Lịch Sử 10 Bài 7: Sự Phát Triển Lịch Sử Và Nền Văn Hóa đa Dạng Của ...

Lịch sử 10 bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn ĐộTóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 7Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ được chúng tôi sưu tầm và đăng tải. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Bài: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

  • A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 7
    • 1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ
    • 2. Vương triều Hồi giáo Đê li (1206-1526)
    • 3. Vương triều Mô gôn (1526-1707)
  • B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 7

A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 7

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

Lược đồ Ấn Độ thời cổ đại

1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ

  • Thế kỷ VII Ấn Độ lại phân tán.
  • Hai nước phát triển nhất là Pa-la (Đông Bắc) và Pa-la-va (miền Nam)
  • Nước Pa-la-va ở miền Nam buôn bán đường biển với các nước Đông Nam Á và Tây Á phát đạt nên phổ biến văn hóa Ấn Độ.

2. Vương triều Hồi giáo Đê li (1206-1526)

  • Thế kỷ XI –XII người Thổ Nhĩ Kỳ lập vương triều Hồi Giáo Đê li đã áp đặt Hồi Giáo và cấm đạo Hin đu, chiếm đoạt ruộng đất; ra sức bóc lột nhân dân Ấn, kỳ thị tôn giáo và giai cấp gây mâu thuẫn dân tộc.
  • Phổ biến văn hóa Hồi giáo: Kiến trúc Hồi giáo.
  • Các thương nhân Ấn Độ truyền bá đạo Hồi đến một số nước Đông Nam Á.

3. Vương triều Mô gôn (1526-1707)

  • Vua Ti-mua Leng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ năm 1398, nhưng cháu nội là Ba-bua đánh chiếm Đê-li lập ra Vương triều Ấn Độ Mô-gôn (gốc Mông Cổ).
  • Vua -cơ-ba (1556-1707) tài giỏi đã xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, xây dựng khối hòa hợp dân tộc, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa Ấn Độ.
  • Vua A-cơ-ba được xem như một vị anh hùng dân tộc .
  • Nhưng đến thời Gia-han-ghi-a (1605-1627) và Sa Gia-han (1627-1658) đã dùng nhiều biện pháp quyết liệt để bắt dân phục tùng, chiếm đoạt nhiều của cải, xây dựng nhiều công trình kiến trúc: lăng mộ Ta–giơ Ma–han, lâu đài Thành Đỏ ở Bắc Ấn Độ đó là di sản văn hóa bất hủ.
  • Tình trạng chia rẽ lại xuất hiện ở Ấn Độ.
  • Đầu thế kỷ XIX thực dân phương Tây xâm nhập Ấn Độ báo hiệu sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến Ấn Độ.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

Vua A-cơ-ba

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

Taj Ma hal

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

Thành Đỏ Laquila

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 7

Câu 1: Nét độc đáo trong lịch sử Ấn Độ từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII là

  1. Đất nước bị phân liệt thành nhiều quốc gia nhỏ.
  2. Sự phân liệt đất nước lại tạo điều kiện cho văn hoá phát triển trên toàn lãnh thổ.
  3. Sự phân liệt đã tạo điều kiện cho văn hoá Ấn Độ truyền ra bên ngoài.
  4. Đất nước bị phân liệt, mỗi vùng phát triển văn hóa khác nhau.

Câu 2. Vương triều Hồi giáo Đê-li ở Ấn Độ do

  1. Người Ấn Độ lập nên.
  2. Người Mông Cổ lập nên.
  3. Người Hồi giáo gốc Trung Á lập nên.
  4. Người Đê-li lập nên.

Câu 3. Vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn có nét chung giống nhau là đều

  1. Là những vương triều ngoại tộc.
  2. Thi hành chính sách áp bức dân tộc, phân biệt tôn giáo.
  3. Du nhập tôn giáo vào Ấn Độ.
  4. Khuyến khích hòa hợp văn hóa.

Câu 4. Vua A-cơ-ba được coi là một vị anh hùng dân tộc vì

  1. Đã xây dựng chính quyền mạnh mẽ trên cơ sở hòa hợp các dân tộc.
  2. Đã làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, đất nước thịnh vượng.
  3. Xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc.
  4. Thống nhất các đơn vị đo lường và cân đong.

Câu 5. Để chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình, con và cháu của A-cơ-ba đã

  1. Cai trị độc đoán, chuyên quyền.
  2. Đàn áp quyết liệt, bắt dân chúng phải phục tùng.
  3. Cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc hao người tốn của.
  4. Lạm dụng quyền lực, công quỹ, sức lao động của dân.

Câu 6. Vào thời gian nào, Ấn Độ bị rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán?

  1. Thế kỉ VI.
  2. Thế kỉ VII.
  3. Thế kỉ VIII.
  4. Giữa thế kỉ VI.

Câu 7. Nguyên nhân khiến Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán là

  1. Đất nước rộng lớn nhưng bị chia thành các vùng kinh tế khác nhau, chính quyền trung ương suy yếu.
  2. Đất nước bị xâm chiếm, mâu thuẫn tôn giáo gia tăng.
  3. Lãnh thổ rộng lớn nhưng địa hình lại bị chia cắt.
  4. Do sự tác động của các thế lực bên ngoài.

Câu 8. Gọi là Vương triều Hồi giáo Đê-li vì

  1. Vua đầu tiên của vương triều có tên là Đê-li.
  2. Đê-li là trận chiến thắng lớn nhất của vương triều khi tiến vào đánh chiếm Ấn Độ.
  3. Vua đóng đô ở Đê-li, một thành phố Bắc Ấn.
  4. Đê-li là tên của vị thần linh được nhân dân sùng bái.

Câu 9. Vua A-cơ-ba được coi là vị anh hùng dân tộc với danh hiệu Đấng Chí Tôn vì ông đã

  1. Tiến hành nhiều cuộc xâm lược mở rộng lãnh thổ.
  2. Tạo điều kiện cho Hồi giáo phát triển.
  3. Khuyến khích các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
  4. Thi hành nhiều chính sách tích cực đưa xã hội Ấn Độ phát triển thịnh vượng.

Câu 10. Lăng Ta-giơ Ma-han được xây dựng dưới thời vua nào?

  1. Ba-bua.
  2. A-cơ-ba.
  3. Sa Gia-han.
  4. Gia-han-ghi-a.

Câu 11. Khi bị chia rẽ, phân tán, đất nước Ấn Độ chia thành mấy miền?

  1. Hai miền: Bắc - Nam
  2. Ba miền: Bắc - Nam - Trung
  3. Bốn miền: Bắc - Nam - Trung - Đông.
  4. Ba miền: Tây Nam - Đông Bắc Tây Bắc.

Câu 12. Vương triều Gúp-ta do ai sáng lập? Vào thời gian nào?

  1. Gúp-ta sáng lập vào đầu Công nguyên.
  2. A-sô-ca sáng lập vào thế kỉ II.
  3. A-cơ-ba sáng lập, vào thế kỉ IV.
  4. Bim-bi-sa-ra sáng lập vào năm 1500 TCN.

Câu 13. Ở Ấn Độ thời phong kiến, đạo nào thờ ba vị thần chính: thần Sáng tạo, thân Thiện, thần Ác?

  1. Đạo Phật.
  2. Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu.
  3. Đạo Bàlamôn.
  4. Tất cả các đạo trên.

Câu 14. Vì sao đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán?

  1. Do chính quyền trung ương suy yếu
  2. Do mỗi vùng lãnh thổ có điều kiện sắc thái riêng
  3. Do ngoại xâm xâm lược
  4. Câu A và B đúng

Câu 15. Người Hồi giáo gốc Trung Á tiễn hành cuộc chinh chiến Ấn Độ vào triều đại nào ở Ấn Độ?

  1. Vương triều hồi giáo Đê-li
  2. Vương triều Mô-gôn
  3. Vương triều Gúp-ta
  4. Vương triều A –cơ-ba

Câu 16. Ấn Độ rơi vào thời kì chia rẽ, khủng hoảng khi

  1. Người Hồi giáo Ấn Độ gốc Trung Á tiến hành cuộc chinh chiến.
  2. A-sô-ca qua đời.
  3. A-cơ-ba qua đời.
  4. Vương triều Gúp-ta bị diệt vong.

Câu 17. Người Hồi giáo tiến hành cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phục các tiểu quốc Ấn rồi lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li có gốc ở đâu?

  1. Ở Tây Á.
  2. Ở Trung Á.
  3. Ở Nam Á.
  4. Ở Bắc Á.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

A

B

C

B

A

C

D

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

A

B

D

A

B

B

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm được những nội dung chính của bài học rồi đúng không ạ. Bài viết cho chúng ta thấy được về sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ, sự phát triển của các Vương triều Hồi giáo Đê li và Vương triều Mô gôn... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 17 câu hỏi trắc nghiệm, giúp bạn đọc trau dồi kiến thức của bài học. Mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 10.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài 7 Lịch Sử 10