Lịch Sử Vạn Lý Trường Thành Của Trung Quốc

Vạn lý trường thành

Lịch sử Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc

Là công trình nhân tạo dài nhất thế giới, Vạn Lý Trường Thành đã được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1987. Trong bài viết ngày hôm nay, mời bạn cùng Tiếng Trung Ánh Dương tìm hiểu về kỳ quan nổi tiếng thế giới này nhé!

Vạn Lý Trường Thành là công trình quân sự đầu tiên ở Trung Quốc, thường được gọi tắt là Trường Thành (长城). Vạn Lý Trường Thành trải dài qua 15 tỉnh thành: Hà Bắc, Bắc Kinh, Thiên Tân, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Sơn Đông, Hà Nam, Thanh Hải, Ninh Hạ và Tân Cương với tổng chiều dài hơn 21000 km. Vào ngày 4 tháng 3 năm 1961, Vạn Lý Trường Thành được Hội đồng nhà nước Trung Quốc đưa vào danh sách di tích văn hóa trọng điểm của quốc gia.

Lịch sử Trung Quốc qua các triều đạiTề gia, trị quốc, bình thiên hạ

1. Lịch sử hình thành, đặc điểm của Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành là công trình phòng ngự cổ đại có thời gian thi công dài nhất và khối lượng kỹ thuật lớn nhất Trung Quốc cũng như thế giới. Bắt đầu từ thời Tây Chu và được xây dựng liên tục không ngừng trong hơn 2000 năm. Trường Thành chủ yêu phân bố ở vùng đất rộng lớn phía bắc và trung Trung Quốc.

Ban đầu Trường Thành chỉ là những bức tường phòng ngự rời rạc của các nước thời Chiến quốc, sau đó khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên đã cho nối các bức tường rời rạc này lại với nhau bằng đất và đá. Kể từ sau đó, các triều đại thống trị Trung Nguyên đều phải tiếp tục tu sửa và xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Có hơn 10 triều đại đã tham gia xây dựng Vạn Lý Trường Thành: Hán, Tấn, Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu, Tùy, Đường, Tống, Liêu, Kim, Nguyên, Minh, Thanh,…Các triều đại đều tu bổ và xây dựng Trường Thành trên quy mô khác nhau. Đến thời vua Khang Hy nhà Thanh, tuy việc xây dựng Trường Thành trên quy mô lớn bị dừng lại, nhưng người ta vẫn tu bổ một số đoạn riêng lẻ của Trường Thành. Cho nên có thể nói rằng, kể từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, Trường Thành đã trải qua hơn 2000 năm tu bổ và xây dựng. Hơn 300 nghìn binh lính và không biết bao nhiêu tội nhân, quan lại phạm lỗi, nho sĩ không tuân lệnh đốt sách,…phải tham gia xây dựng Trường Thành trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Có nhiều giả thiết cho rằng đã có gần 1 triệu người thiệt mạng khi xây dựng Trường Thành.

Đoạn tường thành đầu tiên được xây dựng từ thời Tây Chu để bảo vệ người Trung Hoa trước những cuộc tấn công của dân du mục phương Bắc, người Hung Nô và Mông Cổ, người Turk. Vạn Lý Trường Thành ngày nay chủ yếu được xây dựng ở thời nhà Minh, những đoạn tường củ hiện chỉ còn sót lại ít di tích. Bức tường thành thời Minh có 25.000 tháp canh, kéo dài qua 9 tỉnh và 100 huyện, dài tới hơn 500 km.

2. Ý nghĩa văn hóa của Vạn Lý Trường Thành

Kể từ khi được xây dựng, Vạn Lý Trường Thành luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Sự tồn tại của Trường Thành có thể nói liên quan đến sự thay đổi triều đại, cũng như quá trình thịnh suy của dân tộc Trung Hoa. 

Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành đã trở thành một biểu tượng kỳ quan của đất nước Trung Hoa. Nơi này có giá trị du lịch rất cao và có ý nghĩa lịch sử, văn hóa to lớn. Thể hiện sự ngưỡng mộ và tự hào về kỳ quan này, người Trung Quốc có câu nói “不到长城非好汉” (Chưa đến Trường Thành thì chưa phải anh hùng).

Một số cửa ải của Trường Thành như Sơn Hải Quan, Cư Dung Quan và Bát Đạt Lĩnh, Tư Mã Đài, Mộ Điền Cốc, Gia Dục Quan,…sau khi được tu bổ và sửa chữa đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc và nước ngoài. Vạn Lý Trường Thành được coi là tượng đài trí tuệ của nền văn hóa cổ đại Trung Hoa, kết tinh tượng trưng cho huyết thống và tinh thần dân tộc của nhân dân Trung Hoa. 

Trong mùa du lịch hoặc những kỳ nghỉ lễ như Tết, Quốc Khánh Trung Quốc,…thì Trường Thành là một trong những địa điểm có lượng khách du lịch đổ về lớn nhất Trung Quốc. Mỗi năm vào dịp lễ tết, lượng khách du lịch đổ đều đều gây nên tình trạng tắc nghẽn tại Vạn Lý Trường Thành. Trong kỳ nghỉ Quốc khánh 2018, chỉ riêng ngày 1/10 đã có gần 37 nghìn lượt khách du lịch đổ về nơi đây, từ đó có thể thấy được sức hút của kỳ quan này, không chỉ đối với người dân Trung Quốc mà trên toàn thế giới.

3. Một số từ vựng tiếng Trung liên quan

3.1.    万里长城 /Wànlǐ chángchéng/: Vạn Lý Trường Thành 3.2.    长城 /Chángchéng/: Trường Thành 3.3.    古代的军事防御工程 /Gǔdài de jūnshì fángyù gōngchéng/: Công trình quân sự phòng ngự thời cổ đại 3.4.    修筑的历史 /Xiūzhù de lìshǐ/: Lịch sử xây dựng 3.5.    春秋战国时期 /Chūnqiū zhànguó shíqí/: thời Xuân Thu – Chiến Quốc 3.6.    秦始皇 /Qínshǐhuáng/: Tần Thủy Hoàng 3.7.    修筑 /Xiūzhù/: Xây dựng 3.8.    历史文献记载 /Lìshǐ wénxiàn jìzǎi/: Ghi chép lịch sử 3.9.    不到长城非好汉 /Bù dào chángchéng fēi hǎohàn/: Chưa tới Trường Thành chưa phải anh hùng 3.10.    年代 /Niándài/: Niên đại 3.11.    保存 /Bǎocún/: Bảo tồn 3.12.    长度 /Chángdù/: Độ dài 3.13.    国家文物局 /Guójiā wénwù jú/: Cục văn vật Quốc gia 3.14.    山海关 /Shānhǎiguān/: Sơn Hải Quan 3.15.    嘉峪关 /Jiāyùguān/: Gia Dục Quan 3.16.    八达岭 /Bādálǐng/: Bát Đạt Lĩnh 3.17.    气势磅礴 /Qìshì páng bó/: Khí thế hào hùng 3.18.    极高的旅游观光价值 /Jí gāo de lǚyóu guānguāng jiàzhí/: Giá trị du lịch cao 3.19.    历史文化意义 /Lìshǐ wénhuà yìyì/: Ý nghĩa lịch sử văn hóa 3.20.    世界七大奇迹 /Shìjiè qī dà qíjī/: Bảy kỳ quan thế giới 3.21.    民族精神 /Mínzú jīngshén/: Tinh thần dân tộc 3.22.    中华民族 /Zhōnghuá mínzú/: Dân tộc Trung Hoa

Hy vọng qua bài viết ngày hôm nay, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về Vạn Lý Trường Thành – một trong bảy kỳ quan thế giới. Bật mí nhé, chúng ta có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ độ cao khoảng 160 km tính từ mặt đất đấy. Bạn đã có dịp đến Trường Thành chưa? Hãy chia sẻ với Tiếng Trung Ánh Dương nhé!

Từ khóa » Giới Thiệu Về Vạn Lý Trường Thành Bằng Tiếng Trung