Lịch Sử 11 Bài 21: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của Nhân Dân ...
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX vừa được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX
- A/ Lý thuyết Lịch sử 11 bài 21
- I. Phong trào Cần Vương bùng nổ
- II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX
- B/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 21
A/ Lý thuyết Lịch sử 11 bài 21
Lược đồ cuộc phản công ở kinh thành Huế và phong trào Cần Vương 1885-1895.
I. Phong trào Cần Vương bùng nổ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần vương
a. Nguyên nhân:
- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
- Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.
b. Diễn biến:
- Đêm ngày 04 rạng ngày 05/07/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị thiếu chu đáo cuộc chiến đấu của ta nhanh chóng giảm sút.
- Sáng ngày 06/07, Pháp phản công. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và tam cung chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) .
- - Ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến. Chiếu Cần vương đã thổi bùng phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt.
Hàm Nghi: tên thật là Ưng Lịch, em ruột vua Kiến Phúc. Sau khi vua Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi được đưa lên ngôi tháng 8/1884. Khi Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi cùng tam cung chạy khỏi hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị). Đạo ngự có tới hơn 1000 người, sau 2 ngày lên đường đoàn ngự đến Quảng Trị và chia làm 2 đoàn, một đoàn gồm Hoàng thân, quan lại già yếu, phụ nữ, trẻ nhỏ, quay lại Huế. Còn lại theo vua đi xây dựng căn cứ chống pháp. Nhà vua dần dần ý thức được trách nhiệm của một ông vua đang mất nước và quyết tâm kháng chiến. Hàm Nghi đã phê chuẩn chiếu Cần Vương với trách nhiệm rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm.
Lược đồ kinh thành Huế 1885
Cuộc rút khỏi kinh thành Huế của phe chủ chiến
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
a. Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888
- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...
- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).
b. Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….
- Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.
* Tính chất của phong trào: là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX
Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy
Bãi Sậy (1885 -1892)
- Do Nguyễn Thiện Thuật ,Đốc Tít lãnh đạo
- Căn cứ chính là Bãi Sậy (Hưng Yên)
- Lan rộng: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình…
- Ngoài ra còn căn cứ Hai Sông.
* Diễn biến:
- Từ năm 1885 đến 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.
- Nghĩa quân tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động .
- Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp.
* Kết quả - Ý nghĩa
- Sau nhiều ngày chiến đấu, lực lượng nghĩa quân giảm sút nhiều, Nguyễn Thiện Thuật đến căn cứ Hai Sông, sau sang Trung Quốc, rồi mất tại đó năm 1926.
- Giữa năm 1889, căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây, Đốc Tít phải ra hàng giặc và bị đày sang Angiêri.
- Năm 1892, những lực lượng cuối cùng về với nghĩa quân Yên Thế.
- Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng.
2. Ba Đình (1886 -1887)
Công sự Ba Đình
- Lãnh đạo là Phạm Bành, Đinh Công Tráng
- Dựa vào địa hình ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Nga Sơn, Thanh Hóa)
* Diễn biến
- Xây dựng căn cứ độc đáo: chiến luỹ bằng những sọt tre nhồi rơm trộn bùn, dày 8 -10 mét, trên mặt có các lỗ châu mai, rào kín bằng luỹ tre, cuối cùng là vòng cọc tre vót nhọn cắm quanh chân thành.
- Ngoài căn cứ chính còn có căn cứ Mã Cao.
- Nghĩa quân có khoảng 300 người, hoạt động chủ yếu là chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch, các toán lính hành quân qua căn cứ.
- Tháng 12/1886, Pháp tập trung quân tấn công vào Ba Đình nhưng thất bại.
- Ngày 06/01/1887, địch huy động 2500 quân bao vây căn cứ.
* Kết quả - Ý nghĩa:
- Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, nghĩa quân mở đường máu rút ra ngoài. Sáng 21/01/ 1887, địch chiếm được căn cứ. Nghĩa quân rút lên Mã Cao, sáp nhập với nghĩa quân Cầm Bá Thước.
- Nhiều thủ lĩnh hy sinh hoặc bị bắt. Đinh Công Tráng cố gây dựng lại phong trào. Năm 1887, ông bị Pháp giết hại, khởi nghĩa tan rã.
* Điểm mạnh
- Xây dựng kiên cố độc đáo, khó tiếp cận,
- Thuận lợi cho việc kiểm soát các tuyến giao thông.
* Điểm yếu: thủ hiểm ở một chỗ dễ bị cô lập, dễ bị bao vây, chỉ có thể áp dụng lối đánh chiến tuyến, tập kích, phục kích. Không cơ động linh hoạt.
* Thất bại để lại bài học kinh nghiệm: cần biết lợi dụng địa hình, địa vật tránh thủ hiểm một nơi.
Phụ nữ nông dân bị bắt trong khởi nghĩa Ba Đình
Nghĩa quân Ba Đình bị bắt
B/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 21
Câu 1. Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở có sự ủng hộ
- Đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.
- Của triều đình Mãn Thanh.
- Của binh lính.
- Của nhân dân và quan lại chủ chiến.
Câu 2. Trước khi trở thành lãnh tụ của khởi nghĩa, Phan Đình Phùng đã từng giữ chức vụ gì trong triều đình?
- Tri huyện.
- Thừa biện Bộ Lễ.
- Quan Ngự sử.
- Thượng thư Bộ Binh.
Câu 3. Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế
- Muốn giúp vua cứu nước.
- Vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.
- Muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.
- Căm thù Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.
Câu 4. Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương?
- Muốn giúp vua cứu nước.
- Vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.
- Muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.
- Căm thù Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.
Câu 5. Cuộc khởi nghĩa không nằm trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa
- Ba Đình.
- Bãi Sậy.
- Hương Khê.
- Yên Thế.
Câu 6. Trong các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu XX, phong trào kéo dài lâu nhất là khởi nghĩa
- Ba Đình.
- Bãi Sậy.
- Hương Khê.
- Yên Thế .
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây được xem là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa?
- Ba Đình.
- Bãi Sậy.
- Hương Khê.
- Yên Thế.
Câu 8. Phong trào Cần Vương diễn ra trong thời gian nào?
- 1885-1897.
- 1880-1895.
- 1885 -1896.
- 1885 -1895 .
Câu 9. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) là
- Đinh Gia Quế về sau là Nguyễn Thiện Thuật.
- Phan Đình Phùng.
- Hoàng Hoa Thám.
- Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
Câu 10. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 -1896) là
- Đinh Gia Quế về sau là Nguyễn Thiện Thuật.
- Phan Đình Phùng.
- Hoàng Hoa Thám.
- Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
Câu 11. Trong cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đa hạ lệnh cho các đạo quân tấn công vào các địa điểm nào?
- Đại Nội và đồn Mang Cá.
- Toàn Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Chùa Thiên Mụ và đồn Mang Cá.
- Đại Nội và tòa Khâm sứ.
Câu 12. Chiếu Cần Vương lần thứ nhất được ban bố tại địa điểm nào?
- Sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
- Kinh thành Huế.
- Sơn phòng Ấu Sơn (Hà Tĩnh).
- Tỉnh Quảng Nam.
Câu 13. Lực lượng nào đóng vai trò lãnh đạo phong trào Cần Vương?
- Nông dân tiến bộ.
- Triều đình nhà Nguyễn.
- Văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Vua Hàm Nghi.
Câu 14. Ai là người phát động phong trào Cần Vương chống Pháp?
- Tôn Thất Thuyết.
- Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
- Phan Đình Phùng.
- Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng.
Câu 15. Nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) được tổ chức như thế nào?
- Tập trung thành những đội quân lớn.
- Phiên chế thành những phân đội nhỏ.
- Vừa tập trung vừa phân tán.
- Tổ chức thành các quân thứ.
Câu 16. Căn cứ của khởi nghĩa Bãi Sậy được xây dựng trên địa hình của một vùng
- Đầm, hồ, lau sậy um tùm.
- Núi cao hiểm trở.
- Sông nước.
- Trung du nhiều rừng rậm.
Câu 17. Đâu không phải là đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)?
- Lãnh đạo khởi nghĩa là quan lại triều đình Huế.
- Khởi nghĩa tồn tại lâu nhất trong phong trào Cần Vương.
- Quân đội được tổ chức chặt chẽ.
- Nghĩa quân tự chế tạo được vũ khí.
Câu 18. Đâu là đặc điểm tiêu biểu cho phong trào nông dân Yên Thế?
- Có người lãnh đạo xuất chúng.
- Địa bàn hoạt động rộng khắp miền Bắc.
- Tồn tại lâu dài, có giai đoạn giảng hòa với Pháp.
- Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
Câu 19. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương
A. Chấm dứt hoạt độngB. Chỉ hoạt động cầm chừngC. Vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung BộD. Tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn
Câu 20. Ý nghĩa của phong trào Cần vương là
A. Củng cố chế độ phong kiến Việt NamB. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lậpC. Thổi bùng lên ngọn lửa đáu tranh cứu nước trong nhân dânD. Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX
Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân PhápB. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻC. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhấtD. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam
Câu 22. Đặc điểm của phong trào Cần vương là
A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiếnB. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sảnC. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sảnD. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
Câu 23. Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai?
A. Phan Thanh Giản.B. Nguyễn Trường Tộ.C. Tôn Thất Thuyết.D. Phan Đình Phùng.
Câu 24. Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của al?
A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.B. Hàm Nghị và Tôn Thất Thuyết.C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.
Câu 25. Ý nào không đúng với nội dung của khởi nghĩa Hương Khê?
A. Có lãnh đạo tài giỏi.B. Có nhiêu trận đánh nổi tiếng. C. Có căn cứ địa vững chắc.D. Có vũ khí tối tân.
Câu 26. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:
A. Khởi nghĩa Hương Khê.B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
Câu 27. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, Thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào:
A. Một số quan lại yêu nước.B. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước.C. Nhân dân yêu nước ở Trung Kì.D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
Câu 28. Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là
A. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiếnB. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiếnC. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hộiD. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp
Câu 29. Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thấ Thuyết đã làm gì?
A. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòngC. Bổ sung lực lượng quân sựD. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)
-------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải vở bài tập Lịch sử 11, Lịch Sử 11 Nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11.
Từ khóa » Sử Lớp 11 Bài 21
-
Lý Thuyết Sử 11: Bài 21. Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của Nhân ...
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11 Bài 21: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của ...
-
Lịch Sử 11 Bài 21: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của ... - HOC247
-
Giải Bài 21 Lịch Sử 11: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của Nhân ...
-
MÔN LỊCH SỬ | BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
-
Bài 21. Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của Nhân Dân Việt Nam ...
-
Soạn Lịch Sử 11 Bài 21: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của Nhân ...
-
Soạn Lịch Sử 11 Bài 21 Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của Nhân ...
-
Bài 21 Lịch Sử 11: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của Nhân Dân ...
-
[SGK Scan] Bài 21. Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của Nhân Dân ...
-
Bài 21: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của Nhân Dân Việt Nam ...
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11 Bài 21 (mới 2022 + 32 Câu Trắc Nghiệm)
-
Giải Lịch Sử 11 Bài 21: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của Nhân ...
-
Giáo án Lịch Sử Lớp 11 Bài 21: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp ...