Lịch Sử 10 Bài 28: Truyền Thống Yêu Nước Của Dân ...

Home Đăng nhập Đăng kí Đăng nhập Đăng kí Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Lớp 10 SGK Cũ Chương IV: Việt Nam Ở Nửa Đầu Thế Kỉ XIX Lịch sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến Lịch sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Chương IV: Việt Nam Ở Nửa Đầu Thế Kỉ XIX

Lịch sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Lịch sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân

Lịch sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

Lịch sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Lý thuyết Bài tập Mục lục

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam

1.2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập

1.3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

2.2. Bài tập SGK

3. Hỏi đáp Bài 28 Lịch Sử 10

Tóm tắt bài

1.1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam

1. Khái niệm

  • Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.
  • Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.

2. Nguồn gốc

  • Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (đó là những tình cảm gắn với địa phương).
  • Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước.
  • Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn.
  • Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.
  • Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).
  • Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.

1.2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập

1. Bối cảnh lịch sử

  • Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.
  • Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.
  • Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm phương Nam.
  • Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi luyện.

2. Biểu hiện

  • Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc.
  • Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Việt.
  • Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên
  • Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân - mang yếu tố nhân dân.

1.3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến

  • Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  • Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua gian khổ, hy sinh, phát huy tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng.
  • Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.
  • Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Truyền thuyết nào lí giải nguồn gốc dân tộc Việt?

    • A. Tiên Dung – Chử Đổng Tử
    • B. Mỵ Châu – Trọng Thủy
    • C. Lạc Long Quân – Âu cơ
    • D. Thánh Gióng
  • Câu 2:

    Vị trí của thời kì Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là

    • A. Định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam
    • B. Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam
    • C. Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam
    • D. Giữ vững bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam
  • Câu 3:

    Đánh bại quân xâm lược Tần, nhà nước Âu Lạc đã đánh dấu

    • A. Bước phát triển mới của lòng yêu nước
    • B. Lòng yêu nước của dân tộc ta hình thành
    • C. Tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc được hình thành
    • D. Nhân dân ta bước vào thời kì độc lập lâu dài

Câu 4 - Câu 9: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 3 trang 140 SGK Lịch sử 10

Bài tập 4 trang 140 SGK Lịch sử 10

Bài tập Thảo luận trang 138 SGK Lịch sử 10 Bài 28

Bài tập Thảo luận trang 139 SGK Lịch sử 10 Bài 28

Bài tập Thảo luận 1 trang 140 SGK Lịch sử 10 Bài 28

Bài tập Thảo luận 2 trang 140 SGK Lịch sử 10 Bài 28

Bài tập 1 trang 123 SBT Lịch sử 10 Bài 28

Bài tập 2 trang 123 SBT Lịch sử 10 Bài 28

Bài tập 3 trang 124 SBT Lịch sử 10 Bài 28

Bài tập 4 trang 124 SBT Lịch sử 10 Bài 28

Bài tập 5 trang 124 SBT Lịch sử 10 Bài 28

Bài tập 6 trang 124 SBT Lịch sử 10 Bài 28

3. Hỏi đáp Bài 28 Lịch sử 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :)) Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Đọc truyện chữ Nghe truyện audio Công thức nấu ăn Hỏi nhanh

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Từ khóa » Sử 10 Bài 28 Lý Thuyết