Lễ Nghĩa :: Suy Ngẫm & Tự Vấn :: Chú
Có thể bạn quan tâm
Khổng giáo lấy sự dạy dỗ con người làm chính yếu nên rất tôn trọng tình cảm, khiến người ta bao giờ cũng hàm chứa trong tâm trí mọi tình cảm nhân hậu và chân thành nhất. Muốn hiểu được mọi lẽ phải trái, biết cách hành xử trong đời thì ai cũng phải biết lễ nghĩa, do vậy Lễ chính là phần đạo đức thực hành của Nho giáo.
Khởi nguồn, chữ Lễ chỉ dùng để nói cách thức thờ thần linh sao cho được phúc lộc nhiều nhưng sau suy rộng ra, Lễ gồm cả quy tắc, phong tục tập quán của một xã hội đã được thừa nhận. Sau chữ Lễ lại có thêm nghĩa quyền lợi và hành vi của con người hợp với đạo lý và luân lý nữa. Như thế có thế nói Lễ -Lý- Nghĩa là một. Lễ là cái thực của nghĩa dùng làm tiêu chuẩn cho hành vi và tuỳ theo mỗi hoàn cảnh xã hội có thể thay đổi và phát triển, tạo ra nhiều tác dụng hơn, giữ và duy trì được phong cách đạo đức của con người. Suy đến cùng, tác dụng của lễ nghĩa chỉ nhằm vào những mục đích như:
1. Hàm dưỡngtính nết:Là cơ sở tạo nên nhiều tình cảm tốt đẹp của con người, và cũng chính là cái gốc của đạo Nhân. Ngay từ hình thức sơ đẳng là cúng, lễ, giỗ, tế cũng tạo nên cái tâm, lòng thành đối với tiền nhân. Lễ thông qua nghi thức trở thành lễ nghĩa đạo đức truyền thống.
2. Điềuchỉnh hành vi.Làm cho mọi hoạt động tự do bản năng của con người trở nên có chừng mực, giữ cân bằng trạng thái tinh thần. Khổng tử nói: Cung kính mà không có lễ thì phiền, cẩn thận mà không có lễ thành ra sợ hãi. Dũng cảm mà không có lễ thì loạn, trực tính mà không có lễ thành ra vội vã. Bởi vậy cho nên: đạo đức nhân nghĩa không có lễ không thành, giáo dục phong tục không có lễ không đủ, từ trên xuống dưới thi hành pháp lệnh không lễ không uy nghiêm. Đó cũng là tác nhân giữ cho mọi việc công bằng, chính trực, trung dung vậy.
3. Phân định sự phải trái, trậttự xãhội một cách côngminh: Trong xã hội. bao gồm rất nhiều thành phấn, gia đình người ngoài, bạn thân, kẻ sơ... và vô vàn việc đúng, việc sai cho nên phải biết phân biệt rõ ràng, cư xử cho hợp đạo lý từ trong nhà ra, từ dưới lên trên.
4. Kiềm chế bản tính tự nhiên củacon người như Khổng Tử viếtrằng: Hễ có thừa thì xa xỉ, không đủ thì dè sẻn, không ngăn cấm thì dâm đãng, không theo tiết độ thì sai lầm, buông thả dục vọng thì hư hỏng. Vì vậy ăn uống phải có hạn lượng, ăn mặc phải tiết chế, cửa nhà phải đúng độ, đồ dùng có hạn như thế mới tránh được mọi cái xấu từ trong tâm.
Khổng Tử kết luận: Cái gì không hợp lễ thì chớ nhìn. Tiếng nào không hợp lễ thì chớ nghe, lời nào không hợp lễ thì chớ nói, việc nào không hợp lễ thì chớ làm. Còn cổ ngữ thường dạy: Tiên học lễ, hậu học văn. Quan hệ của lễ nghĩa thường rất gắn bó mật thiết, cái này làm tiền đề cho cái kia và ngược lại cái kia khẳng định cho cái này. Khổng Tử còn nói: Ăn cơm hẩm, uống nước lã, gối đầu tay cũng vui trong lòng, còn sự giàu sang bất nghĩa coi như mây trôi nổi. Mạnh Tử cho rằng: Nghĩa là đường lối chính của con người. Người ta ai cũng có những việc không thèm làm. Đạt được cái nên làm và không nên làm tức là nghĩa vậy. Tuân Tử cương quyết: Làm một điếu bất nghĩa, giết một kẻ vô tội mà được cả thiên hạ cũng chẳng thèm làm.Tư Mã Thiên cũng bàn: Người đời ai cũng vẫn phải chết,nhưng có cái chết nặng như núi Thái Sơn, có cái chết nhẹ tựa lông hồng. Sách Tố thư dạy: Làm ơn mà mong được trả ơn là chuyện không có trả bao giờ, khi sang giàu mà quên kẻ hèn hạ là làm điều không phải nghĩa. Muốn cầu cứu thì phải chạy đến người quyền thế, còn giúp người ta thì hãy giúp khi gấp gáp, túng ngặt. Làm ơn thì đừng cầu mong người ta trả ơn, khi đãcho người ta chớ có nghĩ lại mà tiếc. Lòng mình đã sáng suốt thì mọi việc ở đời đều trở nên minh mẫn.
Các bậc nho gia lấy bao chuyện lễ nghĩa từ xưa làm gương răn dạy nhiều thế hệ. Như chuyện Mạnh Thường Quân sai Phùng Huyên sang đất Tiết đòi nợ. Phùng Huyên hỏi thu lại tiền có định mua gì về không? Mạnh Thường Quân bảo xem trong nhà ta còn thiếu thứ gì thì mua. Phùng Huyên đến nơi gọi dân lại bảo xoá nợ cho họ rồi đem văn tự ra đốt hết, khi về nói với Mạnh Thường Quân: Nhà tướng công không còn thiếu gì nữa, chỉ còn thiếu một cái nghĩa, tôi trộm phép đã mua về. Mạnh Thường Quân không nói gì, sau bị bãi chức quan về ở đất Tiết, dân nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường, lúc bấy giờ Mạnh Thường Quân mới bảo Phùng Huyên rằng: Ngày trước tiên sinh vì tôi mua nghĩa, ngày nay tôi mới trông thấy! Hay như Liệt nữ truyện có chép: Khi quân Tề sang đánh nước Lỗ, viên tướng Tề thấy một người đàn bà tay bế một đứa trẻ tay kia dắt một đứa nữa chạy trốn. Bị đuổi gấp bèn bỏ lại đứa trẻ đang bế và bế đứa trẻ đang dắt ẩn vào núi. Sau khi bị bắt viên tướng tra hỏi người đàn bà thưa đứa bế chạy là con anh cả mình, còn đứa bỏ lại là con đẻ mình.Viêntướng căn vặn: Tình mẹ con dứt ruột đẻ ra sao nỡ bỏ con mình? Người đàn bà nói rằng: Con tôi là Tình riêng, con anh tôi là Nghĩa công. Cơn đẻ tuy đau xót thật nhưng phải bỏ tình để làmviệc nghĩa vì không thể cứu tiếng vô nghĩa mà sống ở đời được Viên tướng Tề nghe thế bèn kéo quân về vì thấy chưa thế đánh nước Lỗ được. Sau vua Lỗ phong cho người đàn bà nhà quê này hai chữ Nghĩa cô.
Chuyện lễ nghĩa từ thời xa xưa đến nay tuy có nhiều thay đổi về quan niệm xã hội, phong tục, lối sống, văn hoá nhưng thiết nghĩ Lễ nghĩa vẫn là một thứ công cụ duy trì trật tự xã hội một cách tự giác, vì con người sống trong xã hội văn minh hiện đại ngày nay vẫn phải gìn giữ truyền thống tốt đẹp xưa. Một người trang trọng mà không biết lễ thì dễ mệt mỏi, cẩn thận mà không biết lễ thì để lo sợ. Thẳng thắn mà không biết lễ dễ thành kẻ châm chọc và đặc biệt những người bậc trên phải giữ mình mẫu mực lễ nghĩa thì mới được bậc dưới yêu mến ủng hộ, đồng tâm hiệp lực cùng tiến tới được.
Từ khóa » Trọng Lễ Nghĩa
-
Lễ Nghĩa Trong Tư Tưởng Người Việt - Họ Hoàng Huỳnh
-
Lễ Nghĩa - Wiktionary Tiếng Việt
-
Lễ Nghĩa Trong Nền Ðạo Ðức Khổng Mạnh - SimonHoaDalat
-
Sao Lại Hiểu Gói Gọn "Tiên Học Lễ..." Trong Lễ Nghĩa Hay Văn Chương?
-
Từ điển Tiếng Việt "lễ Nghĩa" - Là Gì?
-
Lễ Nghĩa Trong Tư Tưởng Việt | Circle Group
-
Lễ Nghĩa Trong Nền Ðạo Ðức Khổng Mạnh
-
Lễ Nghĩa Có Hạn Chế Tư Duy Sáng Tạo? - Báo Tuổi Trẻ
-
10 Phép Lễ Nghĩa Hằng Ngày Cha Mẹ Không Thể Bỏ Qua - Vietnamnet
-
Nhân - Lễ - Nghĩa: Không đơn Thuần Chỉ Là Sách
-
Ham Học Và Trọng Lễ Nghĩa Của Người Xưa - Nhà Sách Thăng Long
-
Lễ Nghĩa Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Lễ Nghĩa Xưa Và Nay - Báo Bình Phước