LỊCH SỬ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CÁC NƯỚC ASEAN

LỊCH SỬ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CÁC NƯỚC ASEAN

Khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái tên như Đất vàng, Đảo vàng, người Trung Hoa thì gọi là Nam Dương, tương tự người Nhật Bản củng dùng từ Nan Yo để chỉ Đông Nam Á, tức Nam Dương như Trung Hoa, người Ả Rập gọi là Zabag, còn người Hy Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II TCN cũng gọi là Chryse (đất vàng).

Như vậy là từ xa xưa, thế giới đã biết đến khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sở dĩ như vậy là vì tầm quan trọng về mặt vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á, vốn đã được chú ý đến từ rất lâu. Đông Nam Á thường được gọi là “ngã tư đường”, “hành lang” hay “cầu nối” giữa thế giới Đông Á với Tây Á và Địa Trung Hải.

Tuy vậy, từ trước thế kỷ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí – lịch sử – văn hóa – chính trị riêng biệt. Bởi nó đã bị lu mờ giữa hai nền văn minh phát triển rất rực rở là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ. Nhưng kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, khu vực văn hóa Đông Nam Á ngày càng được công nhận rộng rải trong khoa học. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc dựng lại các vương triều, các nền văn minh cổ ở đây, mà Đông Nam Á đang từng bước được xem xét như một khu vực lịch sử – văn hóa – kinh tế – chính trị thật sự.

Người ta đã khẳng định được rằng: trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ thì cư đân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa khá phát triển. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, một nền văn hóa Đông Sơn phát huy hết sức rực rở mà biểu tượng là những chiếc trống đồng rất nổi tiếng được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á. Đông Nam Á cũng là nơi thuần dưởng các loài thú sớm nhất thế giới (trâu, bò, chó).

* Văn hóa Đông Nam Á, một nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng

Tính thống nhất, tính khu vực của Đông Nam Á trước hết được thể hiện ở chủ thể của văn hóa Đông Nam Á. Ngay từ buổi bình minh của lịch sử _ Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người, đây là địa bàn hình thành của đại chủng phương Nam (Australoid). Vào khoảng 10.000 năm trước (thời đại đồ đá giữa), có một dòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ phía dảy Himalaya thiên di về hướng Đông Nam, tới vùng Đông Nam Á thì dừng lại và hợp chủng với cư dân Melanesien bản địa (thuộc đại chủng Australoid), dẫn đến sự hình thành chủng Indonesien (cổ Mã Lai _ Đông Nam Á tiền sử).

Với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, nhỏ, thấp. Từ đây chủng này lan tỏa, họ có mặt trên toàn bộ Đông Nam Á cổ đại. Đông Nam Á cổ đại được xác định trên một khu vực địa lý rộng lớn. Ngoài 11 nước Đông Nam Á hiện nay thì Đông Nam Á cổ đại được xác định phía Bắc gồm toàn vùng Hoa Nam Trung Quốc (phía Nam sông Dương Tử), đảo Đài Loan, một số lảnh thổ ở Đông Bắc Ấn Độ, quần đảo Andaman và Nicoba trong vịnh Bengal, châu Đại Dương và cả đảo Madagasca ở Đông Nam châu Phi (tổ tiên chính là người Mã Lai di cư sang).

Chính mối liên hệ này đã tạo nên sự thống nhất cao độ của khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sự thống nhất do cùng một cội nguồn là một loại hình Indonesien, chính điều đó đã tạo ra bản sắc chung cho văn hóa Đông Nam Á.

– Tính thống nhất về mặt văn hóa của khu vực và tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao hàm trong nó rất nhiều thành tố cả về vật chất lẩn tinh thần của văn hóa Đông Nam Á. Đương nhiên, trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều yếu tố mới từ bên ngoài mà tiêu biểu nhất là từ Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây. Nhờ sự giao lưu này, văn hóa Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu mới mẻ trong quá trình phát triển của mình.

Sau đây là một số điểm tiêu biểu được thể hiện:

Về ngôn ngữ – chữ viết: Sự đa dạng của ngôn ngữ được thể hiện ở chổ các quốc gia Đông Nam Á hiện có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại; ở Philippin củng có tới 80 ngôn ngữ dân tộc khác nhau (1998). Tương tự, các quốc gia Đông Nam Á khác củng là các quốc gia đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ sau đây: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán – Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Đó là một sự thống nhất cao độ. Về chữ viết, từ đầu công nguyên, khi cần ghi chép các dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán (như ở Việt Nam) và chữ Pali – Sanskrit (ở các nước khác) của Trung Hoa, Ấn Độ để xây dựng chử viết riêng cho dân tộc mình. Tuy nhiên, từ thế kỷ XIII , chử viết Ả Rập đã ảnh hưởng mạnh mẻ đến các quốc gia hải đảo như Malaysia, Indonesia. Từ thế kỷ XVI, với sự can thiệp của các quốc gia phương tây, chử viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng La tinh hóa (chữ viết Brunay, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay.

Về phong tục tập quán: Ở Đông Nam Á có đến hằng trăm dân tộc khác nhau, vì thế phong tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc. Mặc dù rất đa dạng, song những tập tục ấy vẫn có nét gần gủi, tương đồng nhau, là mẩu số chung quy tụ, giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á _ Một nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc với một bộ trang phục chung là Sàrông (váy), khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ,… Đó là tục ăn uống với các thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả (hiện nay, thịt ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại). Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Tục chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến cả các trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền,… Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á. dân tộc mùa nào, tháng nào trong năm củng có lể hội. Nếu thống kê con số lể hội thì chắc chắn sẽ có đến con số hàng trăm. Tất nhiên, trong sự đa dạng ấy, các lể hội ở Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào ba hình thức chính: Lễ hội nông nghiệp (Như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái, lễ dựng chòi cày của người Chăm,…), lễ hội tôn giáo (như lễ hội chùa Keo, chùa Hương ở Việt Nam,…), lễ tết (như tết nguyên đán, tết phật,…).

Về tín ngưỡng bản địa: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.

Tóm lại, ở mọi thành tố của văn hóa Đông Nam Á, chúng ta đều có thể thấy một sự thống nhất trong muôn hình muôn vẽ sự tồn tại đa dạng của chúng ở các dân tộc Đông Nam Á. Văn hóa Đông Nam Á ngày nay vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngoài, cả phương Đông lẩn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồ sộ của Đông Nam Á có rất nhiều yếu tố chung, làm nên cái “khung” Đông Nam Á, song củng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mổi quốc gia, mổi dân tộc. Nói cách khác văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng.

Có thể khẳng định Đông Nam Á có có một bản sắc văn hóa riêng và ngày càng tiến bộ. Đông Nam Á hiện nay đang phát triển kinh tế, đất nước hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ. Mà văn hóa là động lực quan trọng nhất của của sự phát triển một nước, một khu vực. Với bề dày văn hóa mang bản sắc chung, đặc sắc, các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tiến xa hơn nửa, đạt được nhiều thành tựu mới trong tương lai, Đông Nam Á sẽ trở thành một khu vực hòa bình, ổn định, một khu vực phát triển, thịnh vượng của thế giới.

Triển lãm tư liệu “Không gian văn hóa ASEAN” là một sự kiện văn hóa đặc biệt được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 69 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỷ niệm 47 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và kỷ niệm 19 nămViệtNamgianhập ASEAN. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Vương Duy Biên chia sẻ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sau 47 năm phát triển (1967 – 2014) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ; từ tính chất một Hiệp hội đang chuyển sang Cộng đồng ASEAN, với ba trụ cột hợp tác về Chính trị – An ninh, Kinh tế và Văn hóa – Xã hội. Đây sẽ là một sự kiện nổi bật của khu vực Đông Nam Á trong năm 2015. Việt Nam sau khi gia nhập ASEAN năm 1995 đã có những đóng góp tích cực thực hiện các mục tiêu xây dựng một ASEAN đoàn kết, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Với những ý nghĩa đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm nhằm giúp công chúng hiểu thêm những giá trị lịch sử, văn hóa và tự hào về dân tộc Việt Nam; đồng thời, có cái nhìn tổng quan về tiến trình hợp tác, liên kết của cả khu vực Đông Nam Á nhằm hướng tới một cộng đồng hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Với gần 1.000 tư liệu tiêu biểu, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thể loại và ngôn ngữ, Triển lãm tư liệu “Không gian Văn hóa ASEAN” đã giúp công chúng có một cái nhìn toàn diện và khái quát về không gian văn hóa ASEAN. Triển lãm đặc biệt giới thiệu về quá trình hình thành của Cộng đồng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa và ngoại giao, thông qua các hiện vật, hình ảnh về đất nước, con người và những nét văn hóa đặc sắc của các nước ASEAN.

Bà Nguyễn Thị Minh, cán bộ thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết, xem Triển lãm bà thấy ASEAN có nhiều nét tương đồng về văn hóa, trong đó có tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Còn Thạc sĩ Phan Thị Hồng Xuân, giảng viên khoa Đông Phương học – Trường Đại Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã tìm được tại Triển lãm này nhiều tư liệu quý giá cho công trình nghiên cứu của mình với đề tài: “Bản sắc văn hóa của cộng đồng người Ấn ở Malaysia”. Bà Phan Thị Hồng Xuân cho biết, những di tích và di chỉ khảo cổ cho thấy, văn hóa Ấn đã xâm nhập vào các nước ASEAN vào cách đây khoảng 2.000 năm. Và chính những tài liệu giới thiệu tại Triển lãm lần này đã giúp bà có thể hình dung ra phần nào con đường truyền giáo của Ấn Độ giáo từ Ấn Độ vào các nước ASEAN.

Ngoài ra, Triễn lãm cũng là địa chỉ để người xem hiểu biết nhiều hơn về các nền văn hóa ASEAN. Bà Phạm Thị Hồng Xuân chia sẻ thêm, thông qua những tư liệu và hình ảnh trong Triển lãm, bà dự định sẽ đi du lịch đất nước Myanmar để tìm hiểu về một tộc người cổ dài độc đáo và kỳ lạ có tên là Kayan. Có thể nói, Triển lãm “Không gian Văn hóa ASEAN” là một nhịp cầu văn hóa, nó giúp cho người dân ASEAN có cơ hội để hiểu nhau hơn và xích lại gần nhau hơn./.

DNA Nguôn: TTXVN

BTTH/ ngày 3/3/2015

Categorised in: ĐỊA LÝ - LỊCH SỬ - GDKTPL

Từ khóa » Bản đồ đông Nam á Cổ đại