Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến Sự Lan Rộng Ra Cả Nước Cuộc ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 11
Từ sau năm 1876, thực dân Pháp từng bước mở rộng việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam. Vậy nhân dân ta và triều đình nhà Nguyễn đã kháng chiến như thế nào để chống Pháp. Chúng ta cùng đến với bài "Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng" môn Lịch Sử 11.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần 1
1.2. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần 2
1.3. Thực dân Pháp tấn công Thuận An
2. Luyện tập
3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì
a. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
- Chính trị
- Tiếp tục thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
- Nội bộ triều đình chia thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến → khiến lòng dân li tán.
- Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đề xướng cải cách, canh tân đất nước, triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận các ý kiến canh tân, song thực hiện nửa vời, thiếu kiên quyết (ví dụ: cử người sang phương Tây học kĩ thuật, của người vào Nam học tiếng Pháp,...) → hầu hết các đề nghị cải cách đều không được thực hiện.
- Kinh tế: kiệt quệ.
- Xã hội
- Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn.
- Các phong trào đấu tranh chống lại triều đình của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi.
b. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
* Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.
* Thủ đoạn:
- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.
- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.
- Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới.
* Hành động xâm lược:
- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.
- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.
- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.
- Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
c. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (73 tuổi) chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. Con trai ông Nguyễn Lâm cũng hi sinh
- Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
- Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873). Gác-ni-ê tử trận => Nhân dân vô cùng phấn khởi, thực dân Pháp hoang mang lo sợ tìm cách thương lượng.
- Trong bối cảnh đó, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất).
* Nội dung Hiệp ước 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất).
- Quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.
- Bản Hiệp ước gồm 22 điều khoản. Với Hiệp ước này, triều Huế chính thức nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, chấp nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của Pháp.
→ Hiệp ước 1874 đã gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.
1.2. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882-1884
a. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)
* Nguyên nhân:
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
* Thủ đoạn:
- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.
- Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc.
* Hành động xâm lược
- Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.
- Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.
b. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến
- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.
- Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:
+ Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.
+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883), giết chết Ri-vi-e.
* Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.
1.3. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884
a. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An
- Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.
- Ngày 18/08/1883, Đô đốc Cuốc-bê chỉ huy chiếm các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến chiều tối 20/8/1883, toàn bộ cửa biển Thuận An lọt vào tay giặc.
b. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng
Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều Huế xin đình chiến, kí Hiệp ước Hác-măng (1883).
* Nội dung của Hiệp ước Hác-măng:
- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
+ Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
- Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
→ Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến
- Sau hiệp ước Hác-măng, triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến nhưng những hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì vẫn không chấm dứt.
- Ngày 6/6/1884, Pháp kí với triều Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, căn bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến bán nước đầu hàng.
2. Luyện tập
Câu 1: Tình hình nước ta sau năm 1867 có gì đáng chú ý?
Gợi ý trả lời:
- Chính trị: Nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ bế quan toả cảng. Nội bộ quan lại phân hoá bước đầu thành 2 bộ phận chủ chiến và chủ hoà.
- Kinh tế: Ngày càng kiệt quệ
- Xã hội: Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Nhân dân bất bình đứng lên đấu tranh chống triều đình ngày càng nhiều.
- Nhà Nguyễn từ chối những chủ trương cải Cách, duy tân của một số sĩ phu yêu nước.
Câu 2: Hãy thuật lại “Vụ Đuy-Nuy và nêu kết cục của nó?
Gợi ý trả lời:
- Thuật lại “vụ Đuy-puy”
- Đuy-puy là một tên lái buôn hiếu chiến, muốn dùng đường sông Hồng chở hàng hóa, vũ khí qua miền Bắc chuyển lên Trung Quốc để tạo cớ xâm lược Bắc Kì
- Trong khi tư bản Pháp còn dè dặt với Bắc Kì thì Đuy-puy đã tự mình hành động. Tháng 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu ngược sông Hồng lên Vân Nam(Trung Quốc) mặc dù chưa đc phép của triều đình Huế. Hắn còn ngang ngược đòi đóng quân bên bờ sông Hồng.
- Kết cục của “vụ Đuy-puy”
- Quan hệ giữa triều đình Huế và thực dân Pháp trở nên căng thằng, lấy cớ “giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp hiếu chiến ở Sài Gòn đã đem quân ra Bắc. Đội quân do đại úy Gác-ni-ê chỉ huy, bề ngoài với danh nghĩa giải quyết vụ Đuy-puy, nhưng bên trong chính là kiếm cớ can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.
Câu 3: Hãy nêu nội dung cơ bản của bản hiệp ước 1883?
Gợi ý trả lời:
- Hoàn cảnh: Mất Thuận An nhà Nguyễn xin đình chiến ký hiệp ước với cao uỷ của Pháp là Hác Măng
- Nội dung:
- Triều đình Huế thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
- Triều đình Huế chỉ được cai quản từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang.
- Bình Thuận sát nhập vào Nam Kì thuộc Pháp: Thanh – Nghệ - Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì.
- Khâm sứ Pháp ở Trung Kì trực tiếp điều khiển công việc nội trị và ngoại giao của triều đình. Công sứ Pháp ở Bắc kì thường xuyên kiểm soát công việc của quan chức sở tại. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do người Pháp nắm. Triều đình Huế rút toàn bộ quân ở Bắc Kì về, Pháp được đóng quân ở những nơi xét thấy cần thiết.
3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Cuộc kháng chiến từ 1873 - 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng Lịch sử 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Trắc Nghiệm
4. Kết luận
Sau bài học các em cần nắm được những nội dung chính sau đây:
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất.
- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873): âm mưu, thủ đoạn và hành động xâm lược của Pháp.
- Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874.
- Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883): nguyên nhân, thủ đoạn, hành động xâm lược.
- Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến.
- Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
- Nội dung cơ bản của hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
Tham khảo thêm
- doc Lịch sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
- doc Lịch sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Chương I: Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)
- 1 Bài 1: Nhật Bản
- 2 Bài 2: Ấn Độ
- 3 Bài 3: Trung Quốc
- 4 Bài 4: Các nước Đông Nam Á
- 5 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh
Chương II: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)
- 1 Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chương III: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
- 1 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
- 2 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
Chương I: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921- 1941)
- 1 Bài 9: CM tháng 10 Nga và công cuộc XD CNXH ở Liên Xô
- 2 Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921- 1941)
Chương II: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)
- 1 Bài 11: Tình hình các nước TBCN giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
- 2 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
- 3 Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
- 4 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
Chương III: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)
- 1 Bài 15: PT CM ở Trung Quốc và Ấn Độ
- 2 Bài 16: Các nước ĐNA giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
Chương IV: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)
- 1 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai
- 2 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại
Chương I: Việt Nam Từ Năm 1858 Đến Cuối Thế Kỉ XIX
- 1 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược
- 2 Bài 20: Cuộc kháng chiến từ 1873 - 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
- 3 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam
Chương II: Việt Nam Từ Đầu Thế Kỉ XX Đến Hết Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1918)
- 1 Bài 22: Xã hội VN trong cuộc khai thác lần 1 của Pháp
- 2 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam
- 3 Bài 24: Việt Nam trong chiến tranh TG thứ nhất
- 4 Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Tóm Tắt Lịch Sử Lớp 11 Bài 20
-
Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến Sự Lan Rộng Ra Cả Nước Cuộc Kháng Chiến ...
-
Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến Sự Lan Rộng Ra Cả Nước
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến Sự Lan Rộng Ra Cả Nước-Cuộc ...
-
Lý Thuyết Sử 11: Bài 20. Chiến Sự Lan Rộng Ra Cả Nước. Cuộc Kháng ...
-
Soạn Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến Sự Lan Rộng Ra Cả Nước. Cuộc Kháng ...
-
Giải Bài 20 Lịch Sử 11: Chiến Sự Lan Rộng Ra Cả Nước. Cuộc Kháng ...
-
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11 - 1884 | 17H10 NGÀY 07.04.2020 - YouTube
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11: Bài 20: Chiến Sự Lan Rộng Ra Cả Nước
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11 Bài 20 (mới 2022 + 33 Câu Trắc Nghiệm)
-
Bài 20. Chiến Sự Lan Rộng Ra Cả Nước. Cuộc Kháng ...
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến Sự Lan Rộng Ra Cả Nước
-
Giải Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến Sự Lan Rộng Ra Cả Nước. Cuộc Kháng ...
-
Giáo án Lịch Sử 11 - Bài 20: Chiến Sự Lan Rộng Ra Cả Nước Cuộc ...