Ý Nghĩa Của Việc Suy Tôn Thánh Giá Chúa - GIÁO PHẬN BÙI CHU

  • Trang nhất
  • TIN GIÁO HỘI
    • GIÁO HỘI HOÀN VŨ
    • GIÁO HỘI VIỆT NAM
    • GIÁO PHẬN
  • GIÁO PHẬN
    • Giới thiệu Giáo phận
    • Linh mục đoàn
    • Giáo xứ - Giáo hạt
  • CHỦNG VIỆN
    • Lược sử
    • Cơ sở vật chất
    • Ban đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Thư viện
    • Chủng sinh các khóa
    • Dự tu
    • Bài viết - Chia sẻ
  • HỌC VIỆN
    • Giới thiệu học viện
    • Cơ sở học viện
    • Ban điều hành
    • Định hướng đào tạo
    • Ban đào tạo
    • Thời khoá biểu
    • Bài viết - Chia sẻ
  • DÒNG TU
    • Dòng Đaminh
    • Dòng Mân Côi
    • Dòng Mến Thánh Giá
    • Dòng Thăm Viếng
    • Dòng Trinh Vương
    • Tu hội Thánh Tâm
    • Bài viết về thánh hiến
  • CÁC BAN
    • Bác ái
    • Giáo Dân
    • Giáo dục
    • Di dân
    • Giáo Lý - Đức tin
    • Loan báo Tin Mừng
    • Mục vụ hôn nhân Gia Đình
    • Mục vụ Giới trẻ
    • Mục vụ Ơn gọi
    • Thánh Kinh
    • Thánh nhạc
    • Truyền Thông
    • Văn Hóa
    • Xây dựng
  • VĂN KIỆN
    • Văn Kiện Hội Thánh
    • Văn Kiện HĐGMVN
    • Văn thư Giáo Phận
  • SUY NIỆM
    • Suy niệm mỗi ngày
    • Suy niệm Chúa Nhật
    • Suy niệm Cầu nguyện
  • TƯ LIỆU
    • Bài chia sẻ
    • Chuyên đề
    • Giáo lý
    • Giới thiệu sách
    • Góc dịch thuật
    • Mẫu đơn từ
    • Phụng Vụ
    • Suy tư
    • Truyện ngắn
    • Thơ văn
  • HÌNH ẢNH
    • Ảnh Giáo phận
    • Rss
    • Search
  • VIDEOS
  • Trang nhất
  • Tin Tức
  • TƯ LIỆU
  • Chuyên đề
Ý nghĩa của việc suy tôn Thánh Giá Chúa Thứ sáu - 14/09/2018 10:58 5197 images 4Nếu chữ Vạn ( ) được xem như là biểu tượng của Phật giáo thì Thánh Giá ( ) chính là biểu tượng của Kitô giáo. Vì sao? Ắt hẳn đó không phải vì vẻ đẹp của biểu tượng này, cũng không phải vì sự đơn giản của nó, nhưng chính vì Đấng nằm trên cây gỗ đó đã dang rộng vòng tay để cứu chuộc nhân loại khỏi mọi tội lỗi. Nói cách khác, vì giờ đây “Thánh Giá trở thành biểu tượng của chính Đức Kitô”[1]. Như vậy, chính nhờ Đức Kitô mà cây Thánh Giá đã trở nên một biểu tượng linh thánh và là một phương dược linh nghiệm cho người Kitô hữu, như Công Đồng Vatican II đã nói “Nhờ Chúa Kitô, Thiên Chúa đã hoàn toàn nguôi lòng để chúng ta được giao hoà với Ngài và cho chúng ta được phụng thờ Ngài một cách hoàn bị.”[2] Nói như thế để thấy được rằng Thánh Giá là một cái gì đó rất thiêng liêng và quan trọng đối với người Kitô hữu vì sự quy hướng về Đức Kitô[3]. Để biểu thị sự thiêng liêng và tầm quan trọng của Thánh Giá, Hội Thánh không ngừng nhắc nhở con cái mình trân trọng và yêu mến Thánh Giá, đặc biệt qua các nghi thức Phụng vụ. Cụ thể Giáo Hội dành ngày 14 tháng 9 hàng năm để cử hành Thánh lễ Suy tôn Thánh Giá và cách riêng cử hành nghi thức suy tôn Thánh Giá vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh. Vậy suy tôn Thánh Giá là gì và có ý nghĩa như thế nào? Theo tác giả Dom Robert Le Gall, suy tôn Thánh Giá là “việc tôn kính Thánh Giá, khí cụ đem lại ơn cứu độ và tôn vinh Đức Kitô”[4]. Bên cạnh đó, Ban Từ vựng Công Giáo trực thuộc Uỷ ban Giáo lý Đức tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đưa ra một định nghĩa xem ra đầy đủ và chính xác hơn “Suy tôn Thánh Giá là nghi thức thờ lạy và hôn kính Thánh Giá vào chiều thứ Sáu Tuần Thánh nhằm tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu.”[5] Như vậy, với định nghĩa này ít nhiều chúng ta cũng đã hiểu được ý nghĩa của việc suy tôn Thánh Giá.Thực thế, việc suy tôn Thánh Giá không đơn thuần chỉ là một nghi thức Phụng vụ được Giáo Hội cử hành hàng năm vào ngày 14/9 hay chiều thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng ẩn sâu trong đó là cả một ý nghĩa thánh. Quả thật, trong ngày lễ suy tôn Thánh Giá, ca nhập lễ được cất lên như sau “Chúng ta phải hãnh diện về Thập Giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nơi Người, ta được giải thoát, được sống và được sống lại. Chính Người giải thoát và cứu độ ta.”[6] Như vậy, việc suy tôn Thánh Giá là một sự hãnh diện và là một lời tuyên xưng của người Kitô hữu vào Thánh Giá. Hãnh diện và tuyên xưng vào Thánh Giá vì giờ đây Thánh Giá là “một sự khẳng định về cuộc chiến thắng của Đức Giêsu Kitô”[7]. Cuộc chiến thắng mà Ngài đã dành được trước quyền lực sự dữ. Nếu như hình phạt đóng đinh vào thập giá là dấu chấm hết cho một sự sống, cho một tình yêu thì giờ đây Đức Giêsu đảo ngược hoàn toàn giá trị ấy. Ngài biến cây thập giá khổ hình thành cây mang lại sự sống. Ngài biến cây thập giá hận thù thành cây mang lại tình yêu vĩnh cửu. Thế nên Thánh Giá đã trở thành dấu chỉ của tình yêu và sự sống. Thánh Giá trở thành biểu tượng của Tình Yêu cứu độ. Như vậy suy tôn Thánh Giá còn có ý nghĩa là suy tôn một tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho con người qua Đức Giêsu Kitô.Với cái chết của Đức Giêsu trên Thánh Giá, loài người giờ đây được giao hoà với Thiên Chúa. Với cách hiểu này, một cách nào đó chúng ta có thể nói nếu không có cái chết của Đức Giêsu thì loài người vẫn đang mãi xa cách Thiên Chúa, chưa được giao hoà với Người. Như vậy việc suy tôn Thánh Giá là một hành động nói lên lòng biết ơn của chúng ta đối với Chúa Giêsu, vì Ngài đã chịu chết và đã mở cho ta con đường dẫn tới sự sống đời đời[8]. Không những thế hành động suy tôn Thánh Giá còn là một sự biểu lộ niềm tin của chúng ta vào Chúa Giêsu Kitô, và cũng là dịp để bày tỏ mối thân tình, sự khăng khít của ta với Ngài[9]. Đức Giêsu đã dùng cây Thánh Giá để kéo nhân loại lên với Thiên Chúa, như lời Ngài nói “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.”[10] Như vậy, nếu năm xưa nhờ cây Thánh Giá, Chúa Giêsu đã kéo mọi người lên với Thiên Chúa thì nay suy tôn Thánh Giá như là hành động để quy tụ mọi người tản mác khắp nơi về dưới chân Thánh Giá trong cùng một niềm tin vào sự phục sinh của Ngài.[11]Bên cạnh đó, lời tuyên bố của chủ sự và lời đáp của cộng đoàn trong nghi thức Suy Tôn Thánh Giá vào chiều thứ Sáu Tuần Thánh[12]: “Đây là cây Thánh Giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian” – “Chúng ta hãy đến thờ lạy” cũng cho ta một ý nghĩa thâm sâu về việc suy tôn Thánh Giá. Lời tuyên bố của chủ sự “Đây là cây” như muốn nói lên sự đau đớn tàn bạo và là một hình phạt ghê sợ nhất cho kẻ trọng tội. Qua đó, việc suy tôn Thánh Giá nhằm cho mọi người thấy một cách công khai, rõ ràng rằng Đức Giêsu đã chấp nhận chịu những đớn đau và hình phạt dù rằng Ngài không phạm tội gì. Thế nhưng, Giáo Hội không dừng lại ở đó. Giáo Hội muốn mọi người thấy rằng cây gỗ, “nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian” giờ đây đã trở thành biểu tượng chiến thắng, biểu tượng cứu độ. Giáo Hội như muốn nhấn mạnh thêm ý nghĩa chiến thắng khi mời gọi mọi người: “Chúng ta hãy đến thờ lạy”.Trên đây là ý nghĩa của việc suy tôn Thánh Giá. Có thể với nhiều người, việc tôn thờ Thánh Giá là một việc làm ngu xuẩn và điên rồ, như thánh Phaolô đã từng nói về người Do thái và dân ngoại[13]. Trái lại, với người Kitô hữu, đó lại là một hành động thánh, một hành động diễn tả đức tin. Và với người Kitô hữu, thiết nghĩ cuộc sống chỉ thực sự ý nghĩa khi hành động thánh này không bị giới hạn chỉ trong ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá hay trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh nhưng được cử hành liên tục trong suốt cuộc đời.[1] Phan Tấn Thành, “Thần học về Thập Giá theo Kinh Thánh, thánh Phaolô và lịch sử”, Thời sự Thần học, số 1, (1/2008): tr. 81.[2] Vatican II, Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh, số 5.[3] Xc. Sách GLHTCG, số 1161.[4] Dom Robert Le Gall, Tự điển Phụng Vụ, C.L.D, 1982, tr. 269.[5] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Từ điển Công Giáo (Tp.HCM: Tôn giáo, 2016), tr. 767.[6] Sách lễ Rôma, Ca nhập lễ thánh lễ suy tôn Thánh Giá.[7] Vô danh, Năm Phụng Vụ, tr. 86.[8] Xc. Vô danh, Sđd, 86.[9] Xc. J. Feder, Cử hành Thánh Lễ, tr. 102.[10] Ga 12,32.[11] Xc. Vô danh, Tam Nhật Vượt Qua (TPHCM: Học viện Đa Minh, 2018), tr. 34-35.[12] Xc. Lm Carôlô Hồ Bặc Xái, Từng bước theo Ngài (TPHCM: Phương Đông, 2012), tr. 96.[13] 1Cr 1, 22-23.

Tác giả: Antôn Hoàng Văn Phúc, OP

Tweet

TIN BÀI KHÁC

    Món quà của ChaMón quà của Cha

    Trăng và tôiTrăng và tôi

    Người trẻ trước những thực tại xã hộiNgười trẻ trước những thực tại xã hội

    Thích thì...Thích thì...

    Nhớ người đã khuấtNhớ người đã khuất

    Lời kinh dâng ChúaLời kinh dâng Chúa

    Ô nhiễm âm thanhÔ nhiễm âm thanh

    Giới trẻ với tình yêu sự sốngGiới trẻ với tình yêu sự sống

    Chỉ dẫn của Giáo hội về việc giáo dục giới tínhChỉ dẫn của Giáo hội về việc giáo dục giới tính

    Sẵn sàng và chờ đợiSẵn sàng và chờ đợi

    “Nhập thể”… một mầu nhiệm“Nhập thể”… một mầu nhiệm

    Bóng đá Việt Nam có gì hay ?Bóng đá Việt Nam có gì hay ?

    Ngày đầu của đời tuNgày đầu của đời tu

    Đồng tính luyến áiĐồng tính luyến ái

    Gặp Chúa, đổi đờiGặp Chúa, đổi đời

    Ngày dài của AharonNgày dài của Aharon

    Viết cho em họ ngày vĩnh khấnViết cho em họ ngày vĩnh khấn

    Những ngày nghỉ hè bổ ích của nữ tu ĐaminhNhững ngày nghỉ hè bổ ích của nữ tu Đaminh

    Đời tu có dám hiểu để yêu?Đời tu có dám hiểu để yêu?

    Truyện ngắn: Giacóp và LêaTruyện ngắn: Giacóp và Lêa

    Truyền giáo từ thực trạng Lạng sơn đến Xuân lộcTruyền giáo từ thực trạng Lạng sơn đến Xuân lộc

    Dâng hoa, nét đặc thù của Giáo hội Việt namDâng hoa, nét đặc thù của Giáo hội Việt nam

    Tình yêu tuổi trẻ ngày nay            Tình yêu tuổi trẻ ngày nay            

    Chuyện cuối tuần: Liên Triều nhịp bước hòa bìnhChuyện cuối tuần: Liên Triều nhịp bước hòa bình

VIDEOS
    Bản tin Giáo Phận Bùi Chu từ ngày 01 đến ngày 15 tháng 12 năm 2024

    Bản tin Giáo Phận Bùi Chu từ ngày 01 đến ngày 15 tháng 12 năm 2024

    Đại lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội quan thầy đệ nhất Gp. Bùi Chu

    Đại lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội quan thầy đệ nhất Gp. Bùi Chu

    Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật III mùa Vọng năm C _ Lm. Đaminh Trần Ngọc Đăng

    Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật III mùa Vọng năm C _ Lm. Đaminh Trần Ngọc Đăng

***+***
xktalpvgkpvtvcv
***+***
ra khoilnth
LIÊN KẾT
Vatican - HĐ.Giám Mục Tòa Thánh Vatican Liên HĐ Giám Mục Á Châu HĐ Giám Mục Việt Nam UBBAXH-Caritas Việt Nam Công lý và hòa bìnhGiáo lý đức tinỦy ban Thánh KinhMục vụ di dânMục vụ Gia đình Website Các Giáo Phận Tổng giáo phận Hà NộiGiáo Phận Thái BìnhGiáo Phận Bắc NinhGiáo Phận Hưng HóaGiáo Phận Thanh HóaGiáo Phận Phát DiệmGiáo Phận Hải PhòngGiáo Phận VinhGiáo Phận Lạng SơnTổng Giáo Phận HuếGiáo Phận Đà Lạt Giáo Phận Kon Tum Giáo Phận Phan Thiết Giáo Phận Cần ThơGiáo Phận Long XuyênGiáo Phận Mỹ ThoGiáo Phận Phú CườngGiáo Phận Xuân LộcGiáo Phận Bà Rịa Tổng Giáo Phận Sài GònGiáo Phận Vĩnh Long Giáo Phận Buôn Mê Thuật Các website Công Giáo VietcatholicĐài Chân Lý Á ChâuĐài VaticanMạng Thánh Linh Mạng Lưới Dũng LạcThánh ca Việt Nam Khúc cảm tạLH Bề Trên Thượng CấpNhóm Ca Trưởng Chủng viện - Dòng tu Dòng Ngôi Lời Dòng Phanxicô Việt NamDòng TênDòng Thánh Tâm HuếDòng ĐaminhDòng con Đức Mẹ Phù HộDòng Chúa Cứu Thế
11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập254
  • Máy chủ tìm kiếm89
  • Khách viếng thăm165
  • Hôm nay44,125
  • Tháng hiện tại758,920
  • Tổng lượt truy cập79,990,758
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Giới thiệu bài viết cho bạn bè

Từ khóa » Suy Tôn Thánh Giá Là Gì