Lịch Sử 7 Bài 8: Nước Ta Buổi đầu độc Lập

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 7
Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (6) 175 lượt xem Share

Bài học dưới đây tóm tắt tình hình nước ta trong buổi đầu độc lập dưới thời Ngô, Đinh. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ cho các em học sinh lớp 7 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ngô quyền dựng nền độc lập

1.2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô

1.3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước

2. Luyện tập

3. Kết luận

Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ngô quyền dựng nền độc lập

- Năm 938, Ngô Quyền lên ngôi hoàng vua, lập kinh đô ở Cổ Loa.

Hình 1: Tượng Ngô Quyền

- Ý nghĩa: Chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc. Nền độc lập và chủ quyền của đất nước được giữ vững.

- Chính sách:

+ Bỏ chức Tiết độ sứ.

+ Ở trung ương: thiết lập triều đình mới theo chế độ quân chủ.

+ Ở địa phương: cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.

=> Tình hình đất nước ổn định.

1.2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô

- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi => Đất nước không ổn định.

- Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng do mâu thuận nội bộ uy tín nhà Ngô giảm sút.

- Năm 965, Ngô Xương Văn chết, các thế lực cát cứ nổi lên, đất nước rơi vào tỉnh trạng chia cắt. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.

1.3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước

- Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm và Phạm Bạch Hổ tiến đánh các sứ quân khác.

Hình 2: Lược đồ 12 sứ quân

- Kết quả: thắng lợi

+ Các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng.

+ Tình trạng cát cứ chấm dứt.

+ Cuối năm 967, đất nước được thống nhất.

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.

+ Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

+ Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.

2. Luyện tập

Câu 1: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào ?

Gợi ý trả lời

- Sau khi Ngô Quyền mất, hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ,lợi dụng tình hình này, Dương Tam Kha không vì nghĩa lớn, mưu lợi riêng đã chiếm ngôi, Ngô Xương Ngập bỏ trốn.

- Các phe phái nổi lên khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng không ổn định.

Câu 2: Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất ?

Gợi ý trả lời

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình.

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt, xây dựng cung điện, đúc tiền... sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

- Dẹp "Loạn 12 sứ quân" : liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác, dẹp tan "Loạn 12 sứ quân".

- Xóa bỏ tình trạng phân tán, cát cứ ở các địa phương, đất nước trở nên yên bình, thống nhất.

Câu 3: Trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.

Gợi ý trả lời

- Ngô Quyền: có công chấm dứt thời kì Bắc thuộc kéo dài hơn 10 thế kỉ, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc.

- Đinh Bộ Lĩnh: có công chấm dứt tình trạng cát cứ "Loạn 12 sứ quân" đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất.

3. Kết luận

Bài học tóm tắt tình hình nước ta trong buổi đầu độc lập dưới thời Ngô, Đinh. Qua đó, các em nắm được quá trình xây dựng nền độc lập của Ngô Quyền, tình hình chính trị cuối thời Ngô và công lao thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

  • Tham khảo thêm

  • doc Lịch Sử 7 Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
(6) 175 lượt xem Share Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:Phuong TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sử 7 Lịch Sử 7 Lịch sử 7 chương 1 Nhà nước thời Ngô Đinh Tiền Lê

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 58: Thiết kế mạch điện
  • Tổng kết phần văn học Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 57: Thực hành: Vẽ sơ đồ lắp mạch điện
  • Tôi và chúng ta Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 56: Thực hành: Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện
  • Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 9
  • Công nghệ 8 Bài 55: Sơ đồ điện
Bài học Lịch sử 7

Phần I: Khái quát lịch sử thế giới trung đại

  • 1 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
  • 2 Bài 2: Sự suy vong của chế độ PK và sự hình thành CNTB ở châu Âu
  • 3 Bài 3: Cuộc đấu tranh của GCTS chống PK thời hậu kì trung đại châu Âu
  • 4 Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến
  • 5 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
  • 6 Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
  • 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

Chương I: Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (Thế kỉ X)

  • 1 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập
  • 2 Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Chương II: Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI-XII)

  • 1 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
  • 2 Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
  • 3 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa

Chương III: Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII-XIV)

  • 1 Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
  • 2 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
  • 3 Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
  • 4 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
  • 5 Bài 17: Ôn tập chương II và chương III

Chương IV: Đại Việt thời Lê Sơ (Thế kỉ XV - Đầu thế kỉ XVI)

  • 1 Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và PT khởi nghĩa chống quân Minh đầu TK XV
  • 2 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
  • 3 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ
  • 4 Bài 21: Ôn tập chương IV

Chương V: Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII

  • 1 Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (TK XVI - XVIII)
  • 2 Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII
  • 3 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
  • 4 Bài 25: Phong trào Tây Sơn
  • 5 Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước

Chương VI: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

  • 1 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
  • 2 Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối TK XVIII - nửa đầu TK XIX
  • 3 Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Tóm Tắt Lịch Sử Bài 8 Lớp 7