Lễ Tế Thần Nông ở Cà Mau

Mấy năm gần đây, Lễ tế Thần Nông trong lễ hội Kỳ Yên cúng Thượng Điền, Hạ Điền ở Cà Mau được tổ chức hàng năm tại các Đình Thần Tân Lộc (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình); Đình Thần Tân Thuộc (xã An Xuyên, thành phố Cà Mau) rất trang nghiêm, trọng thể. Ngoài tín ngưỡng tâm linh, lễ tế Thần Nông còn là nơi họp mặt những nhà nông để trao đổi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, là dịp để người dân trong làng xã giữ mối quan hệ đoàn kết "tình làng, nghĩa xóm".

Múa Lân là phần hội không thể thiếu trong lễ tế Thần Nông.

Tế Thần Nông là một trong 6 nghi thức tại lễ cúng đình, gồm: Túc yết, Hùng Vương, Tiên Sư, Tiên Thường, Chánh tế Thần đình… thể hiện tín ngưỡng và mong mỏi của người nông dân gắn liền với thành quả lao động nông nghiệp trong từng mùa vụ.

Lễ rước sắc Thần.

Ở nước ta, tục tế Thần Nông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng vào những năm sau 1850 các vua triều Nguyễn lập ra thiết chế "phong thần" qui định việc tế Thần Nông theo mùa màng nông nghiệp được diễn ra vào tiết xuân (khoảng tháng 2 âm lịch), Lễ Thượng Điền thường diễn ra tháng 11 – 12 âm lịch.

Nghi thức đánh 3 hồi mõ.

Theo dân gian Trung Quốc, Thần Nông là vị thánh tổ của ngũ cốc; là ông tổ của nghề y dược do tìm ra hàng trăm loại thảo dược giúp dân chữa bệnh; ông là người sáng chế ra lưỡi cuốc, lưỡi cày giúp dân cày xới, dạy dân dựng nhà; Thần Nông là người trông coi nông nghiệp cùng với người nông dân "một nắng hai sương", "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" nên việc tế lễ cũng phải tế ngoài trời cho phù hợp với tính cách của Thần… Việc cúng tế không chỉ thực hiện tín ngưỡng tâm linh Thần Nông mà trong cầu nguyện văn tế luôn gắn liền với câu: "Quốc thới dân an".

Nghi thức đánh 3 hồi trống.

Nghi lễ tế Thần Nông truyền thống của các Đình Thần ở Cà Mau, trước khi tổ chức tế lễ, múa lân là phần hội không thể thiếu trong lễ Tế Thần Nông. Sau đó, Ban tế sự phải chỉnh tề với khăn đóng, áo dài cùng với đội học trò lễ và nhân dân địa phương đi rước sắc Thần. Sau khi rước sắc thần, người đại diện Ban tế tự, thường là Hương văn, đứng ra nguyện hương. Trống được đánh lên 3 hồi, tiếp theo là 3 hồi chiêng, ba hồi mõ.

Nghi thức Hương văn xướng ngâm bài văn tế.

Theo nghi thức các đình Tây Nam Bộ, phần lớn lễ tế Thần Nông được thực hiện ngày đầu, sau khi an vị Sắc Thần và tiến hành lễ tế buổi 12g trưa. Khi Hương văn xướng ngâm bài văn tế, bài nguyện hương, thì dàn nhạc phải phụ họa theo cung bậc ngân nga của bài văn.

Vật cúng Thần Nông thường là con heo sống, hoặc thủ vỉ chưa nấu chín.

Những người làm nhiệm vụ học trò lễ phải thực hiện động tác cung bái, đi, đá chân, lên xuống, xoay trở theo nhịp trống, thường thì nhịp 4, nhịp 8, hồi xưa phải đi theo nhịp 12, 16… Vật cúng Thần Nông thường là con heo sống, hoặc thủ vỉ chưa nấu chín. Cúng tế không chỉ thực hiện tín ngưỡng tâm linh Thần Nông mà trong cầu Quốc thới dân an, mùa màng tươi tốt.

Đội học trò lễ thực hiện nghi thức tế lễ

Mấy năm gần đây, Lễ tế Thần Nông trong lễ hội Kỳ Yên cúng Thượng Điền, Hạ Điền ở Cà Mau được tổ chức hàng năm tại các Đình Thần Tân Lộc (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình); Đình Thần Tân Thuộc (xã An Xuyên, thành phố Cà Mau) rất trang nghiêm, trọng thể. Ngoài tín ngưỡng tâm linh, lễ tế Thần Nông còn là nơi họp mặt những nhà nông để trao đổi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, là dịp để người dân trong làng xã giữ mối quan hệ đoàn kết "tình làng, nghĩa xóm".

Từ khóa » Thần Nông Là Gì