Lịch Sử 10 Bài 28: Truyền Thống Yêu Nước Của Dân Tộc Việt ...

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 10
Lịch sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (5) 142 lượt xem Share

Trong lịch sử gần 3000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp trong đó nổi bật lên là truyền thống yêu nước. Để hiểu được quá trình hình thành, phát triển và tôi luyện của truyền thống yêu nước trong thời kỳ phong kiến độc lập ta cùng nhau tìm hiểu bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến” Lịch sử lớp 10.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự hình thành

1.2. Sự phát triển

1.3. Nét đặc trưng

2. Luyện tập

3. Trắc nghiệm Online

4. Kết luận

Lịch sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam

a. Khái niệm

- Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.

- Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.

b. Nguồn gốc

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (đó là những tình cảm gắn với địa phương).

- Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước.

- Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn.

- Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.

- Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).

- Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.

1.2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập

a. Bối cảnh lịch sử

- Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.

- Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.

- Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm phương Nam.

- Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi luyện.

b. Biểu hiện

- Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc.

- Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Việt.

- Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên

- Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân - mang yếu tố nhân dân.

1.3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến

- Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

- Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua gian khổ, hy sinh, phát huy tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng.

- Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.

- Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.

2. Luyện tập

Câu 1: Phân tích những biểu hiện của lòng yêu nước Việt Nam qua các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc.

Gợi ý trả lời:

Những biểu hiện của lòng yêu nước qua các cuộc khởi nghĩa thời kì Bắc thuộc:

- Nhân dân đoàn kết đấu tranh, các cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra sôi nổi, bền bỉ như: Hai Bà Trưng (40), Bà Triệu (248), Lí Bí (542), Lý Tự Kiên, Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766),... Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng oanh liệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

- Nhiều truyền thuyết được lan truyền, cùng với việc xây dựng miếu thờ các vị anh hùng để khắc sâu lòng yêu nước của người Việt để từ đó hình thành truyền thống yêu nước.

Câu 2: Tại sao yêu nước lại gắn liền với thương dân?

Gợi ý trả lời:

Yêu nước gắn liền với thương dân do:

- Nguyễn Trãi đã từng tâm niệm: "Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân", Bác Hồ cũng nói: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".

Như vậy, ta thấy được sự quan trọng của quần chúng nhân dân thời chiến tranh, nhân dân là lực lượng nòng cốt cho cuộc kháng chiến.

- Có dân mới gây dựng nên nước, có nước mới tạo ra dân.

→ Yêu nước cũng chính là thương dân.

Câu 3: Hãy điểm lại các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa giành độc lập trong lịch sử nước ta trước thế kỉ XIX.

Gợi ý trả lời:

- Kháng chiến chống Tống lần 1 (981)

- Kháng chiến chống Tống lần 2 (1075 - 1077)

- 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (1258, 1285, 1287 - 1288)

- Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

- Kháng chiến chống Xiêm (1785)

- Kháng chiến chống Thanh (1789)

Câu 4: Nêu một vài biểu hiện của lòng yêu nước trong chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Gợi ý trả lời:

Lòng yêu nước trong chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta bao gồm:

- Đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

- Biết ơn các vị anh hùng có công với nước.

- Căm thù giặc, ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược để giành và giữ gìn độc lập.

- Phát triển kinh tế để phục vụ cuộc công cuộc kháng chiến.

- Yêu nước thương dân của giai cấp thống trị.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam Lịch sử 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học các em cần nắm được những nội dung chính sau đây:

  • Truyền thống yêu nước Việt Nam: khái niệm và sự hình thành.
  • Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập: bối cảnh lịch sử và biểu hiện.
  • Những nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
  • Tham khảo thêm

  • doc Lịch sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  • doc Lịch sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước
  • doc Lịch sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
(5) 142 lượt xem Share Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sử 10 Lịch Sử 10 Ôn tập Lịch sử 10 Việt Nam Ở Nửa Đầu Thế Kỉ XIX

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Bài học Lịch sử 10

Chương I: Xã hội nguyên thủy

  • 1 Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  • 2 Bài 2: Xã hội nguyên thủy

Chương II: Xã hội cổ đại

  • 1 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  • 2 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma

Chương III: Trung Quốc thời phong kiến

  • 1 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

Chương IV: Ấn Độ thời phong kiến

  • 1 Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  • 2 Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

Chương V: Đông Nam Á thời phong kiến

  • 1 Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở ĐNA
  • 2 Bài 9: Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào

Chương VI: Tây Âu thời trung đại

  • 1 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
  • 2 Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  • 3 Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới

Chương I: Việt Nam Từ Thời Nguyên Thủy Đến Thế Kỉ X

  • 1 Bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  • 2 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  • 3 Bài 15: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
  • 4 Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tt)

Chương II: Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ XV

  • 1 Bài 17: Quá trình hình thành, phát triển nhà nước phong kiến
  • 2 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
  • 3 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
  • 4 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc

Chương III: Việt Nam Từ Thế Kỉ XVI Đến Thế Kỉ XVIII

  • 1 Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến
  • 2 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  • 3 Bài 23: Phong trào Tây Sơn
  • 4 Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII

Chương IV: Việt Nam Ở Nửa Đầu Thế Kỉ XIX

  • 1 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn
  • 2 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước
  • 3 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX
  • 4 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

Chương I: Các Cuộc Cách Mạng Tư Sản (Từ Giữa Thế Kỉ XVI Đến Cuối Thế Kỉ XVIII

  • 1 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  • 2 Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
  • 3 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Chương II: Các Nước Âu - Mĩ (Từ Giữa Thế Kỉ XVI Đến Cuối Thế Kỉ XVIII)

  • 1 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  • 2 Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ
  • 3 Bài 34: Các nước TB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  • 4 Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

Chương III: Phong trào công nhân (Từ đầu TK XIX đến đầu TK XX)

  • 1 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  • 2 Bài 37: Mác và Ăng-ghen Sự ra đời của CNXH khoa học
  • 3 Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871
  • 4 Bài 39: Quốc tế thứ hai
  • 5 Bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Sử 10 Bài 28 Lý Thuyết