Lịch Sử Văn Minh Hy Lạp Cổ đại - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thể loại khác >>
- Tài liệu khác
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 20 trang )
Lời dẫn mở đầu: Trong nền lịch sử văn minh thế giới của loài người, thuật ngữ phươngTây đã xuất hiện từ sớm. Vào thời cổ đại, khi con người còn chưa tìm ra những lục địamới người Hy Lạp đã gọi khu vực mặt trời lặn so với họ là phương Tây, các vùng đất cònlại (Châu Á, châu Phi) gọi là phương Đông. Sự phân loại này mang tính chất tương đối vàchỉ là sự quy ước của con người mà thôi. Văn minh phương Tây cổ đại ngày nay đượchiểu chính là hai nền văn minh lớn: Hy Lạp và La Mã cổ đại.Phân tích câu nói: Nền văn minh Hy Lạp có cơ sở đầu tiên từ thiên niên kỷ III TCN,nhưng tiêu biểu cho nền văn minh Hy Lạp là những thành tựu từ khoảng thế kỷ VII TCNtrở về sau. Đến thế kỷ VI TCN, nhà nước La Mã bắt đầu thành lập, trở thành trung tâmvăn minh thứ hai ở phương Tây. Văn minh La Mã vốn chịu ảnh hưởng của văn minh HyLạp, vốn có cùng một phong cách, giờ đây lại hoà làm một, nên hai nền văn minh nàyđược gọi chung là văn minh Hy-La. Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với các nền văn minhở phương Đông nhưng nền văn minh Hy- La vẫn có nhiều thành tựu đáng kể đều thuộcvề các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc, sử học, triết học, thiên vănhọc, y học,... trong đó ta không thể không nhắc đến các thành tựu trong lĩnh vực khoa họctự nhiên. Vào thời kì này, khoa học phát triển từ nhu cầu giải thích thế giới và những đòihỏi thực tế của con người như đo đạc, tính toán, làm thủy lợi, dự báo thời tiết... Nó vẫncòn mang nặng tín ngưỡng, tôn giáo và sự thần bí. Chính vì dựa trên nhu cầu thực tế củacon người và sự học hỏi từ các nền văn minh ở phương Đông cho nên có thể coi đây lànền tảng cho sự phát triền nhanh chóng của khoa học tự nhiên nền văn minh Hy-La. Có aiđó đã nhận định như thế này: “Khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hy Lạp Roma, khoa họcmới thực sự trở thành khoa học’. Câu nói trên đã có thể cho ta thấy được phần nào sựphát triển rực rỡ của khoa học Hy-La mà những thành tựu khoa học của thời kì đó vẫncòn ảnh hưởng và được sử dụng đến ngày nay như thế nào.So với ba nền văn minh trên của phương Đông thì nền văn minh Hy-La có các thành tựukhoa học đồ sộ hơn. Nếu như người Trung Quốc nổi tiếng với tứ đại phát minh, người AiCập có giấy papyrus, kỹ thuật ướp xác và mổ thịnh hành từ sớm; người Ấn Độ có cácthành tựu về cả thiên văn học, toán học, vật lý học, y dược học nhưng đến thời kì Hy-Lathì những thành tựu khoa học đều phát triển mạnh và có sức ảnh hưởng lớn đến tận ngàynay. Tất cả các phát minh ở phương Đông đều là tiền đề cho phát minh ở thời kì Hy-La.Người Ấn Độ đã sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay được sử dụng rộng rãi trên thế giớinhưng tuy nhiên ở thời kì Hy-La, các nhà toán học đã tính được số pi, S của các hìnhkhối. Họ còn tìm ra các định lý trong hình học. Người Ai Cập khi xưa qua cách quan sátbầu trời và đặt ra lịch trong khi đó ở thời kì Hy-La, người Hy Lạp cổ đại đã tìm ra đượccách tính khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, các lý thuyết về sự chuyển động xoayquanh quỹ đạo của Trái Đất, hiện tượng nhật thực, các nhận định cho rằng Trái Đất hìnhcầu,... Người Trung Quốc cũng sáng tạo ra được bàn tính, mối quan hệ giữa ba cạnh trongtam giác, các phép tính, phương pháp khai căn bậc 2, bậc 3, phương trình bậc I, số âm sốdương, họ cũng tìm ra cách làm lịch nhưng chưa được chuyên sâu như người Hy-La cổđại. Về mặt y học, người Trung Quốc cũng đã biết sử dụng phương pháp bắt mạch, châmcứu và phẫu thuật như người Hy-La cổ đại nhưng người Hy-La cổ đại còn biết sử dụngthêm cả thuốc gây mê. Như vậy, cả bốn nền văn minh Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, HyLa đều có sự tiến bộ hơn. Có lẽ là do nhờ sự ảnh hưởng tiếp thu từ nền văn minh ởphương Đông và xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của con người.Các thành tựu khoa học tự nhiên của Hy-La cổ đại: Về khoa học tự nhiên, Hy Lạp cổđại có những cống hiến quan trọng về các mặt Toán học, Thiên văn học, Vật lý học, Yhọc v.v... Những thành tựu ấy gắn liền với tên tuổi nhiều nhà khoa học nổi tiếng nhưTalét, Pitago, Ơclít, Acsimét, Arixtác. Êratôxten...1. Talét (Thales, thế kỉ VII – VI TCN):- Talét quê ở Milô, một thành bang Hy Lạp ở Tiểu á. Ông đã du lịch nhiều nơi, do đó đãtiếp thu được các thành tựu của Babilon và Ai Cập. Ông đã chỉ ra rằng:+ Mọi đường kính thì chia đôi một đường tròn.+ Các góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau.+ Góc nội tiếp trong nửa hình tròn là một góc vuông.- Phát minh quan trọng nhất của Talét là tỷ lệ thức. Dựa vào công thức ấy ông đã tínhtoán được chiều cao của Kim Tự Tháp bằng cách đo bóng của nó.- Talét còn là một nhà thiên văn học. Ông đã tính trước được ngày nhật thực, năm 585TCN, ông tuyên bố với mọi người đến ngày 28-5-558 sẽ có nhật thực, quả nhiên đúngnhư vậy. Tuy nhiên, ông đã nhận thức sai về trái đất vì ông cho rằng trái đất nổi trênnước, vòm trời hình bán cầu úp trên mặt đất.2. Pitago (Pythogoras, khoảng 580-500 TCN):- Pitago -500 quê ở đảo Xamốt trên biển Êgiê, ông cũng đã đi du lịch ở nhiều nướcphương Đông, đã tiếp thu được nhiều thành tựu Toán học của những nước này. Ông cũngđã từng đến Ai Cập và ở lại đây trong 12 năm để tiếp cận các tri thức phương Đông. Sauđó ông về sống tại đảo Xixin, thiết lập trường phái Pythagore. Trên cơ sở đó ông đã pháttriển thành định lý mang tên ông về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông:+ Định lý Pythagoras: “ Tổng 2 cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trongmột tam giác vuông”.+ Chứng minh: tổng các góc trong một tam giác bằng 180 độ.+ Đưa ra những định nghĩa về điểm, đường; khái niệm vô cực và về số vô tỷ.+ Ông còn phân biệt các loại số chẵn, số lẻ và số không chia hết. Đặc biệt ông dùng tưduy về những con số nhằm chứng minh một số luận điểm triết học.- Về vật lý học, ông khám phá ra độ cao của một sợi dây căng hai đầu khi dao động sẽphụ thuộc vào chiều dài của sợi dây ấy. Chiều dài giảm đi một nửa thì âm thanh sẽ tănglên một quãng 8.- Về thiên văn học, Pitago tiến bộ hơn Talét. Ông đã nhận thức được quả đất hình cầu vàchuyển động theo quỹ đạo nhất định. ( Sau này Copernicus phát triển thành thuyết “nhậttâm” nổi tiếng.)Lý thuyết chuyển động theo quỹ đạo của Pythagoras là tiền đề cho thuyết “nhật tâm” sau nàycủa Copernicus3. Ơclit (Euclid):Ơclít (khoảng 330-275 TCN) là người đứng đầu các nhà toán học ở Alêchxăngđri. Trêncơ sở tổng kết các thành tựu nghiên cứu của người trước, Ông soạn thành sách Toán họcsơ đẳng, đó là cơ sở của môn Hình học, trong đó chứa đựng định đề Ơclít nổi tiếng. Mộtsố tác phẩm tiêu biểu khác của ông:Tiên đề Euclid về 2 đường thẳng song song+ Catropque hay hình học những tia phản chiếu.+ Những dữ kiện.+ Quang học.+ Phép chia các hình.4. Ác-si-mét (Archimedes, 287-212 TCN):- Acsimét -212 quê ở Xiraquydơ, một thành bang Hy Lạp ở đảo Xirin. Về Toán học, ôngđã tính được số pi. Đó là số phi chính xác sớm nhất trong lịch sử phương Tây. Ông còntìm được cách tính thể tích và diện tích toàn phần của nhiều hình khối.- Về vật lý học, phát minh quan trọng nhất của Acsimét là về mặt lực học, trong đó đặcbiệt nhất là nguyên lý đòn bẩy. Với nguyên lý này, người ta có thể dùng một lực nhỏ đểnâng lên một vật nặng gấp nhiều lần. Tương truyền, ông đã nói một câu nổi tiếng: "Hãycho tôi một điểm tựa chắc chắn, tôi có thể cất lên cả quả đất". Ngoài ra, ông còn có nhiềuphát minh khác như đường xoắn ốc, ròng rọc, bánh xe răng cưa.- Ông cũng đã phát minh ra một nguyên lý quan trọng về thủy lực học. Đó là tất cả mọivật thả xuống nước đều phải chịu một lực đẩy từ dưới lên trên bằng trọng lượng nướcphải chuyển đi.- Dựa vào các phát minh trên. Acsimét đã chế ra máy ném đá để đánh quân La Mã, máyphóng gỗ để bắn thuyền quân địch. Ông còn biết sử dụng gương 6 mặt để đốt thuyềnđịch. Hệ thống đòn bẩy được sử dụng để hạ thủy những chiếc thuyền lớn ba tầng.Acsimét còn phát minh ra máy bơm nước để hút nước ra khỏi thuyền khi bị thủng.Máy bắn đá dựa trên nguyên lý đòn bẩyCó thể tóm lược các đóng góp khoa học của Archimedes trong một số tác phẩm sau:+ Về trạng thái cân bằng: nghiên cứu về trọng tâm, hình bình hành, hình tam giác, nghiêncứu trọng tâm của parabol.+ Cầu phương hình parabol: cho cả lời giải về cơ học và toán học.+ Bàn về hình cầu và hình viên trụ.+ Đo đường tròn.+ Nghiên cứu về các vật nổi.+ Arénaire: Về hệ đếm các số lớn.5. Arixtác (Aristarque, 310-230 TCN):- Arixtác -230 quê ở đảo Xamốt. Ông là người đầu tiên nêu ra thuyết hệt thống mặt trời.Ông đã tính toán khá chính xác thể tích của mặt trời, quả đất, mặt trăng và khoảng cáchgiữa các thiên thể ấy.- Ý kiến quan trọng nhất của ông là không phải mặt trời quay xung quanh trái đất mà làtrái đất tự quay xung quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời. Nhưng bấy giờ ýkiến của ông không những không được công nhận mà còn bị buộc tội là đã quấy rầy sựnghỉ ngơi của các thiên thần.6. Eratôxten (Eratosthene, 284-192 TCN) :- Eratôxten quê ở Xiren, thành bang thuộc địa của Hy Lạp ở phía Tây Ai Cập, châu Phi.Ông là một nhà khoa học giỏi về nhiều lĩnh vực: Thiên văn học, Toán học, Vật lý học,Địa lý học, Ngôn ngữ học, Sử học. Ông phụ trách thư viện Alêchxăngđri. Thành tíchkhoa học nổi bật của ông là ông đã tính được độ dài của vòng kinh tuyến trái đất là 39700km, và tính được góc tạo nên bởi hoàng đạo và xích đạo.- Đến thời La Mã, về các lĩnh vực này tuy không phát triển bằng Hy Lạp nhưng cũng cónhững thành tựu quan trọng và một số nhà khoa học tiêu biểu.7. Pliniút (Plinius, 23-79):- Nhà khoa học nổi tiếng nhất của La Mã là Pliniút. Tác phẩm đầu tiên của ông là Lịch sửtự nhiên gồm 37 chương. Đó là bản tập hợp các tri thức của các ngành khoa học nhưThiên văn học, Vật lý học, Địa lý học, Nhân loại học, Động vật học, Thực vật học, Nônghọc, Y học, Luyện kim học, Hội họa, Điêu khắc... thời bấy giờ. Do vậy, đây là một tácphẩm tương tự như bộ bách khoa toàn thư của La Mã cổ đại.- Năm 79, núi lửa Vêduyvơ lại hoạt động. Ông đến gần để nghiên cứu hiện tượng phunlửa và bị phún thạch thiêu chết.8. Ptôlêmê (Claude Ptôtémée):- Clốt Ptôlêmê, là một nhà Thiên văn học, Toán học, Địa lý học người Hy Lạp sinhtrưởng ở Ai Cập, sống vào thế kỷ II. Trên cơ sở đúc kết các kiến thức về thiên văn họccủa Ai Cập, Babilon và Hy Lạp, ông đã soạn bộ sách tổng hợp - Kết cấu toán học, trongđó ông cũng cho rằng quả đất hình cầu, nhưng so với Pitago và Acsimét thì quan điểmcủa ông thụt lùi một bước vì ông cho rằng quả đất là trung tâm của vũ trụ. Quan điểm nàycủa Ptôlêmê đã chi phối nền thiên văn học châu Âu trong suốt 14 thế kỷ, mãi đến thờiPhục Hưng, thuyết này mới bị thuyết hệ thống mặt trời của Côpécních đánh đổ.- Ptôlêmê còn soạn sách Địa lý học gồm 8 chương. Trong sách này Ptôlêmê đã vẽ mộtbản đồ thế giới: Vùng Bắc cực là Xcăngđinavi, vùng Nam Cực là lưu vực sông Nin, phíaTây là Tây Ba Nha, phía Đông là Trung Quốc, thời bấy giờ bản đồ này được xem là rấtchính xác.9. Hipôcrát (Hippocrate, 469- 377 TCN):- Về y học, người được suy tôn là thủy tổ của y học phương Tây là Hipôcrát -377, mộtthầy thuốc Hy Lạp quê ở đảo Cốt trên biển Êgiê. Ông đã giải phóng y học ra khỏi mê tíndị đoan, cho rằng bệnh tật do ngoại cảnh gây nên, vì vậy phải dùng các biện pháp nhưcho uống thuốc hoặc mổ xẻ để chữa trị. Ông nói: "Thuốc không chữa được thì dùng sắtmà chữa, sắt không chữa được thì dùng lửa mà chữa, lửa không chữa được thì không thểnào chữa được nữa".Ngoài ra còn có một vài các nhà y học nổi tiếng khác như Hêraclit, Hêcrôpin,... Thời HyLạp hóa, vua Philađenphơ 63 thuộc vương triều Plôtêmê ở Ai Cập là một người hay đauốm, muốn tìm thuốc trường sinh bất lão nên đã tích cực thi hành chính sách khuyến khíchsự phát triển của y học. Ông không những đã giúp đỡ các thày thuốc về vật chất mà còncho phép mổ tử thi của phạm nhân để nghiên cứu, do đó y học đã có những thành tựumới. Đầu thế kỷ III TCN, nhà giải phẫu học Hêcrôpin đã chứng minh rằng não là khíquan tư duy, cảm giác do hệ thần kinh truyền đạt, xem mạch mạnh yếu nhanh chậm cóthể biết được tình hình sức khỏe. Ông cũng là người đưa ra học thuyết về sự tuần hoàncủa máu và phương pháp chữa bệnh thông qua bắt mạch bệnh nhân. Nhà phẫu thuậtHêraclit ở thành Tarentum (Ý) đã biết dùng thuốc mê khi mổ bệnh nhân. Phát minh nàysau đó bị bỏ quên đến mãi năm 1860 mới được áp dụng lại.Heraclit10. Claođiút Galênút (131 – đầu thế kỉ III):Đến thời La Mã, đại biểu xuất sắc nhất về y học là Claođiút Galênút quê ở Pécgam (TiểuÁ), trên cơ sở tiếp thu các thành tựu y học trước đó, nhất là của Hipôcrát, ông đã viếtnhiều tác phẩm để lại tới sau này, trong đó có một số đến thời trung đại được dịch thànhtiếng Arập, Do thái, Latinh. Điều đó chứng tỏ các tác phẩm của ông đến thời trung đạivẫn có uy tín rất lớn, ví dụ sách Phương phá chữa bệnh được dùng làm sách giáo khoatrong thời gian dài.Kết luận toàn bài: Tất cả những thành tựu khoa học tự nhiên và những cống hiến củacác nhà toán học, vật lý học, nhà thiên văn thời Hy-La để lại đã chứng minh cho câu nóitrên là hoàn toàn đúng. Bởi các thành tựu ấy không chỉ mang sức ảnh hưởng lớn mà cònthể hiện bộ óc hoàn hảo và sự sáng tạo của con người thời kì cổ đại lúc bấy giờ. Tổng kếtlại toàn bài chúng ta có thể nhận xét như sau: Cách đây trên dưới 2000 năm, nền khoa học của Hy Lạp, La Mã cổ đại đã có nhữngthành tựu rất lớn. Những thành tựu ấy đã đặt cơ sở cho sự phát triển huy hoàng củanền khoa học thời cận hiện đại; đồng thời là một tiền đề quan trọng của sự phát triểncủa nền triết học Hy-La. Những thành tựu rực rỡ của văn minh Hy-La cổ đại được ghi vào lịch sử nhân loạinhư những ánh hào quang rực rỡ nhất, đặt một nền tảng khá vững chắc cho văn minhchâu Âu nói riêng và mang đến cho nền văn hóa thế giới nói chung những thành tựubất hủ mọi thời đại. Giá trị và tầm ảnh hưởng của văn minh phương Tây cổ đại đượckhẳng định và thừa nhận xét cho cùng chính là những giá trị có tầm ảnh hưởng đếnthời đại ngày nay. Các thành tựu về toán học, vật lý, thiên văn học và y học đều là những thành tựu sánggiá nhất mà thời kì này để lại cho khoa học sau này, đặc biệt là các định lý về toánhọc (cả đại số và hình học), nguyên lý đòn bẩy, sự quang học, trạng thái cân bằng,tiền đề cho thuyết “nhật tâm”, phương pháp bắt mạch trong khám bệnh, thuốc gâymê, kỹ thuật mổ,... Những phát minh khoa học độc đáo của người Hy Lạp cổ đại còn có sức ảnh hưởngvà tiền đề cho các thiết bị hiện đại ngày nay như vòi hoa sen, hệ thống lò sưởi, đồnghồ báo thức, khẩu pháo chiến, cửa tự động,... Khẳng định những giá trị và đóng góp của văn minh Hy-La cổ đại, Engels viết:“Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoahọc Hy Lạp; không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia La Mã. Mà không có cơ sởcủa văn minh Hy Lạp và Đế quốc La Mã thì cũng không có châu Âu hiện đại”. Nóinhư vậy để thấy được giá trị và tầm ảnh hưởng của văn minh phương Tây thời kì cổtrung đại đối với nền văn hóa thế giới lớn như thế nào.
Tài liệu liên quan
- Phân tích những tư tưởng về con người trong các giá trị văn minh, tinh thần trong lịch sử văn minh phương Đông cổ đạiv
- 8
- 1
- 15
- Giới thiệu về thân thế, sự nghiệp và phát minh tiêu biểu của Archimedes – nhân vật tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại.
- 7
- 3
- 19
- LỊCH SỬ VĂN MINH HY - LA CỔ ĐẠI
- 8
- 2
- 27
- Lịch sử triết học hy lạp cổ đại
- 18
- 2
- 17
- Tài liệu Tiểu luận:Văn minh Hy Lạp cổ đại potx
- 29
- 4
- 19
- Các thời kỳ và thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại
- 32
- 5
- 11
- Bài giảng điện tử lịch sử: Văn hóa phương đông cổ đại pps
- 37
- 1
- 3
- lịch sử mỹ thuật hi lạp cổ đại
- 12
- 898
- 7
- Nền văn minh Hy La cổ đại
- 95
- 1
- 2
- Đề cương ôn tập lịch sử văn minh thế giới có đáp án
- 16
- 3
- 4
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.38 MB - 20 trang) - Lịch sử văn minh hy lạp cổ đại Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Thành Tựu Khoa Học Hy Lạp Cổ đại
-
Những Thành Tựu Khoa Học Tự Nhiên Của Hi Lạp Cổ đại | Biên Niên Sử
-
Những Thành Tựu Khoa Học Tự Nhiên Của Hi Lạp Cổ đại
-
Bài 3: Những Thành Tựu Chủ Yếu Của Văn Minh Hi-La Cổ đại - HOC247
-
Khoa Học Tự Nhiên Hy Lạp Cổ đại - Nghề Luật
-
Y Học Hy Lạp Cổ đại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hy Lạp Cổ đại – Wikipedia Tiếng Việt
-
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI: Hi Lạp Cổ đại - .vn
-
Một Số Thành Tựu Văn Hoá Tiêu Biểu Của Hy Lạp Và La Mã Cổ đại
-
Những Thành Tựu Của Thiên Văn Hy Lạp Cổ đại - Dịch Thuật Lightway
-
Thành Tựu Khoa Học Tự Nhiên Và Kiến Trúc Hy Lạp - Prezi
-
Top 30 Những Thành Tựu Khoa Học Của Hy Lạp Cổ đại đã 2022
-
Khoa Học Công Nghệ Vượt Trội Của Hy Lạp Cổ đại đánh Bại Hoàn Toàn ...
-
Những Thành Tựu Tiêu Biểu Của Người Hy Lạp Còn Tồn Tại Cho đến ...