Lê Thị Thu Hằng – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Lê Thị Thu Hằng | |
---|---|
Chức vụ | |
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao | |
Nhiệm kỳ | 2 tháng 12 năm 2022 – nay1 năm, 359 ngày |
Bộ truởng | Bùi Thanh Sơn |
Vị trí | Việt Nam |
Chủ nhiệmỦy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài | |
Nhiệm kỳ | 28 tháng 4 năm 2023 – nay1 năm, 211 ngày |
Tiền nhiệm | Phạm Quang Hiệu |
Vị trí | Việt Nam |
Trợ lý Bộ trưởng Bộ ngoại giao | |
Nhiệm kỳ | 16 tháng 8 năm 2021 – 2 tháng 12 năm 20221 năm, 108 ngày |
Bộ trưởng | Bùi Thanh Sơn |
Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chíNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao | |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 4 năm 2017 – 2 tháng 12 năm 20225 năm, 245 ngày |
Bộ trưởng | Phạm Bình MinhBùi Thanh Sơn |
Tiền nhiệm | Lê Hải Bình |
Kế nhiệm | Phạm Thu Hằng |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 2 tháng 12, 1972 (51 tuổi)Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Dân tộc | Kinh |
Lê Thị Thu Hằng (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1972 tại Hà Nội) là một nhà ngoại giao người Việt Nam. Bà hiện là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Bà từng giữ các chức vụ Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đồng thời là Trợ lý Bộ trưởng kiêm Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí của Bộ Ngoại giao (từ ngày 30 tháng 3 năm 2017, thay cho ông Lê Hải Bình).[1][2]
Xuất thân và trình độ học vấn
[sửa | sửa mã nguồn]Lê Thị Thu Hằng sinh ngày 2 tháng 12 năm 1972 tại Hà Nội[3]
Lê Thị Thu Hằng là học sinh chuyên tiếng Nga khóa đầu tiên của Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam.[4]
Năm 1994, bà tốt nghiệp cử nhân Anh văn[1], khoa phiên dịch tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ Thanh Xuân (nay là Trường Đại học Hà Nội).[3] Bà thông thạo tiếng Anh và tiếng Nga.[1]
Bà còn có bằng cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội.[1]
Bà lấy bằng thạc sĩ Ngoại giao và Truyền thông Quốc tế, Đại học West of England (Vương quốc Anh).[1]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Từ năm 1996 (24 tuổi) bà vào ngành ngoại giao và bắt đầu công tác tại Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao Việt Nam.[1]
Từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2004, bà làm Tùy viên Văn hóa Báo chí, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga.[1][3][5]
Sau nhiệm kỳ tại Liên bang Nga, bà trở lại công tác tại Vụ Thông tin Báo chí.[1] Từ 2009, bà làm Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí.[3][5]
Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 5 năm 2015, bà là Tham tán Công sứ, Phó Đại sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[5]
Tháng 10 năm 2015, bà giữ chức Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin Văn hoá, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.[5]
Từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017, bà là Vụ trưởng Vụ Thông tin văn hoá, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.[1]
Từ tháng 4 năm 2017, bà giữ chức Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao.[5][1][3]
Ngày 16 tháng 8 năm 2021, bà được bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng kiêm Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao.[5][6]
Ngày 02 tháng 12 năm 2022, bà được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.[7]
Ngày 28 tháng 4 năm 2023, bà kiêm giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.[5]
Phát biểu
[sửa | sửa mã nguồn]Tại buổi họp báo của Bộ Ngoại giao chiều ngày 5 tháng 4 năm 2018, trả lời phóng viên về việc một số tổ chức nhân quyền lên án phiên tòa cùng ngày xét xử sơ thẩm 6 bị cáo, trong đó có Luật sư Nguyễn Văn Đài, bị VKSND Tối cao truy tố về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", bà Hằng khẳng định: "Về thông tin do một số tổ chức nhân quyền đưa ra, tôi bác bỏ những thông tin sai sự thực, thiếu khách quan. Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm, không có việc những người tự do bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ".[8]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h i j Hải Minh (30 tháng 3 năm 2017). “Bà Lê Thị Thu Hằng trở thành người phát ngôn của Bộ Ngoại giao”. Báo Công an. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2004.
- ^ Thái An - X.Linh - Phạm Hải (30 tháng 3 năm 2017). “Bộ Ngoại giao có nữ phát ngôn viên mới”. VietNamNet. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2017.
- ^ a b c d e PV (30 tháng 3 năm 2017). “Bà Lê Thị Thu Hằng là Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao”. Báo Tài nguyên môi trường. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2017.
- ^ Phạm Hải. “Điều chưa biết về nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao”. VietNamNet. 2017-10-20. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
- ^ a b c d e f g “Tiểu sử Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng”. scov.gov.vn. 25 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng được bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao”. VOV.VN. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
- ^ Quyết định số 1508/QĐ-TTg
- ^ “Người phát ngôn lên tiếng về phiên tòa xử Nguyễn Văn Đài và đồng phạm”. nld.com.vn. 5 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2018.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]
| ||
---|---|---|
Trước đây | Hồ Thể Lan • Phan Thúy Thanh • Lê Dũng • Nguyễn Phương Nga • Lương Thanh Nghị • Lê Hải Bình • Lê Thị Thu Hằng |
Từ khóa » Người Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao Qua Các Thời Kỳ
-
Người Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
-
Người Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao được Bổ Nhiệm Thêm Chức Vụ Mới
-
Tuyên Bố Của Người Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao Và Châu Âu Cộng ...
-
Thông Tin Chính Phủ - BỘ NGOẠI GIAO BỔ NHIỆM NGƯỜI PHÁT ...
-
Những Góc Khuất Cuộc đời Người Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao
-
Vì Sao ông Lê Hải Bình Rời Vị Trí Người Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao Việt ...
-
Người Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
-
Bộ Ngoại Giao - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại
-
Phát Biểu Của Người Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng Về ...
-
Họp Báo Thường Kỳ Bộ Ngoại Giao: Người Phát Ngôn Lê Thị Thu ...
-
Mơ Thấy Rồng đánh Con Gì
-
Kêt Qua Xsmb Hôm Nay Miền Bắc
-
Người Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao Nói Gì Về Vụ Bắt Cán Bộ Cục Lãnh Sự?