhanh hơn ghe độc mộc ngày xưa. Những những năm gần đây, cuộc đua đã có các đội ghe nữ tham gia tranh tài làm cho cuộc đua thêm phần hào hứng. Đó là kết quả của quá trình vận động, thuyết phục kiên trì của các ban ngành hữu quan nhằm biến đổi những quan niệm cổ xưa, đem lại sự bình đẳng cho nữ giới đồng thời cũng là sự cải tiến, phát triển lễ đua ghe Ngo cho phù hợp với nhu cầu sinh hoạt văn hóa của xã hội đương đại.
Đối với người dân Khmer Nam bộ, phong tục đua ghe Ngo không chỉ là hoạt động thể thao truyền thống mà còn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng.Lễ hạ thủy ghe Ngo
Thông thường, lễ hạ thủy sẽ diễn ra trước cuộc đua chính thức khoảng một tuần. Vào thời gian đó, các vận động viên sẽ thường xuyên tập luyện trên ghe để đảm bảo sự dẻo dai, đều tay, bền bỉ. Đồng thời, để quan sát và điều chỉnh hai cây kềm trên ghe sao cho phóng đi một cách nhanh nhất.
Hiện nay, địa điểm diễn ra cuộc đua ghe Ngo là Thành phố Sóc Trăng. Người ta chọn một đoạn sông từ sông Maspéro đến sông Xung Đinh để tổ chức cuộc đua. Buổi chiều trước ngày đua là thời điểm các đội đua của tỉnh nhà Sóc Trăng và các tỉnh bạn kéo về đây để chuẩn bị. Người đông như trẩy hội, không kể thành phần người Khmer, người Kinh, người Hoa tất cả đều hào hứng tham gia lễ hội truyền thống này của người Khmer Nam bộ. Tại địa điểm đua, người ta xây dựng thành hai khán đài dài (A, B) có sức chứa lên đến vài nghìn người và rất dễ quan sát cuộc đua. Đặc biệt, người Khmer rất hăm hở chờ đợi được chứng kiến đội đua của mình để cổ vũ động viên và sẽ rất tự hào nếu ghe mình có giải cao.
Đội bơi ghe đi thi đấu thường có 70-80 người, là những trai tráng khỏe mạnh được cộng đồng lựa chọn, bao gồm cả tay bơi chính thức và dự bị. Theo truyền thống, trên ghe Ngo cần có 3 người điều khiển. Người ngồi ở vị trí mũi ghe phải là người khá giả, có uy tín trong phum, sóc. Khi được lựa chọn, người ngồi mũi là người chịu trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật bơi của toàn đội, chỉ đạo các nghi lễ liên quan tới hoạt động đua ghe, chỉ đạo chuẩn bị lễ cúng, nuôi các tay bơi (“con dầm”) ăn, tập luyện, và lo các chi phí khác cho cuộc đua (ngày nay, chi phí cho cuộc đua một phần được chính quyền địa phương hỗ trợ, một phần do nhà chùa quyên góp từ cộng đồng cư dân, tuy nhiên ở một số phum, sóc vẫn còn giữ lệ này). Người thứ hai chịu trách nhiệm điều khiển chung bằng cách ra hiệu lệnh bằng còi hoặc cồng, đặc biệt là thúc giục nhóm tay bơi khu vực giữa ghe, được gọi là blong kchay. Người ngồi đuôi giữ nhiệm vụ điều chỉnh kỹ thuật của các tay bơi, còn gọi là chỉ huy dàn lái (sayak).
Sau người ngồi mũi là cặp “con dầm” được gọi là “s’ma tưm”. Cặp này phải có kỹ thuật bơi thật nhanh, theo đúng nhịp cồng hoặc còi để làm chuẩn mực cho các tay bơi ngồi phía sau. Tiếp theo là “kôn chro va” gồm 6 người ngồi bơi; rồi đến “kô lich” là 28 người quỳ bơi, khi ghe gần đến đích, 28 người này đồng loạt đứng lên, một chân làm trụ, một chân dồn lực đẩy hợp cùng cánh tay bơi dầm nhằm làm cho ghe lao nhanh về đích; sau đó là 8 “sroong dôn” làm nhiệm vụ nhún bơi. Cuối cùng là 3 tay lái: Lái chính đứng sau cùng, 2 lái phụ đứng song song phía trước lái chính.
Vì chiếc ghe ngo có hình dáng thon dài như thân hình rắn, hai đầu cong lên, nên khi bơi, trông chiếc ghe như một con rắn đang trườn mình trên mặt nước, rất sinh động. Nhưng nếu động tác của đội bơi phối hợp không nhịp nhàng, ghe dễ bị mất thằng bằng và lật chìm. Vì thế, các tay bơi phải ra sức tập cho thuần thục, theo đúng vị trí của mình. Trước khi đi đua, các đội bơi đều phải tập bơi trên cạn hàng tháng trời. Thông thường điểm tập bơi là trước sân chùa. Các tay bơi được sắp xếp theo vị trí của mình trên ghe và tập theo tiếng cồng của huấn luyện viên (ngày nay nhiều chùa dùng còi thay thế) cho thật nhịp nhàng, ăn ý.
Một buổi tập đua ghe Ngo của thanh niên tỉnh Sóc Trăng.Gắn liền với lịch sử hình thành tộc người và đời sống sinh hoạt tín ngưỡng
Hội đua ghe Ngo ở Sóc Trăng mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của tộc người Khmer. Cộng đồng tổ chức đua ghe Ngo nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần của mỗi thành viên và được giữ gìn cho muôn đời sau. Hình thức tổ chức hội đua ghe Ngo phản ánh được tự nhiên, vũ trụ, con người và vạn vật cũng như văn hóa tộc người... Trải qua những thăng trầm của thời gian và biến cố xã hội, về cơ bản hội đua ghe Ngo vẫn giữ được những nội dung phản ánh ban đầu của cư dân nông nghiệp lúa nước, đó là bày tỏ lòng tri ân của mình và cầu xin sự “tha thứ” của Thần Đất và Thần Nước về những việc làm của con người đã ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Lễ hội ra đời trong dân gian, gắn liền với lịch sử hình tộc người và đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của dân gian nên phần lễ là sự phản ánh khát vọng cầu mùa, cầu sức khỏe của cộng đồng người Khmer. Giá trị lịch sử của lễ hội được biểu hiện trong các nghi lễ dâng cúng lễ vật lên thần linh. Có thể nhận thấy những lễ vật xuất hiện nhiều và quen thuộc với các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi gắn với khai thác tự nhiên. Địa điểm tổ chức phần lễ cũng như vị trí đua ghe bao giờ cũng ở vị trí linh thiêng, ở vị trí trung tâm.
Hội đua ghe Ngo là sự phản ánh ước nguyện về một cuộc sống dân an, vật thịnh qua việc khấn cầu vị thần Mặt Trăng và tổ chức đua ghe. Ngoài ra, các trò chơi dân gian khác cũng phần nào nói lên sự gắn bó của lễ hội với môi trường tự nhiên và xã hội của người Khmer. Các trò chơi được thể hiện một cách độc đáo, đặc sắc có sự tham gia, cổ vũ mạnh mẽ của các thành viên trong cộng đồng. Đối với đồng bào người Khmer, mỗi thành viên trong cuộc đời cũng đều trải qua ít nhất một lần được tham dự vào hội đua ghe để cầu may cho bản thân cũng như cho các thành viên trong gia đình. Thông qua lễ hội thể hiện được tính phổ biến trong cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận và được chính cộng đồng lưu giữ, bảo tồn.
Hội đua ghe Ngo trong lễ hội Oóc Om Bók của người Khmer ở Sóc Trăng có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt, góp phần giáo dục con người về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên, rèn luyện thể chất, sự khôn khéo và sức chịu đựng của con người, giúp con người ngày càng phát triển toàn diện về trí, đức, tài, nghệ. Đây còn thể hiện được tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết tạo thành một sức mạnh vô song, niềm tự hào dân tộc. Chính hội đua ghe này đã làm nên bản sắc, đặc trưng cho cộng đồng dân tộc Khmer ở Sóc Trăng nói riêng và cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.
Hiện nay, đua ghe Ngo trở thành điểm du lịch đặc biệt hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Hằng năm, khi hội đua ghe diễn ra đã thu hút hàng vạn lượt người đến tham gia, cổ vũ, tìm hiểu, nghiên cứu. Đua ghe Ngo trong lễ hội Oóc Om Bók đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn được du khách, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân Sóc Trăng.
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Ghe Ngo
-
Lễ Hội đua Ghe Ngo Sóc Trăng - Nét Văn Hóa đặc Sắc Của đồng Bào ...
-
Độc đáo Ghe Ngo Của đồng Bào Khmer | VOV.VN
-
Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển đua Ghe Ngo Sóc Trăng
-
Đua Ghe Ngo - Môn Thể Thao đặc Trưng Miền Sông Nước
-
Người Giữ Gìn Nét đẹp Ghe Ngo
-
Ý NGHĨA LỄ HỘI ĐUA GHE NGO Ở SÓC TRĂNG - VYC Travel
-
ĐÔI NÉT VỀ LỄ HỘI OOC OM BOC VÀ ĐUA GHE NGO CỦA ĐỒNG ...
-
Tìm Hiểu Lễ Hội đua Ghe Ngo Của Người Khmer Sóc Trăng
-
Độc đáo Lễ Hội đua Ghe Ngo Của đồng Bào Khmer - Báo Thanh Tra
-
Oóc Om Bóc - Đua Ghe Ngo Lễ Hội Hấp Dẫn, Mang đậm Dấu ấn Văn ...
-
Lễ Hội Đua Ghe Ngo - DU LỊCH TRÀ VINH
-
Đua Ghe Ngo - Nét Văn Hóa đặc Sắc Của đồng Bào Khmer
-
Tivi Online - Truyền Hình Sóc Trăng
-
Hành Trình Tìm Về Những Chiếc Ghe Ngo độc Mộc - Ủy Ban Dân Tộc