Vạn Lý Trường Thành - Khám Phá Bí Mật Lịch Sử Trung Quốc

Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục đến từ Mông Cổ và Mãn Châu.

Vạn Lý Trường Thành tiếng Trung

Chữ Hán giản thể: 万里长城

Phồn thể: 萬里長城

Bính âm: Wànlĭ Chángchéng

Tiếng Anh: Great Wall of China; có nghĩa là “Thành dài vạn lý”)

Nghiên cứu sơ bộ công bố hồi năm 2009 ước tính công trình có chiều dài 8.850 km (3.948 dặm Anh).

Theo số liệu mới được công bố, Vạn Lý Trường Thành dài 21.196 km, chấp nối tất cả các đoạn Trường Thành đã biết ngày nay lại với nhau thì chiều dài của chúng lên tới 56,000 km. Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất.

Chiều rộng mặt trên của trường thành trung bình 5 – 6m.

Vạn Lý Trường Thành ở đâu?

Nhiều người đã nghĩ Vạn Lý Trường Thành là công trình ở Bắc Kinh nhưng Vạn Lý Trường Thành (tiếng Trung: 万里长城 (Thành dài vạn lý), tiếng Anh: Great Wall of China) thật ra là tên gọi chung của tập hợp nhiều thành lũy bằng đất đá được xây dựng từ khoảng 2500 năm trước trong thời Tây Chu, kéo dài ngàn vạn cây số từ phía Đông sang Tây, có chức năng như một tuyến phòng thủ quân sự bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc xâm lược của các bộ tộc du mục phương Bắc như Mông Cổ, Mãn Châu. Bởi vai trò quan trọng này mà nó được kéo dài liên tục trong suốt 2000 năm sau đó, cho đến cuối triều đại nhà Minh, mở rộng ra 15 tỉnh thành của Trung Quốc, mang hình dạng uốn lượn của Rồng.

Qua hàng ngàn năm, qua các triều đại, nhiều phần của Vạn Lý Trường Thành đã bị tàn phá nghiêm trọng do cả tác động của chiến tranh, con người và thiên nhiên. Vạn Lý Trường Thành chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh, từ 1368 – 1647, bắt đầu từ Hổ Sơn (Liêu Ninh) và kết thúc ở Gia Dục Quan (Cam Túc). Theo các nghiên cứu khảo cổ, Vạn Lý Trường Thành dài khoảng 8.850km nhưng theo số liệu năm 2012, chiều dài của Vạn Lý Trường Thành lên đến 21.196km.

Ngày nay, những phần nổi tiếng nhất của bức tường thành vạn dặm này là Bát Đạt Lĩnh (Badaling), Mộ Điền Dục (Mutianyu), Kim Sơn Lĩnh (Jinshangling), Tư Mã Đài (Simatai), Cửa ải Gia Dục Quan, Cư Dung Quan, Sơn Hải Quan.

Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN. Bức tường này không được xây dựng bởi nỗ lực của một nhóm mà là việc ghép nối nhiều đoạn tường thành của các vùng, từng được xây dựng ở thời Chiến Quốc.

Bức tường được nối vào nhau ở thời gian đó làm bằng đất nện với những tháp canh được xây ở các khoảng cách đều nhau.

Nó nằm xa hơn về phía bắc so với Vạn lý trường thành hiện tại với điểm cực đông nằm ở Bắc Triều Tiên hiện nay chỉ còn ít phần của nó còn sót lại các bức ảnh cho thấy những ụ đất thấp, dài.

Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, , nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Bức tường dài tiếp theo được nhà Hán, nhà Tùy, và giai đoạn Thập Quốc xây dựng tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó được làm bằng đất nện với nhiều tháp canh nhiều tầng được xây cách nhau vài dặm.

Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640.

Ước tính có khoảng 25.000 tháp canh đã được xây dựng dọc theo bức tường.

  1. Vạn Lý Trường Thành không thể nhìn thấy được từ vụ trũ bằng mắt thường. Trước đây khi con người chưa thám hiểm không gian, nhiều người đã lầm tưởng Van Lý Trường Thành – với những đường nét to lớn trên bề mặt địa cầu – có thể nhìn thấy rõ từ Mặt Trăng. Tuy nhiên sự thật là bức tường thành này không thể nhìn thấy từ không gian bằng mắt thường hay máy ảnh, giống như so sánh nhìn một sợi tóc từ cách đó 3km vậy.

  1. Vạn Lý Trường Thành không phải một bức tường thành dài liên tục mà còn có các bức tường bên sườn, tường vòng tròn và tường song song. Cũng có phần không có tường mà được thay thế bằng “thành lũy tự nhiên” tạo nên từ núi cao và sông ngòi. Vào thời Tần (221 – 206 trước Công Nguyên), bột gạo nếp được sử dụng như chất kết dính cho các viên gạch tạo nên tường thành.
  1. Truyền thuyết nổi bật nhất về Vạn Lý Trường Thành là chuyện “Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành” kể về nàng Mạnh Khương Nữ có chồng là một thư sinh, ngay đêm tân hôn bị triều đình bắt đi xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Khi đông đến, nàng đan áo cho chồng và đi khắp chiều dài Trường Thành hỏi thăm và nhận được tin dữ chồng mình đã chết vùi thây dưới Trường Thành. Nàng khóc 3 ngày 3 đêm, nước mắt hòa lẫn máu. Nước mắt Mạnh Khương Nữ vang xa 800 dặm Trường Thành, làm đổ sập một khúc tường thành, lộ ra xác chết chồng mình. Nàng an tang cho chồng xong liền nhảy xuống biển tự vẫn. Câu chuyện này trở 1 trong 4 truyền thuyết dân gian nổi tiếng nhất văn hóa Trung Hoa, bên cạnh Ngưu Lang Chức Nữ, Bạch Xà truyện và Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài.

Miếu thờ Mạnh Khương Nữ. Đây chính là đền thờ nàng Mạnh Khương trong truyền thuyết đã được đề cập ở phần Bí mật về Vạn Lý Trường Thành.

  1. Trong Cách Mạng Văn Hóa (1966 – 1976) nhiều viên gạch của Vạn Lý Trường Thành đã được dung vào việc xây nhà, trang trại, hồ chứa. Đây cũng là một trong những lý do Vạn Lý Trường Thành bị tàn phá do nhân tạo. Không chỉ vậy, các phần Vạn Lý Trường Thành ở Cam Túc và Ninh Hạ có khả năng biến mất sau 20 năm, do sa mạc hóa và cách sử dụng đất của con người.

  1. Lực lượng lao động chính tạo nên Vạn Lý Trường Thành gồm có các binh sĩ, nông dân và tù binh, tù nhân phạm tội. Ước tính số lượng lên tới 800.000 người. Hàng ngàn người đã chết trong quá trình xây dựng bức Trường Thành này, trong đó một số được chôn cất ngay dưới móng tường thành, nhiều đến mức Vạn Lý Trường Thành còn được mệnh danh là “Nghĩa trang dài nhất thế giới”. Tuy vậy những câu chuyện kinh dị truyền miệng như gạch vữa xây nên Vạn Lý Trường Thành được trộn từ xương người là hoàn toàn không có thật. Vữa xây Trường Thành gồm nhiều loại vật liệu khác nhau qua các thời kỳ, từ bột gạo, đất sét, đá đến gạch vun, gỗ, đá vôi…

Trường thành Bát Đạt Lĩnh

Bát Đạt Lĩnh là đoạn Trường Thành được trùng tu tốt nhất, cách trung tâm Bắc Kinh 80km về phía Tây Bắc, thuộc địa phận huyện Diên Khánh, Bắc Kinh. Đoạn Trường Thành chạy qua địa điểm này được xây dựng năm 1505 thời nhà Minh. Khúc Trường Thành tại Bát Đạt Lĩnh này là phần tham quan đầu tiên được mở cửa, vào năm 1957. Nhìn từ xa, Bát Đạt Lĩnh cong cong, dốc thoai thoải, như lưng rồng trắng uốn lượn trên triền núi xanh tươi bát ngát.

Cửa Ải Gia Dục Quan

Cửa Ải Gia Dục Quan, hay còn gọi là Pháo Đài Gia Dục Quan, là cửa ải đầu tiên ở phía Tây Vạn Lý Trường Thành, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Đây là một trong những cửa ải chính của Vạn Lý Trường Thành, cùng với Cư Dung Quan và Sơn Hải Quan. Nơi đây được mệnh danh là “cửa ải lớn nhất thiên hạ”, xây dựng từ năm 1372, thời nhà Minh. Cửa ải này còn là một điểm quan trọng trên Con đường tơ lụa cổ đại.

Truyền thuyết kể rằng khi Gia Dục Quan mới ở trên bản vẽ thiết kế, quan phụ trách đã yêu cầu người thiết kế ước lượng số viên gạch cần đến. Người này đã lên kế hoạch tỉ mỉ, cần 99.999 + 1 viên gạch để xây thành lũy. Khi pháo đài hoàn thành thì chính xác thừa đúng 1 viên. Viên gạch đó đến nay vẫn được đặt trang trọng trên cổng thành Gia Dục Quan.

Cửa Ải Sơn Hải Quan

Sơn Hải Quan hay Du Quan, là một trong 3 ải chính của Vạn Lý Trường Thành. Nơi bức tường thành này giáp với biển Bột Hải được gọi là “Lão Long Đầu”. Cửa ải này mang danh “Cửa ải đầu tiên dưới Thiên đường”.

Nên đi Vạn Lý Trường Thành vào mùa nào?

Dù là Đông, Xuân hay Thu Hạ, đến thăm Vạn Lý Trường Thành vào bất cứ thời điểm nào trong năm, khách du lịch Bắc Kinh cũng có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh sắc nơi đây. Mùa xuân trăm hoa đua nở, Vạn Lý Trường Thành mềm mại, dịu dàng như con rồng trắng nằm giữa muôn hoa. Sang hạ nắng vàng soi nhè nhẹ, thu đến lá thay màu đỏ rực, biến khung cảnh bình yên trở nên lãng mạn hơn bao giờ hết. Sang đông, Vạn Lý Trường Thành hơi chút u tịch, mang trên mình cái lạnh phương Bắc nhưng đứng giữa đất trời nơi đây, được ngắm nhìn tuyết rơi phủ trắng xóa cả dãy thành dài, cảm giác này thật đáng để đánh đổi so với cái lạnh phải không?

Từ khóa » Giới Thiệu Về Vạn Lý Trường Thành Bằng Tiếng Trung