Lịch Sử 11 Bài 11: Tình Hình Các Nước Tư Bản Giữa Hai Cuộc Chiến ...

Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)Lý thuyết, trắc nghiệm môn Lịch sử 11Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Bài: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

  • A/ Lý thuyết Lịch sử 11 bài 11
    • 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Vec-xai-Oa-sinh-tơn
    • 2. Cao trào cách mạng 1918 - 1922 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản
    • 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 - 1933 và hậu quả của nó
    • 4. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh
  • B/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 11

A/ Lý thuyết Lịch sử 11 bài 11

1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Vec-xai-Oa-sinh-tơn

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vecxai - Oasinhtơn.
  • Hệ thống Vexai -Oasinh tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc.
  • Để duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vec-xai - Oasinhtơn.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Hội nghị Versailles

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Hội nghị Versailles đưa nước Đức lên máy chém

2. Cao trào cách mạng 1918 - 1922 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản

a. Hoàn cảnh thành lập Quốc tế cộng sản

  • Được thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 soi đường và cổ vũ, họ đã vùng dậy đấu tranh.
  • Do hậu quả của chiến tranh.
  • Trong những năm 1918 - 1923, các nước tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế. Cao trào cách mạng bùng nổ.
    • Sự thành lập Cộng hoà Xô viết Hung-ga-ri (3-1919), ở Ba-vi-e (Đức 4-1919)
    • Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước (Đức, Áo, Hunggari, Ba Lan, Phần Lan, Ác-hen-ti-na) đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn.
  • Với vai trò tích cực của Lê-nin, ngày 2/3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập.

b. Hoạt động:

  • Từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.
  • Tại đại hội lần II (1920), Quốc tế Cộng sản đã thông qua “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do Lê-nin khởi thảo.
  • Tại đại hội VII (1935) Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận thống nhất công nhân nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.
  • Năm 1943 tự giải tán, do tình hình thế giới thay đổi.

c. Vai trò của Quốc tế Cộng sản:

  • Quốc tế Cộng sản là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
  • Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Ngày thứ năm đen tối -24-10-1929; 1,2 tỷ cổ phiếu Mỹ được bán làm thị trường chứng khoán Mỹ rung động.

3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 - 1933 và hậu quả của nó

* Nguyên nhân

  • Trong những năm 1924- 1929 các nước tư bản ổn định về chính trị và tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.
  • Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933

* Hậu quả

  • Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
  • Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
  • Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.
    • Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.
    • Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.
    • Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

4. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

Nguyên nhân: Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (đại hội VII), phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha...

  • 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử, bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi những hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.
  • 2/1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phrancô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa.

Kết quả: Phong trào giành được thắng lợi điển hình ở Pháp, nhưng ở nhiều nơi đã thất bại như Tây Ban Nha.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Bơ Lum Lê Ông - Người đứng đầu chính phủ mặt trận nhân dân pháp 1936

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Mặt trận Bình dân Pháp thắng cử

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 11

Câu 1. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là

  1. trật tự hai cực Ianta.
  2. trật tự đa cực.
  3. hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn.
  4. hệ thống Pa-ri – Pốt-xđam.

Câu 2. Tổ chức quốc tế ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  1. Hội Quốc Liên.
  2. Liên Hiệp Quốc.
  3. Khối thị trường chung Châu Âu.
  4. Hội đồng giám sát.

 Câu 3. Theo hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn, các nước tư bản nào thu được nhiều lợi ích?

  1. Anh, Pháp, Mĩ, Ba Lan.
  2. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha.
  3. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản.
  4. Mĩ, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha.

Câu 4. Trong những năm 1918 – 1923, phần lớn các nước TBCN trong thực trạng kinh tế như thế nào?

  1. Ổn định và phát triển.
  2. Tương đối ổn định.
  3. Lâm vào tình trạng khủng hoảng .
  4. Phát triển nhanh chóng.

Câu 5. Tình hình chung của các nước tư bản trong những năm 1924 – 1929 là

  1. Ổn định về chính trị nhưng không phát triển về kinh tế.
  2. Phát triển mạnh về kinh tế nhưng tình hình chính trị không ổn định.
  3. Ổn định về chính trị và phát triển hết sức nhanh chóng về kinh tế.
  4. Tình hình chính trị ổn định, kinh tế có phát triển nhưng chậm.

Câu 6. Đặc điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1918 – 1923 ở Châu Âu là

  1. Chỉ đòi hỏi yêu sách về kinh tế.
  2. Có tính quần chúng rộng lớn, tính tích cực về chính trị.
  3. Có tính tích cực về chính trị.
  4. Có tính xã hội sâu sắc.

Câu 7. Tình hình chung của phong trào công nhân ở các nước tư bản trong những năm 1924 – 1929 là

  1. Tiếp tục phát triển mạnh.
  2. Tạm thời lắng xuống nhưng vẫn duy trì.
  3. Chỉ phát triển ở vùng Đông Âu.
  4. Tạm lắng xuống vì sự đàn áp của giai cấp tư sản.

Câu 8. Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh

  1. Phong trào đấu tranh của công nhân châu Âu tạm lắng xuống.
  2. Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh và các Đảng Cộng sản được thành lập ở nhiều nước.
  3. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và đe dọa hòa bình an ninh thế giới.
  4. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh lan rộng ở nhiều nước.

Câu 9. Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản (Quốc tế thứ III) được tiến hành ở đâu? Vào thời gian nào?

  1. Vào 3/2/ 1919 tại Luân Đôn (Anh).
  2. 2/3/1919 tại Mát-xcơ-va (Liên Xô).
  3. 13/2/ 1919 tại Pari (Pháp).
  4. 12/3/1919 tại Mát-xcơ-va (Liên Xô).

Câu 10. Quốc tế cộng sản là tổ chức cách mạng của giai cấp

  1. Vô sản thế giới.
  2. Vô sản và các dân tộc bị áp bức thế giới.
  3. Nông dân thế giới .
  4. Vô sản Châu Âu.

Câu 11. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?

  1. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội một cách ôn hòa và duy trì nền dân chủ đại nghị.
  2. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.
  3. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.
  4. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.

Câu 12. Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp

  1. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.
  2. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
  3. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp.
  4. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội một cách ôn hòa và duy trì nền dân chủ đại nghị.

Câu 13. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lênin sọan thảo được Quốc tế Cộng sản thông qua tại Đại hội lần thứ

  1. II năm 1920.
  2. III năm 1921.
  3. IV năm 1922.
  4. V năm 1924 .

Câu 14. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau ở Véc-xai (Nước Pháp) nhằm

  1. Kí kết một loạt các hiệp ước và hòa ước để phân chia quyền lợi.
  2. Đối phó chống lại Liên Xô.
  3. Phát triển kinh tế ở châu Âu.
  4. Hợp tác về quân sự.

Câu 15. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn  ra đầu tiên ở

  1. Anh.
  2. Mĩ.
  3. Pháp.
  4. Đức.

Câu 16. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là gì?

  1. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất.
  2. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929 dẫn đến cung vượt qua cầu.
  3. Người dân không đủ tiền mua hàng hoá.
  4. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923.

Câu 17. Hậu quả nghiêm trong nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là gì?

  1. Hàng chục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
  2. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.
  3. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới thứ hai.
  4. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được.

Câu 18. Trước nguy cơ xuất hiện của chủ nghĩa phát xít, và chiến tranh thế giới mới, Quốc tế cộng sản đã

  1. Chủ trương trương thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.
  2. Giúp đỡ nước Pháp chống chủ nghĩa phát xít.
  3. Kêu gọi nhân dân thế giới nhanh chóng thoát ra  khỏi cuộc khủng hoảng.
  4. Tìm cách hạn chế quyền lực của Hít le.

Câu 19. Thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc là đã

  1. Lật đổ được chế độ phát xít tồn tại lâu đời ở Pháp.
  2. Thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
  3. Thành lập Hội liên hiệp chống chủ nghĩa phát xít ở Pháp.
  4. Giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5/1936 và thành lập một chính phủ mới.

Câu 20. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là một cuộc khủng hoảng

  1. Thiếu.
  2. Ngắn nhất trong lịch sử.
  3. Thừa, trầm trọng và kéo dài nhất.
  4. Thiếu và trầm trọng nhất.

Câu 21. Hội quốc liên ra đời nhằm mục đích gì?

  1. Duy trì một trật tự thế giới mới.
  2. Bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
  3. Giải quyết tranh chấp quốc tế.
  4. Khống chế sự lũng đoạn của các công ti độc quyền xuyên quốc gia.

Câu 22. Hệ thống hòa ước Véc-xai - Oa-sinh-tơn phản ánh điều gì?

  1. Tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản.
  2. Mối quan hệ hòa bình, ổn định giữa các nước tư bản.
  3. Quyền lợi của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc được chú trọng.
  4. Sư xác lập quyền lợi kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức.

Câu 23. Vai trò lớn nhất của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới là gì?

  1. Chỉ ra vai trò của các Đảng Cộng sản đối với phong trào cách mạng các nước .
  2. Gắn kết phong trào cách mạng vô sản với phong trào giải phóng dân tộc.
  3. Chỉ ra nguy cơ và kêu gọi đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh.
  4. Đề ra đường lối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cách mạng thế giới.

Câu 24. Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các nước thắng trận, đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là:

A. Tổ chức Liên hợp quốc.B. Hội Quốc liên.C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.D. Hội Tư bản.

Câu 25. Trật tự thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oasinhtơn được thiết lập vào thời điểm nào:

A. Sau khí Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.B. Sau khí Chiến tranh thể giới thứ hai kết thúc.C. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.D. Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

Câu 26. Văn kiện kí kết từ các hội nghị hòa hình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là

A. Trật tự đa cực B. Trật tự OasinhtơnC. Trật tự Vécxai D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn

Câu 27. Những nước giành được nhiều quyền lợi trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật BảnC. Anh, Đức, Mĩ, Nhật Bản D. Italia, Pháp, Mĩ, Nhật Bản

Câu 28. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là

A. Hội Ái hữu B. Hội Quốc xãC. Hội Quốc liên D. Hội Đoàn kết

Câu 29. Tổ chức chính trị mạng tính quốc tế đầu tiên có sự tham gia của

A. 41 nước B. 42 nướcC. 43 nước D. 44 nước

Câu 30. Tổ chức quốc tế nào ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Tổ chức Liên hợp quốc.B. Hội Quốc liên.C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.D. Hội Liên hiệp tư bản.

-------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11 nhé. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải vở bài tập Lịch sử 11, Lịch Sử 11 Nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 11, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Từ khóa » Sử Lớp 11 Bài 11 Lý Thuyết