LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ: THÁNH GIÁ LÀ NGUỒN TÌNH YÊU VÀ ...

Ghi danh Hội nhập Search
  • Trang Chính
  • Tủ Sách Công Giáo
  • Tài Liệu Đa Minh
  • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Chúa Xót Thương
  • Mẹ Thiên Chúa
  • Trang Kinh Nguyện
  • SUY NIỆM
  • Dominican Youth (ENGLISH)
  • VIỆT NAM
  • Đạo và Đời sống
  • Chúc Mừng - Phân Ưu - Cầu Nguyện
  • Thông Báo
  • Hình Ảnh Sinh Hoạt
  • Thư Tín
  • THÀNH VIÊN
  • Liên Lạc
  • CẢM NGHIỆM
  • AUDIO
  • HẠNH CÁC THÁNH
  • Luyện Ngục
  • Trang Chính
  • Tủ Sách Công Giáo
  • Tài Liệu Đa Minh
  • Giờ Kinh Phụng Vụ
  • Chúa Xót Thương
  • Mẹ Thiên Chúa
  • Trang Kinh Nguyện
  • SUY NIỆM
  • Dominican Youth (ENGLISH)
  • VIỆT NAM
  • Đạo và Đời sống
  • Chúc Mừng - Phân Ưu - Cầu Nguyện
  • Thông Báo
  • Hình Ảnh Sinh Hoạt
  • Thư Tín
  • THÀNH VIÊN
  • Liên Lạc
  • CẢM NGHIỆM
  • AUDIO
  • HẠNH CÁC THÁNH
  • Luyện Ngục
Search
  • Trang nhà
  • Đạo và Đời sống
  • Tìm Hiểu Sống Đạo
  • Tìm Hiểu Sống Đạo
  • Nghệ Thuật Sống
  • Sức Khỏe Và Đời Sống
Giờ Kinh Phụng Vụ

CN 7322: MẸ BAN CON CHO TÔI VÌ TÔI HIẾM MUỘN

20 Tháng Mười Hai 202412:10 CH(Xem: 19)babyloveNguồn Medjugorje News Một phụ nữ chia sẻ cảm nghiệm mà bà nhận được từ cuộc hành hương làng Medjugorje, đặc biệt trong mùa Giáng Sinh tuyệt đẹp này: "Tôi xin chia sẻ một phép lạ mà tôi nhận được khi đi hành hương tại Medjugorje và đầu tháng 11 năm 2024 này. Tôi đang sống ở thủ đô Paris, nước Pháp. Tôi có gia đình và là mẹ của một bé gái 4 tuổi.Đọc thêm

CN 7321: CHÚA THƯƠNG ĐÀN CHIÊN LẠC

20 Tháng Mười Hai 202411:30 SA(Xem: 14)chuayeu2Một nữ tu kể lại rằng: "Anh Fabio sống lăn lộn suốt 14 năm trời trong nạn bán ma tuý, phạm tội ác, làm trung gian cho đĩ điếm và trong nhiều tội ác khủng khiếp khác. Anh Fabio ở vùng Sao Paulo, nước Brazil. Tại đó có một vị linh mục tên là cha Enrico thường hay dâng Thánh Lễ ở trong những vùng nguy hiểm nhất trong thành phố. Khi ấy, anh Fabio tình cờ đi ngang...Đọc thêm

CN 7320: ĐỨC MẸ GIẢI THOÁT CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC

19 Tháng Mười Hai 20245:14 CH(Xem: 23)lhTrong thập niên 1980, Đức Mẹ Maria đã nói tại linh địa Medjugorje rằng:Đọc thêm

CN 7319: CÁC THIÊN THẦN Ở BÊ LEM

19 Tháng Mười Hai 20244:27 CH(Xem: 30)angelMột nữ tu chia sẻ cảm nghiệm của bà: Mùa Giáng Sinh đang đến, trái tim của chúng ta cảm nhận được những ân huệ mà Thiên Đàng ban cho chúng ta. Đó là khi Chúa Cứu Thế được sinh ra. Đó là ngày mà Đức Mẹ Maria gọi là Ngày Vui Mừng.Đọc thêm

“BỎ NGÀI CON BIẾT THEO AI”

09 Tháng Mười Hai 20246:57 CH(Xem: 65)cg1Cách đây một năm gia đình tôi bị rơi vào cơn khủng hoảng, chồng bị vỡ nợ sau đại dịch Covid, còn tôi thì phát hiện bị ung thư. Mọi chuyện xảy ra quá đột ngột khiến vợ chồng chúng tôi rơi vào tình trạng bế tắc...Đọc thêm

CN 7318: CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC

08 Tháng Mười Hai 20248:24 CH(Xem: 76)cgg1Nhân mùa Giáng Sinh, mùa của tình yêu lại đến với trần gian lần nữa, tôi xin được chia sẻ một số câu chuyện mà bà Maria Simma kể lại. Tất cả những điều cần biết về các linh hồn ở luyện ngục thì tôi đã dịch trong tác phẩm: Hãy Cứu Các Linh Hồn, xuất bản vào năm 2006. 1. Một hôm có một ông tiều phu đẩy xe ba gác để lên núi tìm lượm những cành cây khô đem về cho vợ...Đọc thêm

CN 7317: SỨC MẠNH CỦA CÁI ÔM HÔN

08 Tháng Mười Hai 20247:40 CH(Xem: 65)hugNgười Việt nói riêng và người Á Châu nói chung rất ít khi ôm hôn dù là ôm hôn những người thân quen. Tuy nhiên đối với người Âu Mỹ thì sự ôm hôn là điều cần phải làm để tỏ lòng quan tâm, khuyến khích và yêu thương người đối diện. Nếu chúng ta chưa quen thì hãy tập ôm hôn con cháu trước, rồi đến những người thân quen sau. (KH)Đọc thêm

Cuộc đời phù du

06 Tháng Mười Hai 20247:22 CH(Xem: 67)cacthanh1Tôi biết chị Teresa Nguyễn Trịnh Phương, vợ thầy Phó Tế Nguyễn Sỹ Bạch khi tham dự khóa 516 Cursillo năm 2002. Và tôi cũng đã có dự lớp học Thánh kinh do Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời tổ chức năm 2008 thời Đức Ông Lê Xuân Thượng làm chánh xứ, ban đầu là cha Bùi Phương Tiến và sau đó thầy Phó tế Bạch phụ trách. Tôi thường xuyên gặp thầy Phó Tế Bạch và vợ thầy là cô Phương...Đọc thêm

CN 7316: XIN CHA CẦU NGUYỆN CHO CON

04 Tháng Mười Hai 20249:13 CH(Xem: 88)divine-mercyLM Mario Attard OFM kể: Tôi được một người phóng viên của một chương trình TV mời tôi lên đài để phỏng vấn. Khi tôi bước vào phòng thâu thì tôi nhìn thấy ông ấy đang ngồi. Ánh mắt của ông ấy có vẻ buồn phiền. Giọng nói của ông ấy cò vẻ lạ lẫm. Sau khi nói chuyện thì ông ấy bảo tôi rằng:Đọc thêm

CN 7315: LỜI ĐỨC MẸ DẠY TỪ LÀNG MEDJUGORJE

04 Tháng Mười Hai 20248:38 CH(Xem: 82)medu12Sau đây là thông điệp mà Đức Mẹ ban cho thị nhân Mirjana Dragicevic-Soldo vào ngày 2/12/2015: "Các con thân mến, Mẹ luôn ở với các con bởi vì Con của Mẹ đã tín thác các con cho Mẹ. Và các con là con của Mẹ, các con cần Mẹ, các con đang tìm kiếm Mẹ. Các con đang đến với Mẹ. Các con đem niềm vui cho Trái Tim Từ Mẫu Mẹ."Đọc thêmTrướcSauLỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ: THÁNH GIÁ LÀ NGUỒN TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG13 Tháng Chín 20177:16 SA(Xem: 5644)weeping122LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ: THÁNH GIÁ LÀ NGUỒN TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG(Ds 21, 4-9; Pl 2,6-11; Ga 3, 13-17)Ngày nay, chúng ta thấy Thánh Giá được treo khắp nơi, nào là: Nhà Thờ, Nhà Nguyện, nhà tư; ở Nghĩa Trang, trên nấm mộ...; Thánh Giá còn xuất hiện trên áo, trong khăn và khắc trên gỗ, trên đá...; người ta cũng đeo Thánh Giá trên cổ, trên tay... Tất cả những điều đó diễn tả niềm tin, sự tôn thờ của của người Công Giáo, bởi vì, Thánh Giá là niềm vinh dự, là sự toàn thắng, là ơn cứu chuộc, là sự sống, là niềm hy vọng của chúng ta. Khi người Công Giáo tôn thờ Thánh Giá, chắc chắn không chỉ đơn thuần là tôn thờ một biểu tượng, càng không phải lưu ký một kỷ niệm buồn gợi lại sự đau khổ và chết chóc....Nhưng Thánh Giá là tất cả, là trọn vẹn niềm tin, là niềm hy vọng duy nhất và là ơn cứu độ của chúng ta. Như vậy, khi tôn thờ Thánh Giá, chúng ta suy tôn tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu cứu độ và mang lại cho chúng ta niềm hy vọng phục sinh.1. Tôn thờ Thánh Giá là suy tôn tình yêu của Thiên ChúaKhởi đi từ việc: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16). Từ “đến nỗi” cho thấy: Thiên Chúa đã yêu quá nhiều, yêu vô bờ và bao la, nhưng chưa thỏa lòng, nên còn một món quà duy nhất, cao quý, là tất cả của Thiên Chúa, nhưng Người sẵn lòng trao tặng cho nhân loại, đó chính là Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu xuất hiện, Ngài đã làm toát lên sự khiêm nhường tột cùng khi vâng lời Thiên Chúa Cha và yêu nhân loại tha thiết, nên Ngài: “...vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2, 6-8). Vì là hiện thân của Thiên Chúa, Đấng Giàu Lòng Thương Xót, nên cả cuộc đời và lời rao giảng của Ngài đều nhằm diễn tả bản chất tình yêu của Thiên Chúa cho con người. Đỉnh cao của mặc khải này chính là cuộc hiến tế trên Thánh Giá. Thật vậy: “Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15, 13); “Họa may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,7-8). Không chỉ trao ban tình yêu cách phổ quát, mà Ngài còn ban riêng cho mỗi người, khiến ai cũng cảm nghiệm được tình yêu cứu độ mà Đức Giêsu dành cho. Quả thật, Ngài là "Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi" (Gl 2, 20). Không phải yêu có thời gian và số lượng, mà là tình yêu trường cửu, vô biên: "Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương" (Gr 31, 3); và: "Ta quyết chẳng đoạn tình dứt nghĩa, quyết không hề bội tín thất trung" (Tv 89, 34). Quả thật, Thiên Chúa đã buộc Mình vào một tình yêu muôn thuở; Người tự tước đoạt tự do của Mình vì yêu thương chúng ta. Đây là ý nghĩa sâu sắc của Giao Ước mà trong Chúa Kitô, nơi Thánh Giá, đã trở nên "mới mẻ và sống động". Vì thế, đây là lý do thứ nhất để chúng ta suy tôn Thánh Giá Chúa Kitô. 2. Suy tôn Thánh Giá, đem lại cho chúng ta niềm hy vọng cứu độLý do thứ hai chính là vì niềm hy vọng và ơn cứu độ của chúng ta nơi Thánh Giá.Trong Cựu Ước, chúng ta thấy hình ảnh báo trước về Thánh Giá và ơn cứu độ qua cây gậy và con rắn đồng được treo lên. Bài đọc I trình thuật việc ông Môsê dẫn dân ra khỏi Aicập và trên đường trở về Đất Hứa, dân Israel phải trải qua hành trình trong sa mạc. Trên hành trình ấy, dân đã nhiều lần bất trung, kêu trách Đức Chúa và trút tội lên đầu Môsê. Trước tình cảnh đó, Thiên Chúa đã cho rắn lửa xuất hiện và cắn chết nhiều người. Thấy được sự bất trung và cảm nghiệm sâu xa về tội của mình đã phạm, toàn dân đồng loạt kêu cầu Môsê xin Chúa tha thứ. Thiên Chúa đã nhận lời Môsê và truyền cho ông: "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống" (Ds 21, 8). Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu đã minh nhiên xác định hình ảnh này chính là Ngài, khi nói: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3, 14-15).Thật vậy, mang trong mình niềm tin vào Thiên Chúa và ơn cứu độ ngang qua Đức Giêsu, hẳn chúng ta không bao giờ được phép chối bỏ Thánh Giá bằng bất cứ giá nào. Ngược lại, luôn luôn hướng nhìn lên Thánh Giá Chúa như bảo chứng của ơn cứu độ, bởi vì chính Đức Giêsu đã chọn Thánh Giá làm giá chuộc muôn người. Nhờ cây Thánh Giá, Đức Giêsu đã giải thoát thế gian khỏi xiềng xích tội lỗi, để từ nay, tội lỗi không còn quyền chi đối với Ngài và tất cả những người tin vào Ngài cũng được hưởng nhờ ân huệ đó. Nếu từ cái chết trên Thánh Giá, Đức Giêsu đã phục sinh, thì chúng ta cũng qua đau khổ, ắt chúng ta có niềm hy vọng được phục sinh như Ngài.Nếu xưa kia, từ Cây Trái Cấm, mà Tổ Tiên loài người đã sa ngã, cửa Thiên Đàng đóng lại, thì nay nhờ Cây Sự Sống chính là Thánh Giá, cửa Thiên Đàng được mở ra và đón nhận tất cả những ai tin vào Cây Trường Sinh.Như thế, Thánh Giá là biểu trưng cho sự khôn ngoan của Thiên Chúa và của những ai đón nhận như nguồn ơn cứu độ. Đây chính là nghịch lý của Thiên Chúa và của cả chúng ta, vì: “Dân Do thái thì đòi phép lạ, dân Hy lạp thì tìm lý lẽ cao siêu; còn chúng tôi lại rao giảng một Đức Kitô trên Thập giá [...]. Thế nhưng, đối với ai được gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, thì đó là một vị cứu tinh với quyền năng và khôn ngoan của Thiên Chúa” (x. 1Cr 1,18-25). 3. Suy tôn Thánh Giá, chúng ta học được bài học thứ thaCuối cùng, khi suy tôn Thánh Giá, chúng ta được mời gọi hãy: “Yêu thương như Thầy đã yêu thương” (x. Ga 13,3-35). Yêu như thầy là phục vụ vô vị lợi. Yêu như Thầy là hiến thân cho người mình yêu, không phân biệt bạn hay thù (x. Lc 6, 27-35). Yêu như Thầy cũng là tập sống bao dung, tha thứ, không xét đoán, giận hờn và luôn hướng tới sự thiện trọn hảo: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”, bởi vì: "Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau" (Cl 3:12-13). Như vậy, yêu Chúa thì cũng phải yêu người. Lệnh truyền này không thể tách rời nhau. Nó luôn kết hợp với nhau cách chặt chẽ như thể thanh ngang và thanh dọc của Thánh Giá. Khi kết hợp cả hai thanh ngang và thanh dọc thì mới thành Thánh Giá, thì mến Chúa và yêu người phải luôn luôn sát cánh bên nhau không thể tách rời để đem lại sự sống đời đời cho chugns ta.Lạy Chúa Giêsu, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa. Xin Thánh Giá Chúa rợp bóng trên cuộc đời chúng con, để chúng con được ơn cứu độ. Xin cũng cho chúng con học được bài học tha thứ của Chúa ngang qua Thánh Giá. Amen. Tu sĩ: Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP.TrướcSauCopyright © 2024 hddaminhthanhlinh.net All rights reserved VNVN SystemĐồng ýChúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.

Từ khóa » Suy Tôn Thánh Giá Là Gì