Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 11
Bài học dưới đây giới thiệu tình hình Trung Quốc từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích phục vụ cho các em học sinh 11 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Trung Quốc bị các đế quốc xâm lược
1.2. Phong trào đấu tranh của nhân dân TQ
2. Luyện tập
3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Trung Quốc bị các đế quốc xâm lược
a. Nguyên nhân
- Thế kỉ XVIII đầu XIX các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.
- Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, chế độ đang suy yếu nên trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc.
- Chế độ phong kiến Mãn Thanh đang suy yếu.
b. Quá trình xâm lược
- Thế kỉ XVIII các đế quốc dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, cắt đất.
- Đi đầu là thực dân Anh:
- Thực hiện “Chiến tranh thuốc phiện” (6-1840 đến 8-1842)
- Buộc nhà Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh Năm 1842, chấp nhận các điều khoản thiệt thòi (bồi thường chiến phí, nhượng Hồng Kông, mở 5 cửa biển…)
- Đi sau Anh, các nước khác đua nhau xâu xé Trung Quốc:
- Đức chiếm Sơn Đông.
- Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.
- Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông.
- Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.
- Hậu quả: xã hội Trung Quốc nổi lên 2 mâu thuẫn cơ bản:
- Nhân dân Trung Quốc với đế quốc.
- Nông dân với phong kiến.
=> Dẫn đến phong trào đấu tranh chống phong kiến, đế quốc.
1.2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
1.2.1. Khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc
- Lãnh đạo: Hồng Tú Toàn
- Lực lượng: Nông dân
- Diễn biến: Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây), lan rộng khắp cả nước, bị phong kiến đàn áp, năm 1864 thất bại.
- Tính chất: là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh.
1.2.2. Phong trào Duy Tân 1898
- Lãnh đạo: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.
- Lực lượng: quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự.
- Diễn biến: Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế.
- Tính chất: Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, chỉ tồn tại 100 ngày.
1.2.3. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911
a. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội
- Sự thành lập:
- Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời và ngày càng lớn mạnh. Giai cấp tư sản tgq bị các nước đế quốc và chính quyền phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm => Họ đã tìm cách tập hợp nhau lại trong các tổ chức chính trị.
- Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước chống đế quốc, phong kiến của nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh.
⇒ Tôn Trung Sơn đã tập hợp với những người đứng đầu các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất thành một chính đảng => Tháng 8/1905, tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội ra đời.
- Cương lĩnh chính trị: học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).
- Mục tiêu đấu tranh: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, giành ruộng đất cho dân cày.
- Lực lượng tham gia: trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, công – nông,…
b. Cách mạng Tân Hợi (1911)
- Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu sa: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược và phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.
- Nguyên nhân trực tiếp: chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” (tháng 5/1911).
- Diễn biến chính:
- 10/10/1911, khởi nghĩa Vũ Xương → thắng lợi, lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.
- 29/12/1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập.
- 6/3/1912, Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc => cách mạng chấm dứt, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.
- Ý nghĩa:
- Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.
- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở 1 số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
- Tính chất: cách mạng tư sản không triệt để.
- Hạn chế:
- Không thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến.
- Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
2. Luyện tập
Câu 1: Dựa trên lược đồ (hình 4), trình bày diễn biến chính của Cách mạng Tân Hợi?
Gợi ý trả lời
Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo.
- Nguyên nhân:
- Do mâu thuẩn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc
- Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc
- Diễn biến chính:
- 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc
- 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp
- 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc.
- Ý nghĩa:
- Đã làm chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời.
- Mở đường cho Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển.
- Có ảnh hưởng nhất định đến các cuộc đấu tranh giải phóng của một số nước Châu Á.
Câu 2: Nêu kết quả của Cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Gợi ý trả lời
-Kết quả: Vua Thanh thoái vị.Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải lên thay làm tổng thống.
- Tính chất:
Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. Bởi vì:
- Chưa thủ tiêu giai cấp Phong Kiến
- Không đánh đuổi các đế quốc đang xâm lược.
- Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho người dân.
Câu 3: Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Gợi ý trả lời
- Phong trào diễn ra một cách liên tục, rộng lớn, quyết liệt, hết sức sôi nổi và nó cũng có kết quả nhất định.
- Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh kiên cường của nhân dân Trung Quốc chống lại phong kiến và đế quốc
- Lãnh đạo là sĩ phu yêu nước tiến bộ, giai cấp tư sản. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân
- Các phong trào đấu tranh đều thất bại do bị triều đình Mãn Thanh và đế quốc đàn áp ngay từ những bước đầu.
- Mang tính chất dân tộc
- Cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và các nước thuộc địa khu vực Châu Á.
- Để lại bài học kinh nghiệm trong tiến hành cách mạng.
3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Trung Quốc Lịch sử 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Trắc Nghiệm
4. Kết luận
Bài học tóm tắt tình hình Trung Quốc từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Tham khảo thêm
- docx Lịch sử 11 Bài 1: Nhật Bản
- docx Lịch sử 11 Bài 2: Ấn Độ
- docx Lịch sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)
- docx Lịch sử 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Chương I: Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)
- 1 Bài 1: Nhật Bản
- 2 Bài 2: Ấn Độ
- 3 Bài 3: Trung Quốc
- 4 Bài 4: Các nước Đông Nam Á
- 5 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh
Chương II: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)
- 1 Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chương III: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
- 1 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
- 2 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
Chương I: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921- 1941)
- 1 Bài 9: CM tháng 10 Nga và công cuộc XD CNXH ở Liên Xô
- 2 Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921- 1941)
Chương II: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)
- 1 Bài 11: Tình hình các nước TBCN giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
- 2 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
- 3 Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
- 4 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
Chương III: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)
- 1 Bài 15: PT CM ở Trung Quốc và Ấn Độ
- 2 Bài 16: Các nước ĐNA giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
Chương IV: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)
- 1 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai
- 2 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại
Chương I: Việt Nam Từ Năm 1858 Đến Cuối Thế Kỉ XIX
- 1 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược
- 2 Bài 20: Cuộc kháng chiến từ 1873 - 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
- 3 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam
Chương II: Việt Nam Từ Đầu Thế Kỉ XX Đến Hết Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1918)
- 1 Bài 22: Xã hội VN trong cuộc khai thác lần 1 của Pháp
- 2 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam
- 3 Bài 24: Việt Nam trong chiến tranh TG thứ nhất
- 4 Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sử 11 Bài 3
-
Lý Thuyết Sử 11: Bài 3. Trung Quốc (ngắn Nhất) - TopLoigiai
-
Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc
-
Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11: Bài 3: Trung Quốc Mới Nhất
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11 Bài 3 (mới 2022 + 45 Câu Trắc Nghiệm)
-
Bài 3: Trung Quốc (Trang 12 – 17,SGK) - Tech12h
-
Bài 3: Trung Quốc
-
Trung Quốc - Tóm Tắt Lý Thuyết Lịch Sử Lớp 11 Bài 3
-
Bài 3: Trung Quốc - Lịch Sử Lớp 11 - Người Kể Sử
-
Giáo án Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc - TaiLieu.VN
-
Lý Thuyết: Trung Quốc Sử 11
-
Tóm Tắt Kiến Thức Lịch Sử 11 Của SGK Bài 1-2-3 Pdf - Tài Liệu Text