Lịch Sử Võ Phái Bình Định Gia - Hệ Phái Võ Bình Định - Kickfit Sports
Vùng đất Tây Sơn, Bình Định chính là cái nôi lớn của võ thuật cổ truyền Việt Nam. Không chỉ phát triển những môn võ cổ truyền do chính người Việt sáng tạo ra, tại đây còn thu hút nhiều nhân tài võ thuật tại vùng lân cận tới đây cư ngụ và truyền bá võ đạo. Võ phái Bình Định Gia được ra đời tại vùng đất Bình Định nhờ vào sự kết hợp giữa võ cổ truyền Việt và võ Thiếu Lâm của Trung Quốc.
Nguồn gốc Bình Định Gia – Môn phái võ cổ truyền Việt Nam
Bình Định Gia là một môn phái võ cổ truyền của Việt Nam, thuộc hệ phái võ Bình Định. Võ Bình Định Gia được lưu truyền trong gia tộc họ Trần ở Tây Sơn, Bình Định từ thế kỷ 18. Người có công sáng lập ra môn phái này là võ sư Trần Đại Chí. Cụ là một người con sinh ra và lớn lên tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Từ nhở, võ sư Trần Đại Chí đã được gia đình gửi vào chùa để rèn luyện võ thuật. Sau khi lớn lên và xuống núi ông thường xuyên luyện tập; rèn luyện tinh thông thập bát ban võ nghệ. Bởi vì bất mãn với sự hà khắc của triều đại nhà Thanh, cụ đã cùng gia đình di chuyển xuống phía Nam để lập nghiệp. Cụlựa chọn vùng đất Bình Định để dừng chân. Tại đây, cụ làm nghề bốc thuốc và dạy võ.
Võ sư Đại Chí có một người bạn tâm giao là cụ Võ Văn Dũng. Hai người thường nói chuyển với nhau về quyền cước, võ thuật Bình Định và võ Thiếu Lâm Trung Quốc. Sau này, khi cụ Dũng mất, một mình cụ Đại Chí nghine cứu tinh hoa của hai nền võ thuật, có sự sáng tạo thêm và đã tạo ra võ phái Bình Định Gia. Cái tên này có ý nghĩa từ Bình Định ( nơi cụ đang sống) và Gia (gia đình).
Đặc trưng môn phái Bình Định Gia
Đặc trưng của võ Bình Định Gia nằm ở công phu chân tấn và cùi chỏ, hay còn gọi với tên khác là “cút”. Các công phu cơ bản đã được rút ngắn lại thành những bài quyền ngắn. Người tập sẽ dễ hiểu và để luyện tập dễ dàng hơn. Lý do mà các công phu lại được rút ngắn lại là bởi vì người tập luyện môn phái này chủ yếu là những nông dân. Họ cần được đào tạo nhanh để tham gia vào đội ngũ nghĩa binh Tây Sơn.
Môn phái này nổi tiếng nhất với 5 bài quyền thuật: Trung bình tấn cút, Đinh tấn cút; Pháp cước, Ngũ hành quyền, Tứ tượng. Quyền pháp ở mức độ Trung đẳng sẽ được chia thành ngũ hình: Hầu, Hạc, Hổ, Hùng, Xà và bài Long đao hoa pháp.
Tôn chỉ và hệ thống đai cấp của môn phái
Từ khi bắt đầu được thành lập, môn phái đã lấy tôn chỉ là ‘Võ đạo vị nhân sinh – Võ công khai trí tuệ”. Nghĩa là rèn luyện võ công để rèn luyện sức lực; khai tâm mở trí, tự tin vào bản thân và tự tôn dân tộc.
Không những vậy, môn sinh luyện tập môn phái này còn được truyền dạy tư tưởng “Dụng thủ vi công – Thương tâm giả ác”. Có nghĩa là lấy tự vệ làm đòn công, lấy sự lương thiện để giải cái ác.
Còn về phần võ phục. Võ phục chính thức của võ Bình Định Gia sẽ có màu đen. Phần đai võ sẽ dùng để phân biệt cấp bậc. Hệ thống đai sẽ tiến dần từ thấp tới cao theo thứ tự các màu: đen – trắng – xanh – vàng – đỏ.
Lời kết
Võ Bình Định Gia mặc dù không được sáng tạo gốc từ người Việt nhưng vẫn ngày càng phát triển nhờ vào những kỹ thuật hay. Võ phái này ngày càng trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của người dân Bình Định. Tính tới hiện tại, môn phái đã và đang được truyền dạy ở khắp 18 tỉnh thành phía Bắc. Tập luyện võ thuật là một phương pháp rèn luyện sức khỏe cực tốt. Hãy chăm chỉ tập luyện để tự vệ bản thân và có một thân hình đẹp nhé. Nếu cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với Kickfit Sports bạn nhé.
Từ khóa » Học Võ Bình định Gia Tại Hà Nội
-
Bình Định Gia
-
Bình Định Gia - Võ Phục Trung Nghĩa
-
Danh Sách Địa Điêm Học Võ Tại Hà Nội - Elipsport
-
Võ Bình Định - Sức Mạnh ĐÁNG SỢ Của Võ Cổ Truyền Việt Nam
-
VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH GIA - BẮC NINH - Home | Facebook
-
THÔNG BÁO TUYỂN SINH CÂU LẠC BỘ VÕ MÔN PHÁI BÌNH ĐỊNH ...
-
VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH - Điểm Danh Các Võ đường Nổi Tiếng ...
-
Bình Định Gia: Một Dòng Chảy đặc Sắc
-
Môn Võ Bình Định Gia Trên đất Bắc Ninh - Huyện Thuận Thành
-
Võ Tây Sơn - Võ Bình Định - Xuân Lộc Land
-
Võ Bình Định Và Hành Trình Hướng đến Di Sản Văn Hóa Thế Giới
-
MÔN PHÁI BÌNH ĐỊNH GIA - .vn
-
Bước Phát Triển Của Môn Võ Bình Định Gia ở Xứ Thanh
-
Võ Thuật Bình Định – Wikipedia Tiếng Việt