Lịch Sử 7 Bài 23: Kinh Tế, Văn Hóa Thế Kỉ XVI - XVIII

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 7
Lịch Sử 7 Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII (7) 117 lượt xem Share

Từ khi đất nước chia cắt thành hai miền Nam - Bắc triều, người đứng đầu mỗi bên đã có những chính sách khác nhau đối với lĩnh vực kinh tế văn hóa. Ở bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về kinh tế của cả hai bên Đàng Trong và Đàng Ngoài. Mời các em tham khảo.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kinh tế

1.2. Văn hóa

1.3. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng

2. Luyện tập

3. Kết luận

Lịch Sử 7 Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kinh tế

1.1.1. Nông nghiệp

a. Đàng Ngoài

- Kinh tế nông nghiệp giảm sút:

+ Ruộng đất bỏ hoang

+ Thiên tai xảy ra

- Đời sống nông dân đói khổ

b. Đàng Trong:

- Kinh tế nông nghiệp phát triển rõ rệt:

+ Tổ chức khai hoang

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi

- Đời sống nhân dân ổn định hơn.

- Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định

1.1.2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán

a. Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp phát triển nhất là các nghề: dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,..

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng; làng dệt La Khê,...

- Thợ thủ công có tay nghề cao, sản phẩm chất lượng.

b. Thương nghiệp:

- Buôn bán được mở rộng.

- Hình thành nhiều chợ, phố xá và xuất hiện các đô thị lớn : Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An,...

- Thương nhân nước ngoài đến buôn bán tập nập.

+ Mua: tơ tằm, đường, rần hương, ngà voi,..

+ Bán: vũ khí, len dạ, pha lê,..

- Nửa sau thế kỉ XVIII, các chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, thành thị suy tàn dần.

1.2. Văn hóa

1.2.1. Tôn giáo

- Nho giáo vẫn được đề cao.

- Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.

- Cuối thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo được du nhập.

- Tín ngường truyền thống được duy trì : thờ tổ tiên, Thành hoàng,..

- Các lễ hội phổ biến.

1.2.2. Sự ra đời của chữ quốc ngữ

- Thế kỷ XVII, chữ quốc ngữ ra đời.

- Do các giáo sĩ phương Tây hợp tác với người Việt trong quá trình lâu dài sáng tạo ra. Người có công lớn nhất là giáo sĩ Alexandre de Rhôdes.

- Được tạo ra bằng cách dùng chữ cái la tinh để phiên âm tiếng Việt.

- Mục đích là để truyền đạo.

1.2.3. Văn học và nghệ thuật dân gian

a. Văn học

- Văn học chưc Hán vẫn chiếm ưu thế.

- Văn học chữ Nôm rất phát triển với nhiều thể loại: thơ, truyện.

+ Nội dung sáng tác : viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát.

+ Nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.

- Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú.

b. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật điêu khắc :

+ Điêu khắc gỗ tinh tế.

+ Tiêu biểu là tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt.

- Nghệ thuật sân khấu: Chèo, tuồng, hát ả đào,..

2. Luyện tập

Câu 1: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Câu ca dao sau nói lên điều gì ? Em hãy kể thêm vài câu ca dao có nội dung tương tự

Gợi ý trả lời

- Ý nghĩa của câu ca dao trên:

Câu ca dao trên nói lên sự đoàn kết tương thân, tương ái lẫn nhau. Đã là người cùng thôn, cùng xóm, làng bản hay rộng hơn là con cháu người Việt có chung cội nguồn “con rồng, cháu tiên” thì phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đó là tình cảm giữa con người với con người, là tinh thần yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là truyền thống tốt đẹp từ bao đời của nhân dân ta.

- Một số câu ca dao có nội dung tương tự:

+ Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

+ Một cây là chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

+ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Câu 2: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?

Gợi ý trả lời

Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:

- Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.

- Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân

=> Trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.

Câu 3: Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào?

Gợi ý trả lời

Cường hào lấy ruộng công ( ruộng nhân dân được cấp để sản xuất) cầm bán khiến cho người dân mấy ruộng phải bỏ làng quê đi phiêu tán khắp nơi. Nông dân không có ruộng làm, bọn có ruộng lại để ruộng hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập => Sản xuất nông nghiệp không thể phát triển được.

Câu 4: Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong?

Gợi ý trả lời

Vào khoảng cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII, lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nê thành phố cảng. Từ đó, Hội An trở thành đô thị đẹp, sầm uất Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang... đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An,hải cảng đẹp nhất, nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán. Ở đây, họ mở cửa hàng bán len dạ, đồ pha lê… và mua tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi….

Câu 5: Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết.

Gợi ý trả lời

Ở nước ta thời xa xưa đến nay vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề thủ công có tiếng. Ta có thể kể đến một số cái tên như:

- Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)

- Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)

- Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)

- Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế

- Lụa tơ tằm ở Hội An – Quảng Nam.

- Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Tây)…

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần nắm được tình hình kinh tế - văn hóa của Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII - XVIII. Qua đó các em biết được sự phát triển của nghề thủ công, buôn bán và văn học - nghệ thuật dân gian.

  • Tham khảo thêm

  • doc Lịch Sử 7 Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)
  • doc Lịch Sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
  • doc Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn
  • doc Lịch Sử 7 Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước
(7) 117 lượt xem Share Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sử 7 Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII Lịch Sử 7 Lịch sử 7 chương 5

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 58: Thiết kế mạch điện
  • Tổng kết phần văn học Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 57: Thực hành: Vẽ sơ đồ lắp mạch điện
  • Tôi và chúng ta Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 56: Thực hành: Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện
  • Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 55: Sơ đồ điện
Bài học Lịch sử 7

Phần I: Khái quát lịch sử thế giới trung đại

  • 1 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
  • 2 Bài 2: Sự suy vong của chế độ PK và sự hình thành CNTB ở châu Âu
  • 3 Bài 3: Cuộc đấu tranh của GCTS chống PK thời hậu kì trung đại châu Âu
  • 4 Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến
  • 5 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
  • 6 Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
  • 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

Chương I: Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (Thế kỉ X)

  • 1 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập
  • 2 Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Chương II: Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI-XII)

  • 1 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
  • 2 Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
  • 3 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa

Chương III: Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII-XIV)

  • 1 Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
  • 2 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
  • 3 Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
  • 4 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
  • 5 Bài 17: Ôn tập chương II và chương III

Chương IV: Đại Việt thời Lê Sơ (Thế kỉ XV - Đầu thế kỉ XVI)

  • 1 Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và PT khởi nghĩa chống quân Minh đầu TK XV
  • 2 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
  • 3 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ
  • 4 Bài 21: Ôn tập chương IV

Chương V: Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII

  • 1 Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (TK XVI - XVIII)
  • 2 Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII
  • 3 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
  • 4 Bài 25: Phong trào Tây Sơn
  • 5 Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước

Chương VI: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

  • 1 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
  • 2 Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối TK XVIII - nửa đầu TK XIX
  • 3 Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Tóm Tắt Lịch Sử Bài 23 Lớp 7