Lí Thuyết Quản Trị Quan Liêu (Bureaucratic Management Theory) Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Lí thuyết quản trị quan liêu
Khái niệm
Lí thuyết quản trị quan liêu trong tiếng Anh là Bureaucratic Management Theory.
Lí thuyết quản trị quan liêu đề xuất rằng một tổ chức được điều hành lí tưởng là một tổ chức có cấu trúc phân cấp, và được điều chỉnh bởi các qui tắc ra quyết định hợp lí và hợp pháp.
Max Weber được coi là cha đẻ của lí thuyết quản trị quan liêu. Weber là một nhà xã hội học và nhà kinh tế chính trị người Đức đã xem quan liêu ở một khía cạnh tích cực, tin rằng nó hợp lí và hiệu quả hơn so với những cơ chế quản lí trước đó.
Lí thuyết quản trị quan liêu của Weber có hai yếu tố chính. Đầu tiên, lí thuyết này yêu cầu tổ chức phải được kết cấu theo một hệ thống phân cấp. Thứ hai, tổ chức và các thành viên trong tổ chức phải được điều chỉnh bởi các qui tắc ra quyết định hợp lí và hợp pháp đã được xác định rõ ràng. Hai yếu tố trên giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình.
Hệ thống cấp bậc tổ chức là sự sắp xếp tổ chức theo cấp độ thẩm quyền bao gồm cấp trên và cấp dưới. Ví dụ: một phó giám đốc marketing là cấp dưới của chủ tịch công ty, ngang hàng với phó giám đốc bộ phận bán hàng, là cấp trên của quản lí bộ phận truyền thông xã hội trong cùng công ty.
Mỗi cấp độ trong tổ chức phải chịu trách nhiệm với những cấp độ phía trên nó, và ở đỉnh của hệ thống cấp bậc là nhà lãnh đạo cấp cao nhất.
Cách dễ nhất để hiểu thuật ngữ "qui tắc ra quyết định hợp lí và hợp pháp" là nghĩ về nó như một tập hợp các chính sách và thủ tục rõ ràng và khách quan chi phối cách thức hoạt động của một tổ chức. Ví dụ như các qui tắc và chính sách nhân sự, hoặc các qui định quản li để xác định xem đối tượng nào được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Ví dụ về quản trị quan liêu
Một ví dụ về quản trị quan liêu là các tập đoàn hiện đại. Tổng giám đốc là người đứng đầu trong cơ cấu tổ chức. Có thể có nhiều giám đốc khác phụ trách các bộ phận đặc thù trong hoạt động và chức năng của tập đoàn, ví dụ như marketing, bán hàng hoặc pháp lí.
Quản lí cấp trung là cấp tiếp theo của hệ thống phân cấp. Dưới quản lí cấp trung có thể là giám sát viên cấp dưới trực tiếp quản lí nhân viên.
Ví dụ về tổ chức kiểu quan liêu khác có thể là quân đội. Một sư đoàn quân đội được chia thành các lữ đoàn. Các lữ đoàn được chia nhỏ thành các trung đoàn, tiểu đoàn; đại đội, trung đội, tiểu đội.
(Theo study.com)
Từ khóa » Học Thuyết Quan Liêu Bàn Giấy
-
Thuyết Quản Lí Quan Liêu Bàn Giấy Của MaxWeber - TaiLieu.VN
-
SỰ VẬN DỤNG THUYẾT QUẢN LÝ BÀN GIẤY TRONG ... - 123doc
-
Thuyết Quản Lý Quan Liêu Của Max Weber - ThuVienGiaoVien
-
Thuyết Quản Lí Quan Liêu Bàn Giấy Của MaxWeber - TailieuXANH
-
Nhà Nghiên Cứu Về Quản Trị đã đưa Ra Lý Thuyết “tổ Chức Quan Liêu ...
-
Nhà Nghiên Cứu Về Quản Trị đã đưa Ra Lý Thuyết Tổ Chức Quan Liêu ...
-
[PDF] LÝ THUYẾT TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ BÀI 1
-
Thuyết Quản Trị Hành Chính Của Max Weber
-
Quan Liêu Là Gì? Những Giải Pháp Khắc Phục Bệnh ... - Luật Dương Gia
-
Quan Liêu Là Gì? Ý Nghĩa Thực Sự Của Từ Quan Liêu - Học Luật OnLine
-
Bộ Máy Quan Liêu – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] Các Lý Thuyết Quản Trị
-
Các Lý Thuyết Quản Trị - .vn