Lệ Phí đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Việt Nam Năm 2022 - Luật Việt An
Trong quá trình bảo hộ sản phẩm trí tuệ của doanh nghiệp, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một chiến lược kinh doanh quan trọng để xây dựng thương hiệu trên thị trường. Nhằm mục đích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đăng ký nhãn hiệu và cập nhật các quy định liên quan, Luật Việt An xin giới thiệu tới Quý khách bài viết liên quan đến lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cập nhật mới nhất theo quy định hiện hành.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
- Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, được sửa đổi bổ sung tại từng thời điểm;
- Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư 43/2024/TT-BTC quy định về mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Thông tư 63/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư quy định về phí, lệ phí nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Yêu cầu về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 6.3(a) Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Như vậy, đăng ký nhãn hiệu là cơ sở để bảo hộ quyền độc quyền đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật.
Đăng ký nhãn hiệu là quá trình đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của một nhãn hiệu, được thực hiện thông qua việc đăng ký với cơ quan chức năng hoặc cơ quan sở hữu trí tuệ có thẩm quyền. Qua quá trình này, chủ sở hữu nhãn hiệu nhận được quyền độc quyền sử dụng và bảo vệ nhãn hiệu đó, ngăn chặn sự sao chép hoặc sử dụng trái phép từ phía các bên khác và có quyền áp dụng các biện pháp hợp pháp để xử lý hành vi xâm phạm đó. Đăng ký nhãn hiệu đảm bảo sự công nhận và pháp lý hóa quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu trong môi trường kinh doanh.
Việc đăng ký nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và xác định độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Khi đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhận được sự công nhận pháp lý và quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Điều này giúp ngăn chặn sự sao chép hoặc sử dụng trái phép từ các bên khác, bảo vệ giá trị và danh tiếng của thương hiệu. Ngoài ra, việc đăng ký nhãn hiệu còn tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo sự tin tưởng và nhận diện từ phía khách hàng, đồng thời tạo độ phân biệt và cạnh tranh trong thị trường.
Quy định về thu phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu
Quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, việc thu phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu được thực hiện như sau:
- Khi tiếp nhận đơn hoặc yêu cầu tiến hành các thủ tục có quy định thu phí, lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu người nộp đơn nộp phí, lệ phí theo quy định (lập phiếu báo thu cho người nộp đơn);
- Khi thu phí, lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ lập biên lai thu phí, lệ phí làm chứng từ nộp phí, lệ phí có ghi rõ các khoản và mức phí, lệ phí đã thu, lưu vào hồ sơ đơn để phục vụ việc thẩm định hình thức đơn;
- Trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ, việc thu phí, lệ phí được xác định thông qua bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí trong đơn.
Như vậy, theo quy đinh hiện hành, người nộp đơn có thể nộp phí, lệ phí thông qua các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Nộp qua dịch vụ bưu chính;
- Nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu trong nước
Lệ phí nhà nước được quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC được cập nhật mới nhất tại Thông tư 43/2024/TT-BTC (áp dụng đến 31/12/2024), theo đó người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ phải nộp các khoản lệ phí sau:
STT | Tên phí | Mức phí (nghìn đồng) |
Lệ phí | ||
1 | Lệ phí nộp đơn | 75 (giảm 50% theo Thông tư 43/2024/TT-BTC) |
2 | Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn) | 60 (giảm 50% theo Thông tư 43/2024/TT-BTC) |
3 | Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ (có thể nộp luôn tại thời điểm nộp đơn hoặc nộp khi có thông báo cấp văn bằng bảo hộ) Đối với đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ, từ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi nhóm | 120 100 |
Phí | ||
3 | Phí thẩm định đơn nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ/1 nhóm) Phí thẩm định đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi | 550 120 |
4 | Phí phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) (nếu chưa được phân loại) Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi | 100 20 |
5 | Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ); tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ) đối với nhãn hiệu; Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi | 180 30 |
6 | Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) (nếu có) | 600 |
7 | Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu (cho mỗi nội dung sửa đổi của mỗi đơn) – trừ sửa đổi theo Văn bằng bảo hộ đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức thu phí | 160 |
8 | Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (mỗi đơn đăng ký) | 160 |
9 | Phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp Văn bằng bảo hộ của người thứ ba (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm) | 550 |
10 | Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp | 120 |
11 | Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp | 120 |
Các phí liên quan đến quá trình bảo hộ nhãn hiệu | ||
1 | Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu (mỗi văn bằng bảo hộ) | 230 |
2 | Phí thẩm định yêu cầu gia hạn, duy trì, sửa đổi văn bằng bảo hộ; gia hạn, chấm dứt trước thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (mỗi văn bằng bảo hộ); ghi nhận thay đổi thông tin sở hữu nhãn hiệu liên quan đến nhãn hiệu vào Sổ đăng ký Quốc gia; sửa đổi Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, gồm: Sửa đổi phạm vi chuyển giao, sửa đổi kéo dài thời hạn (mỗi văn bằng bảo hộ liên quan đến nội dung sửa đổi) và sửa đổi khác (mỗi Giấy chứng nhận chuyển giao quyền sử dụng) | 160 |
3 | Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) | 180 |
4 | Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) | 390 |
5 | Phí thẩm định hồ sơ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn) đối với nhãn hiệu | 300 |
6 | Phí phúc tra kết quả kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn) đối với nhãn hiệu | 150 |
7 | Phí thẩm định Hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, Giấy chứng nhận Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, Hồ sơ yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp) đối với nhãn hiệu | 250 |
Lưu ý:
- Phí, lệ phí quy định được thu bằng đồng Việt Nam.
- Các khoản lệ phí trên chưa bao gồm thuế VAT, phí dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (nếu nộp đơn thông qua đại diện), phí dịch thuật, công chứng và các chi phí phát sinh trong quá trình nộp đơn.
- Việc giảm lệ phí được quy định theo từng năm phụ thuộc vào chính sách kinh tế – xã hội của nhà nước.
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu thông qua đơn đăng ký quốc tế tại Việt Nam
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu quốc tế được thực hiện theo quy định tại Biểu phí quy định tại Quy chế của Nghị định thư Madrid (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2023) và Thông tư 263/2016/TT-BTC.
STT | Tên phí | Mức phí (nghìn đồng) |
Quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC | ||
1 | Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam – không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế | 2000 |
2 | Phí thẩm định sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn, mở rộng lãnh thổ, hạn chế danh mục sản phẩm, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực nhãn hiệu đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam | 1000 |
3 | Phí thẩm định đơn Madrid có chỉ định Việt Nam cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ | 3600 |
4 | Phí thẩm định đơn gia hạn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ | 3200 |
Quy định tại Thỏa ước/ Nghị định thư Madrid | ||
1 | Phí đăng ký cơ bản nhãn hiệu đơn sắc (đen trắng) | 18500 |
2 | Phí đăng ký cơ bản nhãn hiệu đa sắc | 25500 (~903 CHF) |
3 | Phụ phí cho mỗi các nhóm sản phẩm theo phân loại hàng hoá quốc tế mà theo đó có hàng hoá, dịch vụ sẽ áp dụng nhãn hiệu tính nhóm thứ 3 trở đi (Điều 8.2(ii) và 7(a)(i)), trừ các trường hợp quy định phí riêng lẻ. | 2900 (~100 CHF) |
4 | Phí yêu cầu mở rộng phạm vi bảo hộ, trừ các trường hợp quy định phí riêng lẻ. | 2900 |
5 | Phí riêng lẻ đối với mỗi Bên ký kết được chỉ định mà phí riêng lẻ (chứ không phải phí bổ sung) phải nộp, trừ trường hợp Bên ký kết được chỉ định và Bên ký kết của Cơ quan xuất xứ đều là các Nước cũng bị ràng buộc bởi Hiệp định, trong trong trường hợp đó, một khoản phí bổ sung sẽ được trả đối với Bên ký kết được chỉ định đó (Điều 8(7)(a) và 9sexies(1)(b) của Nghị định thư) | |
Châu Úc | 6500 | |
Indonesia | 125 CHF + 125 CHF mỗi nhóm bổ sung | |
Nhật Bản | 304 CHF + 285 CHF mỗi nhóm bổ sung | |
Myanmar | 221 CHF + 221 CHF mỗi nhóm bổ sung | |
Philippines | 101 CHF + 101 CHF mỗi nhóm bổ sung | |
Singapore | 261 CHF + 261 CHF mỗi nhóm bổ sung | |
Antigua và Barbuda | 6200 | |
Armenia | 5300 (1 lớp) + 540 (mỗi nhóm bổ sung) | |
Bahrain | 48000 | |
Malaysia | 1100 | |
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Châu Phi (OAPI) | 16000 (1 lớp) + 3300 (mỗi nhóm bổ sung) |
Lưu ý: Giá trị quy đổi từ CHF sang VND chỉ mang tính tương đối, tỷ giá có thể thay đổi theo thời gian.
Hình thức thu phí:
- Phí, lệ phí thu thông qua Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được thu bằng Franc Thụy Sỹ (CHF) trên cơ sở quy đổi mức thu bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái chính thức của Liên hợp quốc.
- Đối với phí thu qua Văn phòng quốc tế của WIPO: Phí được chuyển khoản vào tài khoản của tổ chức theo thông báo được gửi qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Trường hợp không nộp phí đầy đủ trong thời hạn được WIPO thông báo, đươn sẽ bị hủy bỏ và người nộp đơn sẽ được hoàn lại lệ phí đã nộp sau khi trừ đi một nửa lệ phí đăng ký cơ bản đã quy định để phục vụ cho việc tiếp nhận đơn ban đầu.
Quy định điều chỉnh lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Việc giảm lệ phí được quy định theo từng năm phụ thuộc vào chính sách kinh tế – xã hội của nhà nước. Chẳng hạn, năm 2021, 2023 và 2024, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 47/2021/TT-BTC, 44/2023/TT-BTC và 43/2024/TT-BTC giảm lệ phí sở hữu công nghiệp nói chung, lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nói riêng bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế thị trường hậu đại dịch và khắc phục tình trạng suy thoái thị trường.
Vào tháng 10 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 63/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Thông tư quy định về phí, lệ phí của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến, trong đó có quy định giảm 50% mức thu lệ phí sở hữu công nghiệp quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC trong thời gian kể từ ngày 01 tháng 01 07 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Điểm khác biệt của các Thông tư này đó là phạm vi điều chỉnh, cụ thể:
- Về mặt thời gian: Các thông trên chỉ áp dụng trong khoảng thời gian ngắn trong năm hoặc nửa năm nhằm mục tiêu kinh tế xã hội, an ninh trật tự cụ thể. Trong khi đó, Thông tư 63/2023/TT-BTC áp dụng trong một giai đoạn dài hơn, cụ thể là trong hai năm 2024 và 2025.
- Về đối tượng điều chỉnh: Các Thông tư điều chỉnh giảm 50% lệ phí có phạm vi áp dụng rộng hơn cho mọi hình thức yêu cầu thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cả bằng trực tuyến cũng như trực tiếp. Tuy nhiên, do mục tiêu của Thông tư 63/2023/TT-BTC là thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến nên Thông tư này chỉ áp dụng khi chủ đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nộp đơn qua hình thức trực tuyến trên cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Tuy vậy, cần lưu ý rằng, cho đến thời điểm tháng 07/2024, cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ (https://dichvucong.ipvietnam.gov.vn/thu-tuc-hanh-chinh) mới chỉ cung cấp nộp đơn trực tuyến với đăng ký sáng chế bắt đầu từ tháng 1/2024. Như vậy có nghĩa là, người nộp đơn trong khoảng thời gian từ 1/2024 cho đến khi có thông báo thay đổi tiếp theo của cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến, thì chỉ được giảm lệ phí khi đăng ký bảo hộ sáng chế trực tuyến mà chưa áp dụng được đối với đăng ký nhãn hiệu.
Như vậy, khi áp dụng các quy định về miễn giảm lệ phí, người nộp đơn cần chú ý tới phạm vi điều chỉnh của Thông tư liên quan và thực tế đáp ứng của các thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Trên đây là những quy định về lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mà Luật Việt An tổng hợp để thông tin đến quý khách. Luật Việt An có cung cấp các dịch vụ liên quan đến bảo hộ đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ hiệu quả nhất.
Từ khóa » Phí Khiếu Nại Nhãn Hiệu
-
Nhãn Hiệu - CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
-
Lệ Phí đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Việt Nam Năm 2021 - Luật Việt An
-
Thông Tư 263/2016/TT-BTC Phí Lệ Phí Sở Hữu Công Nghiệp
-
Những Thay đổi Về Phí Và Lệ Phí đăng Ký Nhãn Hiệu, Sáng Chế Và ...
-
Lệ Phí đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Có Cao Không? - Luật Sư X
-
Khiếu Nại Nhãn Hiệu - Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại HAIHAN-IP
-
Thủ Tục Giải Quyết Khiếu Nại Về Việc đăng Ký Nhãn Hiệu - Luật Thiên Di
-
Chi Phí đăng Ký Nhãn Hiệu Sản Phẩm độc Quyền - Bảo Hộ Thương ...
-
Giải Thích Về Các Khoản Phí, Lệ Phí Sở Hữu Công Nghiệp
-
[PDF] SỔ TAY HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
-
Thủ Tục Giải Quyết Khiếu Nại Liên Quan đến Thủ Tục Xác Lập Quyền Sở ...
-
+ Thủ Tục đăng Ký Nhãn Hiệu Chi Phí Thế Nào? - Luật Trí Nam
-
Thủ Tục Gia Hạn Hiệu Lực Văn Bằng Bảo Hộ
-
Thủ Tục đăng Ký Quốc Tế Nhãn Hiệu Có Chỉ định Việt Nam ?