Lịch Tiêm Phòng Khi Mang Thai Bà Bầu Nên Biết - Huggies
Có thể bạn quan tâm
Vaccines hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch để sản sinh kháng thể, tức là tạo kháng thể chủ động, giúp cơ thể có thể chống lại bệnh nhiễm trùng và ngăn không cho cơ thể bị bệnh.
Vaccines không chỉ bảo vệ mẹ mà còn có tác dụng với thai nhi, giúp tránh khỏi những bệnh nghiêm trọng. Mẹ nên biết rằng khi mang thai, mẹ sẽ chia sẻ mọi thứ với bé. Điều đó có nghĩa là khi mẹ chủng ngừa, không chỉ là mẹ đang tự bảo vệ mình mà là đang bảo vệ bé yêu ngay từ trong bụng mẹ và cả vào những tháng đầu sau sinh. Vậy tiêm phòng khi mang thai gồm những vaccines nào và khi nào nên tiêm, mẹ nên tham khảo lịch tiêm phòng cho mẹ bầu dưới đây nhé. Tham khảo lịch tiêm phòng khi mang thai mẹ nhé!
Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai
Những vaccines (vắc-xin) phụ nữ cần được chích trước khi mang thai:
Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm chủng định kỳ theo khuyến cáo của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) của Trung tâm Kiểm soát và Ngừa Bệnh tật của Mỹ (CDC) các loại vắc xin bệnh sởi, quai bị, sởi Đức và thủy đậu (varicella). Đặc biệt đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, những người dễ bị các bệnh này và dự kiến sẽ mang thai nên chích trước khi mang thai vì những vaccines này bị chống chỉ định trong thời kỳ mang thai.
- Sởi, Quai Bị, Sởi Đức (MMR): bác sĩ có thể xác định mẹ có miễn nhiễm với những bệnh nhiễm trùng này hay không, bằng cách làm xét nghiệm máu. Nếu mẹ không có miễn dịch, nên chủng ngừa MMR ít nhất một tháng trước khi mang thai. Chích ngừa bệnh sởi, quai bị, hay sởi Đức (rubella) trong giai đoạn sớm mang thai có thể gây sẩy thai. Nhiễm Rubella trong giai đoạn đầu của thai kỳ cũng có thể gây ra những dị tật bẩm sinh nặng, bao gồm điếc và khiếm khuyết liên quan đến mắt, tim, và / hoặc não. Mẹ bị nhiễm trùng trong 6 tháng cuối của thai kỳ sẽ không gây ra những vấn đề này.
- Thủy đậu: Nếu mẹ bị bệnh thủy đậu (varicella) trong thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn đầu của thai kỳ, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Bệnh thủy đậu bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho người phụ nữ mang thai, như viêm phổi. Nếu mẹ chưa từng chủng ngừa thủy đậu, bác sĩ có thể xác định xem mẹ có được miễn dịch hay không bằng cách làm xét nghiệm máu. Nếu không miễn nhiễm, mẹ nên chủng ngừa thủy đậu ít nhất một tháng trước khi mang thai.
- Vaccine ngừa bệnh papillomavirus (HPV): được khuyến cáo dùng cho những phụ nữ không mang thai từ 9 đến 26 tuổi. Việc chủng ngừa HPV trong thai kỳ không được khuyến cáo, mặc dù các bằng chứng cho thấy rằng an toàn nếu phụ nữ mang thai nhận được chủng vaccine vô tình.
Tham khảo: Những điều cần biết trước khi mang thai
Mẹ có biết:
Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Làn da của bé rất mỏng manh, do đó, khi chọn tã bỉm cho bé, bố mẹ cũng cần lưu ý chọn tã có thành phần thiên nhiên, đảm bảo an toàn cho. Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé 5 năm: tiêm nhắc lại 2 mũi.
Với người đã tiêm ba mũi hoặc bốn mũi, cần tiêm nhắc lại một mũi.
Với phụ nữ mang thai đã tiêm đủ năm mũi phòng uốn ván theo đúng lịch, nếu mũi tiêm cuối cùng cách đã 10 năm trở lên thì nên tiêm thêm một mũi nhắc lại.
Tham khảo: Chăm sóc bà bầu
Chích ngừa sau khi sinh cho mẹ:
Các bác sĩ sản khoa có thể đề nghị mẹ nên tiêm một số vaccine ngay sau khi sinh. Tiêm phòng sau sinh sẽ giúp bảo vệ mẹ khỏi bị bệnh và có thể truyền một số kháng thể cho bé thông qua sữa mẹ. Tiêm phòng sau khi sinh đặc biệt quan trọng nếu mẹ không nhận được một số vaccines trước hoặc trong khi mang thai.
Tham khảo: Chăm sóc mẹ sau sinh
Những vaccines (vắc-xin) khác mẹ bầu có thể phải tiêm nếu bác sĩ yêu cầu:
Tiêm phòng khi mang thai cho các phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng do đi du lịch hoặc các tình huống khác cần phải xem xét thêm vaccines.
- Tiêm phòng vaccine khi đi du lịch: Nếu mẹ có thai và lên kế hoạch đi du lịch nước ngoài, mẹ nên nói chuyện với bác sĩ ít nhất 4 đến 6 tuần trước chuyến đi, để thảo luận về các biện pháp phòng ngừa đặc biệt hoặc vaccines nào mà mẹ có thể cần.
- Viêm gan A: là một virus có thể gây ra bệnh nặng ở phụ nữ có thai và có thể được truyền sang bào thai. Vaccine không mang lại rủi ro nào cho sự phát triển của thai nhi. Vaccine viêm gan A được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai có nguy cơ bị bệnh.
- Viêm gan B: là một nhiễm trùng nghiêm trọng gây viêm gan. Thông thường vaccine viêm gan B sẽ được tiêm từ khi còn nhỏ, tuy nhiên vẫn còn nhiều người lớn chưa được chủng ngừa. Vaccine không mang lại rủi ro nào cho sự phát triển của thai nhi. Vaccine viêm gan B được khuyến cáo cho phụ nữ có thai có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cao khi mang thai và cho phụ nữ chưa chủng ngừa trước đây bây giờ muốn tiêm phòng trước khi mang thai.
- Virus bại liệt: có thể dẫn đến liệt vĩnh viễn. Bệnh bại liệt đã được loại bỏ khỏi châu Mỹ và hầu hết các nước phát triển khác, nhưng một số nước khác vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lan rộng. Phụ nữ mang thai nên tránh đi du lịch đến các khu vực có bệnh bại liệt. Tuy nhiên, tiêm vaccine ngừa bại liệt thường không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai do thiếu thông tin về sự an toàn của thuốc chủng ngừa. Nếu mẹ đến khu vực có bệnh bại liệt, mẹ nên chủng ngừa bằng vaccine phòng bại liệt bất hoạt (Inactivated polio vaccine IPV).
- Phế cầu: là những vi khuẩn gây ra bệnh viêm phổi hàng đầu và một số bệnh nhiễm trùng khác, gồm viêm tai giữa và viêm màng não. Phụ nữ có nguy cơ nhiễm khuẩn phế cầu cao cần được chủng ngừa phế cầu. Lý tưởng nhất là nên chủng ngừa trước khi mang thai. Tuy nhiên, vaccine phòng phế cầu dường như an toàn khi dùng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba (không có đủ thông tin về sự an toàn của thuốc chủng trong tam cá nguyệt thứ nhất).
- Sốt vàng: là một bệnh do virut truyền qua muỗi. Bệnh có liên quan đến tổn thương gan, thận và xuất huyết, thường dẫn đến tử vong. Bệnh xảy ra ở các vùng nhiệt đới Nam Mỹ và hoang mạc Sahara Châu Phi. Những khu vực này nên tránh trong thai kỳ, nếu có thể. Nếu không thể tránh được việc đi lại và nguy cơ sốt vàng da cao thì có thể xem xét chủng ngừa với vaccine sống. Mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nếu tiêm vaccine phòng sốt vàng.
- Các loại chủng ngừa khác: Các loại vaccines chống lại một số bệnh nhiễm trùng khác như bệnh tả, viêm màng não cầu khuẩn, bệnh dại, viêm não Nhật Bản, thương hàn và viêm màng não do Haemophilus influenzae B. Mẹ nên hỏi bác sĩ có thể xác định nguy cơ phơi nhiễm với những bệnh này và cân nhắc việc chỉ định để chích ngừa trong thai kỳ.
Địa điểm tiêm phòng cho mẹ bầu:
Trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện sản khoa, bệnh viện đa khoa đều có dịch vụ tiêm chủng. Mẹ bầu ở các thành phố lớn nên đến trung tâm y tế dự phòng của thành phố hoặc các bệnh viện lớn, các cơ sở uy tín được chứng nhận cấp phép bởi Bộ y tế để đảm bảo chất lượng và an toàn.
Một số lưu ý khi tiêm phòng cho mẹ bầu:
Với các mũi tiêm phòng đặc biệt là mũi tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu cần lưu ý vì hiện tượng sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau vị trí tiêm. Vắc xin phòng cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi 1-2 ngày sau tiêm vắc xin. Đây là dấu hiệu bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng. Hiện tượng sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau buốt vị trí bắp tay khi tiêm sẽ giảm sau vài ngày; hiện tượng giả cúm cũng sẽ tự khỏi không cần dùng thuốc. Để hạ sốt, mẹ có thể tham khảo một vài cách sau đây:
- Hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm hoặc dùng khăn ấm lau người, đặc biệt là những vị trí như bẹn, nách, lưng…
- Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin.
- Không sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
- Nếu trình trạng sốt kéo dài hơn 3, 4 ngày, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì, mẹ bầu hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay.
- Mẹ nên chắc chắn là có thảo luận từng vaccine với bác sĩ chăm sóc sức khoẻ của mẹ trước khi chủng ngừa.
- Nếu mẹ đang bị bệnh nhiễm trùng cấp gây sốt, bị các bệnh đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch hay kháng viêm steroid (corticoid)… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng. Cơ địa hay dị ứng thuốc cũng nên báo cho bác sĩ chích ngừa biết mẹ nhé!
- Mẹ nên theo dõi cơ thể trong vòng 24 – 48h sau tiêm vaccines.
- Với những vaccines cần tiêm trước khi mang thai, mẹ cũng nên lưu ý cần tránh thai an toàn trong thời gian quy định cho từng loại vaccine đã tiêm. Nếu bị vỡ kế hoạch cần tham khảo bác sĩ.
- Điều quan trọng là phải ghi lại chính xác về việc chủng ngừa của mẹ. Chia sẻ thông tin này với bác sĩ chăm sóc sức khoẻ trước khi thụ thai và bác sĩ chăm sóc sức khoẻ trước khi sinh sẽ giúp xác định loại vaccine nào mẹ cần trong thời kỳ mang thai, hay vaccine nào còn thiếu nên chích, khi nào chích nhé.
Tiêm phòng có an toàn không nếu mẹ dự định hoặc đang cho con bú?
Vaccine hoàn toàn an toàn ngay cả khi mẹ có dự định cho con bú. Tuy nhiên, vaccine sốt vàng không được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch quốc gia khuyến cáo cho phụ nữ đang cho con bú trừ những trường hợp bất khả kháng như gia đình cần du lịch hoặc đi đến một số nước nhất định. Nếu mẹ bầu đang có dự định tiệm vaccine sốt vàng khi đang cho con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất, mẹ nhé!
Nếu mẹ còn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!
Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:
Tên ở nhà cho bé trai, bé gái
Đặt tên cho con gái
Đặt tên con trai hay
Từ khóa » Tiêm Vaccine Bà Bầu
-
Vắc-xin COVID-19 Trong Khi đang Mang Thai Hoặc Nuôi Con ... - CDC
-
Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Và Những Thông Tin Cần Biết | Vinmec
-
Hướng Dẫn Tiêm Phòng Cho Bà Bầu đầy đủ | Vinmec
-
[PDF] Phụ Nữ Mang Thai Có Thể Tiêm Vắc-xin COVID-19 Pfizer được
-
Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Mang Thai Lần đầu Và Lần 2 Có Khác Nhau?
-
Tiêm Phòng Vắc Xin Cho Bà Bầu: Những điều Cần Biết - VNVC
-
Những Lưu ý Tiêm Chủng Vắc Xin Covid-19 Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Tiêm Vaccine Phòng COVID-19 An Toàn Cho Các Bà Bầu Trên 13 Tuần
-
Phụ Nữ Mang Thai Tiêm Vắc-xin COVID-19 ở đâu?
-
Phụ Nữ Mang Thai Có Tiêm Vaccine Vero Cell được Không?
-
Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Và Lưu ý Khi Tiêm
-
Nghiên Cứu Mới Khuyến Cáo Phụ Nữ Mang Thai Tiêm Vaccine Covid-19
-
[PDF] Phụ Nữ đang Mang Thai Cũng Có Thể Tiêm Chủng Vacxin Virus Corona
-
[PDF] Tiêm Chủng Cho Phụ Nữ Mang Thai