Liên Hợp Quốc Tại Việt Nam - The United Nations
Có thể bạn quan tâm
Khai thác công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy hòa nhập xã hội và bình đẳng giới
Tác giả: Pauline Tamesis
Read more 1 / 2 Prev Next 02 Nhân phẩm, Tự do và Công lý cho Tất cả 02 Câu chuyệnNhân phẩm, Tự do và Công lý cho Tất cả
Op-Ed Tác giả: Pauline Tamesis
Read more 2 / 2 Prev Next 01 Khai thác công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy hòa nhập xã hội và bình đẳng giớiLatest
Bài phát biểu01 tháng 12 2024
Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2024 của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
Tìm hiểu thêm Câu chuyện30 tháng 11 2024
Hướng tới một đáp ứng HIV bền vững cùng với cộng đồng, vì cộng đồng
Tìm hiểu thêm Câu chuyện30 tháng 11 2024
“Tôn trọng để dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận với người chuyển giới” – Tiếng nói của cộng đồng
Tìm hiểu thêmLatest
Bài phát biểu01 tháng 12 2024
Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2024 của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
Tìm hiểu thêm Câu chuyện30 tháng 11 2024
Hướng tới một đáp ứng HIV bền vững cùng với cộng đồng, vì cộng đồng
Tìm hiểu thêm Câu chuyện30 tháng 11 2024
“Tôn trọng để dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận với người chuyển giới” – Tiếng nói của cộng đồng
Tìm hiểu thêmCác Mục tiêu Phát triển Bền vững tại Việt Nam
Các Mục tiêu Phát triển Bền vững kêu gọi hành động toàn cầu nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu trái đất và đảm bảo mọi người ở khắp mọi nơi có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng. Đây là những mục tiêu mà Liên Hợp Quốc đang thực hiện ở Việt Nam. Tìm hiểu thêm Featured Những câu chuyện Thông cáo báo chí Ấn phẩm 01 tháng 4 2024 2023 UN Country Annual Results Report Viet Nam “Leave no one behind” is a shared promise by every country to work together to secure the rights and well-being of everyone on a healthy, thriving planet. But halfway to 2030, that promise is in peril. The Sustainable Development Goals (SDGs) are disappearing in the rear-view mirror, as is the hope and rights of current and future generations. A fundamental shift is needed – in commitment, solidarity, financing, and action – to put the world on a better path. Rescuing the SDGs was the clarion call that mobilized the focus and priorities of the United Nations (UN) in Viet Nam in the second implementation year of the UN Sustainable Development Cooperation Framework (UNSDCF 2022-2026). Viet Nam’s ambitious National Commitments for SDG acceleration by 2030 is a testament to the country’s unwavering support for the 2030 Agenda for Sustainable Development and the SDGs. The UN is steadfast in its commitment to support the Government and people of Viet Nam to achieve the SDGs by 2030, high[1]income country aspirations by 2045, and net[1]zero targets by 2050. Our 2023 Annual Results Report demonstrates our partnership in action. Together, we can build a better future for all.This 2023 UN Country Team Results Report Viet Nam provides a compact description and analysis of the results that were achieved by the UN Country Team in Viet Nam in 2023, consistent with the CF. The report provides information on the UN’s strengthened partnerships with different stakeholders and UN results in terms of the resources raised and spent. The report also presents the UN’s prioritized actions for 2024, the third year of the implementation of the CF.Download the report here. Read more Câu chuyện 30 tháng 11 2024 Hướng tới một đáp ứng HIV bền vững cùng với cộng đồng, vì cộng đồng Khi nguồn tài trợ quốc tế cho phòng, chống HIV bắt đầu giảm sút, các tổ chức cộng đồng của những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV đã không ngần ngại đối mặt với thử thách này, nỗ lực tự vươn lên để đảm bảo rằng các giải pháp phòng, chống HIV do cộng đồng thúc đẩy không chỉ tiếp tục tồn tại, mà còn có thể phát triển hơn nữa.S Đỏ, một tổ chức cộng đồng (CBO) có trụ sở tại thành phố Cần Thơ, là một ví dụ điển hình về nỗ lực để thích ứng này, có thể được coi là mô hình thực hành tốt về tăng cường tính bền vững và đổi mới trong đáp ứng của cộng đồng với HIV ở Việt Nam.Một bước ngoặtĐược thành lập vào năm 2012 bởi và dành cho cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và cộng đồng người chuyển giới, S Đỏ khởi đầu là một sáng kiến nhỏ được hỗ trợ bởi các nhà tài trợ quốc tế nhằm cung cấp các dịch vụ tiếp cận cộng đồng, tư vấn và xét nghiệm HIV, là những dịch vụ quan trọng để phòng, chống HIV trong các nhóm cộng đồng yếu thế, có nguy cơ cao lây nhiễm HIV.Trong nhiều năm, các chương trình can thiệp phòng, chống HIV ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế như PEPFAR và Quỹ Toàn cầu. Các nguồn tài trợ này đã cung cấp tài chính cho nhiều loại thuốc, sinh phẩm và dịch vụ HIV thiết yếu như điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), bộ dụng cụ và sinh phẩm tự xét nghiệm và hầu hết các hoạt động tư vấn, tiếp cận cộng đồng để cung cấp dịch vụ. Nhưng với việc Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, nguồn tài trợ này đang giảm dần. Điều này đã khiến các tổ chức như S Đỏ đứng trước ngã ba đường: thích ứng với sự thay đổi hoặc có nguy cơ đánh mất những thành quả mà nhóm đã nỗ lực rất nhiều mới có được trong nâng cao năng lực cho bản thân và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV.Đặng Quốc Phong, trưởng nhóm S Đỏ và tự nhận là một người phi nhị nguyên về giới, cho biết: “Khi nguồn tài trợ nước ngoài bắt đầu giảm sút, chúng tôi phải đưa ra lựa chọn: hoặc thu hẹp hoạt động hoặc tự tìm cách duy trì hoạt động. Chúng tôi luôn tin rằng các giải pháp phải đến từ chính cộng đồng, và chúng tôi đã lựa chọn cố gắng để tiếp tục phát triển”.Quyết định đa dạng hóaĐội ngũ quản lý S Đỏ bắt đầu đặt ra những câu hỏi không dễ trả lời: Làm thế nào để S Đỏ có ngân sách hoạt động mà không chỉ dựa vào các khoản tài trợ? S Đỏ có thể tận dụng những thế mạnh nào để tạo ra một tương lai bền vững hơn cho nhóm? -- S Đỏ đã nhìn vào chính cộng đồng của mình để tìm cảm hứng và ý tưởng phát triển bền vững. Thông qua công việc của mình, S Đỏ nhận thấy cộng đồng có nhiều nhu cầu về kỹ năng sống, đào tạo nghề và tư vấn về nhạy cảm giới – đây là một cơ hội để bắt đầu tạo nguồn thu nhập bền vững. Nhận thức này đã dẫn đến việc thành lập nhánh doanh nghiệp xã hội của nhóm S Đỏ, cung cấp các dịch vụ xây dựng, nâng cao năng lực như hội thảo tập huấn về kỹ năng giao tiếp, kỹ thuật tư vấn và cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV, xây dựng sản phẩm truyền thông. Khách hàng bao gồm các tổ chức quốc tế như Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế và các cơ quan địa phương như Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Cần Thơ và Hội Phụ nữ, cũng như tổ chức các lớp đào tạo cho các thành viên cộng đồng đang tìm kiếm hỗ trợ về việc làm.Phong chia sẻ: “Đây là một nỗ lực, hướng đi mà đôi bên cùng có lợi. Sứ mệnh của chúng tôi luôn lấy phục vụ cộng đồng làm trọng tâm trong tất cả các việc chúng tôi làm. Chúng tôi đang xây dựng kỹ năng, năng lực trong cộng đồng, góp phần cải thiện cuộc sống của thành viên cộng đồng, đồng thời cũng tạo ra nguồn thu phục vụ cho hoạt động của nhóm.”Hiện nay, khoảng 30% chi phí hoạt động của S Đỏ đến từ doanh thu của các dịch vụ tập huấn nâng cao năng lực. Phần còn lại đến từ các khoản tài trợ ngắn hạn và trung hạn của các tổ chức quốc tế. S Đỏ tái đầu tư thu nhập của mình vào các dịch vụ xét nghiệm HIV miễn phí, tư vấn sức khỏe tâm thần và tiếp cận cộng đồng. Nhóm phân công công việc cho các thành viên theo các nhóm chuyên môn khác nhau, đảm bảo rằng hoạt động tạo thu nhập không ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ HIV và chăm sóc sức khỏe khác cho cộng đồng.Những thách thức trong quá trình đổi mớiChuyển sang mô hình tự chủ tài chính có không ít thách thức. Sau nhiều năm hoạt động như một nhóm cộng đồng và phi lợi nhuận dựa vào các khoản tài trợ, S Đỏ hiện nay phải học cách tạo ra doanh thu trong khi vẫn trung thành với sứ mệnh phục vụ cộng đồng của mình.Phong thừa nhận: “Lúc đầu, thật khó khi phải suy nghĩ theo hướng rằng chúng tôi sẽ trở thành một loại hình tổ chức nào đó khác với mô hình hoạt động phi lợi nhuận. Chúng tôi phải chấp nhận thay đổi tư duy và tìm hiểu, nỗ lực rất nhiều để trở thành một doanh nghiệp xã hội.”Cũng có những khó khăn, phức tạp khi tìm hiểu và tuân thủ các qui định pháp lý cũng như quản lý tài chính. Việc tìm hiểu và đáp ứng các quy định về thuế và báo cáo của nhà nước đòi hỏi dành rất nhiều thời gian và công sức. Phong cho biết: "Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để học hỏi, tự nâng cao năng lực, trau dồi bản thân",Sức mạnh của hành động tập thểThành công của S Đỏ chính là nhờ vào tinh thần hợp tác. Là thành viên sáng lập của Mạng lưới CBO Đồng bằng sông Cửu Long, S Đỏ đã đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường kết nối giữa các nhóm cộng đồng thông qua tư vấn kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm và các sáng kiến xây dựng năng lực.Ngoài các quan hệ đối tác ở ngay địa phương nơi nhóm hoạt động, S Đỏ còn hợp tác với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cũng như các đối tác phát triển quốc tế khác. Hoạt động như một đơn vị tư vấn cộng đồng đáng tin cậy, S Đỏ giúp thiết kế và triển khai các chương trình phù hợp với cộng đồng MSM và người chuyển giới, nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng phạm vi tiếp cận với cộng đồng.Phong chia sẻ thêm: “Sứ mệnh phục vụ cộng đồng của chúng tôi là quan trọng nhất. Thông qua hợp tác cùng phát triển, chúng tôi đang xây dựng một mạng lưới nhằm tạo ra sự thay đổi thực chất và lâu dài cho cộng đồng của mình”.Hội thảo tham vấn của UNAIDS giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về cộng đồng mìnhSự chuyển đổi của S Đỏ là một phần của một xu hướng thay đổi lớn hơn đang diễn ra trong ứng phó với HIV của Việt Nam. Vào tháng 8 năm 2024, Phong đã cùng các đại diện cộng đồng khác tham gia một hội thảo tham vấn cộng đồng do UNAIDS phối hợp với Cục phòng, chống HIV/AIDS tổ chức tại Hà Nội để thảo luận về giải pháp cho các tổ chức cộng đồng có thể duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV trong bối cảnh tài trợ nước ngoài cho đáp ứng với HIV ngày càng giảm.Buổi tham vấn nhấn mạnh vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc thúc đẩy ứng phó với HIV. Các khuyến nghị chính của cộng đồng bao gồm tăng cường chia sẻ thông tin, dữ liệu về dịch HIV và sự hợp tác giữa cộng đồng và các cơ quan y tế; xây dựng cơ chế, chính sách để tổ chức cộng đồng có thể tiếp cận nguồn ngân sách để thực hiện cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV; nhân rộng mô hình phòng khám đa dịch vụ do cộng đồng quản lý; và đảm bảo có môi trường chính sách mang tính khuyến khích, có hướng dẫn rõ ràng để tăng cường vai trò của tổ chức cộng đồng trong đáp ứng với HIV. Những người tham gia thảo luận cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục được nhận các hỗ trợ kỹ thuật nhằm cải thiện năng lực quản lý tài chính và nâng cao chất lượng dịch vụ phòng, chống HIV cung cấp cho cộng đồng.Đối với Phong, hội thảo tham vấn là một hoạt động rất có ý nghĩa. Phong cho biết: “Hội thảo tham vấn là lời nhắc nhở rằng nhóm chúng tôi không đơn độc trong những gì chúng tôi đang làm. Qua hội thảo, chúng tôi thấy rằng những trải nghiệm và giải pháp của nhóm chúng tôi là một phần của một hướng đi lớn hơn cho các tổ chức cộng đồng tham gia phòng, chống AIDS”.Tầm nhìn cho tương laiTrong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy tính bền vững của công tác phòng, chống HIV/AIDS trong cả nước, bao gồm tính bền vững của đáp ứng với HIV do cộng đồng thúc đẩy, nhóm S Đỏ là một thực hành tốt về cách các tổ chức cộng đồng có thể chủ động, phát huy nội lực và đổi mới, để hợp tác và phát triển bền vững.Giám đốc quốc gia UNAIDS tại Việt Nam, ông Raman Hailevich, nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không duy trì được các hoạt động phòng, chống HIV do cộng đồng thúc đẩy, chúng ta có nguy cơ thua cuộc trong cuộc chiến chống HIV và sẽ không đạt được mục tiêu chung là chấm dứt dịch bệnh AIDS. Nỗ lực chung của tất cả các bên liên quan gồm chính phủ, các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ là vô cùng cần thiết để tiếp tục nâng cao năng lực và củng cố môi trường thuận lợi cho các tổ chức cộng đồng tham gia vào phòng, chống HIV/AIDS. Điều này rất quan trọng để xây dựng niềm tin trong quan hệ đối tác phòng, chống HIV, cung cấp nguồn lực và tạo điều kiện cho tổ chức cộng đồng của những người sống với HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV giúp họ có những đóng góp to lớn hơn, bền vững hơn cho ứng phó với HIV. Một đáp ứng bền vững với HIV cần được xây dựng và phát triển cùng với cộng đồng, vì cộng đồng, với sự hỗ trợ của tất cả các bên liên quan.” Read more 1 of 5 Câu chuyện 30 tháng 11 2024 “Tôn trọng để dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận với người chuyển giới” – Tiếng nói của cộng đồng "Tôi không hiểu. Em là nam hay nữ?”Những câu hỏi, nhận xét như vậy ở cơ sở y tế là lời nhắc nhở rõ ràng về sự phân biệt đối xử mà phụ nữ chuyển giới phải đối mặt. Đối với Tú Anh, một phụ nữ chuyển giới trẻ tuổi, và cộng đồng mà cô thuộc về, những tình huống trớ trêu như vậy không phải là hiếm. Người chuyển giới khi tiếp cận các dịch vụ y tế vẫn còn phải đối mặt với sự kỳ thị và cả những rào cản mang tính hệ thống khiến họ chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo nhu cầu.Cuộc sống của phụ nữ chuyển giớiTú Anh, một thành viên năng nổ trong cộng đồng các nhóm đích trẻ chịu ảnh hưởng nhiều bởi HIV cam kết góp phần tạo ra những thay đổi tích cực. Sinh ra và lớn lên vào cuối những năm 1990 ở miền Bắc Việt Nam, cô đã chứng kiến sự chật vật của phụ nữ chuyển giới trong cuộc sống, đặc biệt là những người xuất thân từ các tỉnh phía Bắc và là người dân tộc thiểu số. Họ bị thiệt thòi, chịu tổn thương nhiều hơn vì vừa phải đối mặt với các định kiến xã hội quanh mình, vừa có rất ít lựa chọn về các dịch vụ y tế.Sống đúng với con người thật của mình - chấp nhận bề ngoài phản ánh đúng bản dạng giới của họ thay vì giới tính khi sinh - khiến nhiều người chuyển giới phải chịu sự soi mói và phân biệt đối xử.Phân biệt đối xử tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người chuyển giới, từ khả năng tìm việc làm ổn định, được đối xử tử tế đến tìm kiếm các dịch vụ y tế, sự công nhận của xã hội, và được bảo vệ tránh khỏi bạo lực giới. Theo Tú Anh, những khó khăn thách thức trong việc tìm kiếm công việc và có thu nhập ổn định khiến nhiều phụ nữ chuyển giới nhất là những người di cư tìm cách kiếm thu nhập để duy trì cuộc sống ở các cơ sở giải trí thậm chí làm mại dâm. Thật không may, sinh kế bấp bênh này khiến họ phải đối mặt với nhiều rủi ro, bao gồm bạo lực giới và bạo lực tình dục, nguy cơ lây nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục khác. Tài chính eo hẹp càng làm trầm trọng thêm những thách thức này, đẩy một số chị em chấp nhận quan hệ tình dục không an toàn như không dùng bao cao su để được trả nhiều tiền hơn, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các rủi ro về sức khỏe khác.Tú Anh chia sẻ: "Tôi đã hỗ trợ nhiều chị em chuyển giới, vì khó khăn về kinh tế và bị kỳ thị giới nên đã phải chịu bạo lực về thể chất và tình dục. Nhiều chị em trong cộng đồng mang vết thương lòng và tâm lý mặc cảm rất sâu vì trải nghiệm bị chối bỏ và không thể sống trọn vẹn với bản dạng giới của mình".Nhận thức về SOGIE[1] trong bối cảnh chăm sóc sức khỏeCác cơ sở chăm sóc sức khỏe, vốn phải là điểm đến an toàn cho mọi người, nhưng có thể lại chính là nguyên nhân gây ra tâm lý căng thẳng và tổn thương cho phụ nữ chuyển giới. Những câu hỏi không cần thiết của các nhân viên y tế liên quan đến cá nhân, chẳng hạn như về bản dạng giới hoặc ngoại hình, làm tăng sự ngần ngại của người chuyển giới trong việc tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, việc không có các giấy tờ xác nhận giới tính mong muốn đồng nghĩa với việc bản dạng giới của họ thường trái với giới tính được ghi trong các giấy tờ chính thức, dẫn đến việc nhiều người chuyển giới bị từ chối sử dụng dịch vụ.Tú Anh cho biết: “Chúng tôi mong muốn được đối xử như bất kỳ người dân nào khác”. Để góp phần hỗ trợ cộng đồng của mình, cô đã nỗ lực hoạt động trong mạng lưới hỗ trợ cộng đồng phụ nữ chuyển giới, kết nối phụ nữ chuyển giới với các phòng khám cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thân thiện và tôn trọng đối với người chuyển giới. Ngoài ra, cộng đồng đã huy động sự hỗ trợ và thành lập các phòng khám HIV được thiết kế để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của phụ nữ chuyển giới cũng như hợp tác với Cục Phòng, chống HIV/AIDS cùng các đối tác phát triển để tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về SOGIE, qua đó nhân viên y tế được tiếp nhận thông tin và tương tác trực tiếp với đại diện cộng đồng để hiểu về SOGIE và cung cấp dịch vụ y tế phù hợp hơn với cộng đồng này, không phán xét và đảm bảo bảo mật thông tin.Tú Anh bày tỏ: “Chúng tôi rất hoan nghênh công văn chỉ đạo của Bộ Y tế gửi đến tất cả các cơ sở y tế gần đây khẳng định rằng đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (LGBT) là khuynh hướng tính dục và bản dạng giới tự nhiên khi sinh ra, không thể thay đổi và cũng không thể điều trị. Công văn cũng yêu cầu các cơ sở y tế trên cả nước cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người LGBT một cách tôn trọng và không phân biệt đối xử“ . Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng cũng còn rất nhiều các việc cần làm để có thể nâng cao nhận thức của nhân viên y tế nói chung về xu hướng tính dục, bản dạng giới và biểu hiện giới (SOGIE) trên quy mô rộng hơn để cung cấp dịch vụ y tế không phân biệt đối xử. Việc nâng cao nhận thức về SOGIE trang bị cho các nhân viên y tế kiến thức và tạo sự đồng cảm để hiểu và tôn trọng những nhu cầu đa dạng của người chuyển giới. Thông qua việc thúc đẩy môi trường dịch vụ y tế mang tính bao trùm, những người cung cấp dịch vụ y tế sẽ tạo được môi trường an toàn, thân thiện, và khuyến khích được người chuyển giới sẵn sàng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ y tế khi có nhu cầu, hướng đến mục đích cuối cùng là cải thiện kết quả sức khỏe cho người chuyển giới và cả cộng đồng.Cung cấp dịch vụ y tế mang tính bao trùm để người dân dễ tiếp cậnTú Anh nhấn mạnh: “Mọi người sẽ có sẵn sàng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ y tế nhiều hơn khi họ cảm thấy an toàn và được tôn trọng”.Trong Tháng Hành động Quốc gia về Phòng, chống HIV/AIDS năm nay (10/11/2024 – 10/12/2024), hướng đến Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS, Tú Anh và các thành viên trong cộng đồng người chuyển giới mong chờ và kêu gọi có những thay đổi tích cực hơn cho cộng đồng người chuyển giới.Theo ông Raman Hailevich, Giám đốc Quốc gia UNAIDS tại Việt Nam, "Xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe mang tính bao trùm và tôn trọng là cần thiết để đảm bảo rằng mọi người dân, bất kể bản dạng giới hay xu hướng tính dục như thế nào, đều có cơ hội sống khỏe mạnh và có phẩm giá. Sự thay đổi có thể xảy ra khi cộng đồng, các cơ quan chức năng và người cung cấp dịch vụ y tế cùng nhau thúc đẩy và thực hiện mỗi ngày cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm. Để chấm dứt đại dịch AIDS như một mối nguy cho sức khỏe cộng đồng vào năm 2030, chúng ta cần đảm bảo tiếp cận công bằng tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân."Đối với Tú Anh và nhiều người khác trong cộng đồng chuyển giới, hành trình để sống khỏe, sống là chính mình và không bị kỳ thị, phân biệt đối xử vẫn còn dài. Với sự hỗ trợ từ UNAIDS và các tổ chức quốc tế khác, và dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính phủ, những nỗ lực chung bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe của người chuyển giới sẽ tiếp tục, hướng đến một tương lai mà người chuyển giới không còn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong các cơ sở y tế, để tiếp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà họ cần và sống một cuộc sống khỏe mạnh hơn, trọn vẹn hơn. [1]SOGIE: khuynh hướng tình dục, bản dạng và biểu hiện giới Read more 1 of 5 Câu chuyện 29 tháng 11 2024 Giảm tác hại từ chemsex: Hỗ trợ của nhân viên tiếp cận cộng đồng Trên đường phố đông đúc của Tp. Hồ Chí Minh, Lai (không phải tên thật), một nhân viên tiếp cận cộng đồng (NVTCCĐ) có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn HIV, đã trở thành một anh hùng thầm lặng trong việc thúc đẩy các dịch vụ giảm hại, bảo vệ sức khỏe cộng đồng liên quan đến một vấn đề mới nổi: chemsex.Chemsex là hành vi sử dụng chất kích thích khi quan hệ tình dục, diễn ra chủ yếu trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới. Chemsex làm tăng các nguy cơ về sức khỏe do tác dụng tức thời của việc sử dụng chất kích thích, như quan hệ tình dục không an toàn, nguy cơ lây nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) cũng như các vấn đề về sức khỏe tâm thần[1].Hành trình của Minh đến với nhận thức và tiếp nhận hỗ trợLai lần đầu biết đến Minh thông qua một tin nhắn trên tài khoản mạng xã hội của mình. Anh sử dụng tài khoản này để tiếp cận những người MSM và người chuyển giới có các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Minh, sinh viên năm nhất đại học đến từ một tỉnh thành phía nam, tỏ ra lo lắng trong suốt cuộc trò chuyện với Lai."Em nghĩ rằng em đã phơi nhiễm HIV và cần được hỗ trợ xét nghiệm", Minh bày tỏ.Minh kể lại rằng những khó khăn về tài chính đã khiến Minh tham gia vào quan hệ tình dục có lợi ích, và đó là nơi Minh đã biết đến chemsex. Với ảnh hưởng của chất kích thích được cho dùng, Minh cảm thấy bất lực, không đủ tỉnh táo để tuân thủ giới hạn thường đặt ra cho bản thân, và bởi vậy có hành vi nguy cơ. Mặc dù Minh biết tầm quan trọng của bao cao su, nhưng các chất kích thích này thường khiến tâm trí Minh trở nên kém nhạy bén sau khi dùng, khiến Minh dễ chấp nhận và tham gia vào các hành vi có hại cho sức khỏe.Lai đã nhanh chóng tư vấn, xét nghiệm HIV cho Minh, sử dụng những kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo và rèn luyện thực tế về tư vấn giảm hại liên quan đến HIV và chemsex. Khi xét nghiệm cho kết quả không phản ứng (âm tính với HIV), Lai tiếp tục trao đổi với Minh về sức khỏe tình dục và các biện pháp giảm hại, bao gồm cả các nguy cơ liên quan đến chemsex. Với sự đồng thuận của Minh, Lai đã lập tức hỗ trợ Minh tiếp cận thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và đưa Minh đi làm các xét nghiệm kiểm tra để bắt đầu điều trị PrEP. Sự đồng hành của Lai đã giúp Minh nhanh chóng được uống thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV – một biện pháp có hiệu quả rất cao trong phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục.Ba tháng sau đó, Minh vẫn đang tuân thủ tốt phác đồ điều trị PrEP và duy trì được tình trạng âm tính với HIV, đồng thời Minh cũng cho biết đã có thể kiểm soát tốt hơn cuộc sống của bản thân. Sự hỗ trợ liên tục của Lai không chỉ giúp Minh bảo vệ sức khỏe, mà còn giúp bạn lấy lại sự tự tin và tự chủ, có thể chủ động ra quyết định vể bản thân.Vai trò của nhân viên tiếp cận cộng đồng Trường hợp của Minh không phải là duy nhất. Chemsex đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dữ liệu của Cơ quan Phòng chống Ma tuý và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) cho thấy sự gia tăng các vụ bắt giữ ma túy đá ở Việt Nam[2]; Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, MSM tham gia chemsex có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn 6-8 lần. Việc sử dụng chất kích thích trong hoạt động tình dục làm tăng sự lây lan của HIV và STI, là nguy cơ cho sức khỏe của các cá nhân và cả cộng đồng nói chung. Để ứng phó với vấn đề này, Bộ Y tế, UNAIDS và UNODC đã hợp tác chặt chẽ với các tổ chức cộng đồng và các nhà khoa học để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dự phòng HIV dựa trên bằng chứng khoa học cho những nhóm dân số có nguy cơ cao.Những NVTCCĐ tuyến đầu như Lai đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các tác hại cho sức khỏe do hành vi chemsex, là điểm đến đầu tiên của cộng đồng để hỗ trợ giải quyết những nhu cầu chăm sóc sức khỏe liên quan đến sử dụng chất kích thích, sức khỏe tình dục và dự phòng HIV. NVTCCĐ, với nhiệt huyết, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong tư vấn, đóng vai trò là cầu nối quan trọng giúp những người thuộc các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương tiếp cận dịch vụ mà họ cần. Người có hành vi chemsex thường che giấu do sợ bị kỳ thị, và phải dựa vào các NVTCCĐ để được tư vấn về nguy cơ, biện pháp giảm hại và chuyển gửi đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp và thân thiện.Tác động tích cực trong bảo vệ sức khỏe cho khách hàng mà Lai đạt được là kết quả của việc anh đã làm công tác tư vấn HIV nhiều năm và gần đây đã tham gia chương trình đào tạo thí điểm về can thiệp chemsex do Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) chủ trì, với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNAIDS, UNODC và Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Sáng kiến này cung cấp cho NVTCCĐ thông tin, kiến thức chính xác và toàn diện cũng như các kỹ năng thực hành để tư vấn, đánh giá nguy cơ về chemsex, bao gồm dự phòng quá liều, các phương pháp giảm hại và hỗ trợ về sức khỏe tâm thần.Phương pháp tiếp cận lấy con người và cộng đồng làm trung tâm được sử dụng xuyên suốt trong sáng kiến này thông qua sự hợp tác, tham vấn với các NVTCCĐ như Lai và các thành viên cộng đồng khác trong tất cả các bước triển khai, từ thiết kế tài liệu đến xây dựng thí điểm các nội dung trong chương trình đào tạo. Phản hồi, góp ý của các thành viên cộng đồng có kinh nghiệm đã giúp việc xây dựng chương trình đào tạo thực sự hướng đến giải quyết nhu cầu chăm sóc sức khỏe của những người bị ảnh hưởng bởi chemsex. Mối quan hệ hợp tác đối tác này thúc đẩy việc tạo dựng một ứng phó mang tính bao trùm hơn và tạo tác động lớn hơn đối với HIV và nguy cơ về sức khỏe khác liên quan đến chemsex.Xây dựng năng lực và hỗ trợ là ưu tiên để giải quyết vấn đề về y tế công cộngLai cho biết: “Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm làm tiếp cận, tư vấn HIV, NVTCCĐ chúng tôi đang chứng minh rằng chúng tôi có thể giành chiến thắng ngay cả trong những trận chiến thầm lặng nhất. Để giải quyết các nguy cơ về sức khỏe liên quan đến chemsex, cần có một môi trường thuận lợi được các cơ quan chức năng và người dân tạo điều kiện để chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ giảm hại. Các NVTCCĐ cũng cần được đào tạo, nâng cao năng lực thường xuyên để cập nhật kiến thức về chemsex và từ đó có thể cung cấp tư vấn, hỗ trợ phù hợp”.Việc tiếp tục củng cố một môi trường thuận lợi để cung cấp dịch vụ là vô cùng quan trọng. Điều này có nghĩa là tăng cường hơn nữa các hoạt động giảm kỳ thị, cung cấp dịch vụ không phân biệt đối xử và bảo vệ quyền của NVTCCĐ để họ có thể thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả. Vai trò lãnh đao của các cơ quan chức năng, sự ủng hộ của cộng đồng nói chung, các hoạt động xây dựng năng lực cho người cung cấp dịch vụ cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng y tế công là rất quan trọng đối với những nỗ lực này.Ts. Bs. Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết “Liệu pháp tâm lý - một biện pháp giảm hại cho những người sử dụng ma túy dạng kích thích - đã được đưa vào Nghị định của Chính phủ năm 2024 về hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Đây là bước tiến mới nhất của chúng tôi trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi để bảo vệ sức khỏe cho nhóm đối tượng đích này, sau khi đã có Hướng dẫn Quốc gia của Bộ Y tế về can thiệp dự phòng HIV cho người MSM tham gia chemsex”.Ông Raman Hailevich, Giám đốc Quốc gia của UNAIDS cho biết: “Chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam nhằm ngăn ngừa lây nhiễm HIV và giải quyết các nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác của những người có hành vi chemsex. Năm tới đây 2025, chúng tôi sẽ hỗ trợ hoàn thiện chương trình đào tạo này cho NVTCCĐ và sẽ phối hợp với UNODC để hỗ trợ tổ chức đào tạo giảng viên nguồn”.Những NVTCCĐ như Lai là nơi gửi gắm niềm tin cho những cá nhân đang bj ảnh hưởng bởi chemsex và đối mặt với nguy cơ về sức khỏe. Sự chia sẻ, tận tụy và cách tiếp cận lấy cộng đồng làm trung tâm của họ đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho những nhóm dân số dễ bị tổn thương và thể hiện cam kết của các tổ chức cộng đồng đối với công tác bảo vệ sức khỏe người dân nói chung. [1]UNAIDS và UNDOC (2024). Bộ công cụ về chemsex dành cho các nhà cung cấp dịch vụ lâm sàng Châu Á - Thái Bình Dương. Truy cập từ https://unaids-ap.org/wp-content/uploads/2024/11/chemsex-toolkit-for-clinical-service-providers-in-the-asia-pacific-khu vực_05112024.pdf [2] UNODC (2024). Ma túy tổng hợp ở Đông Á và Đông Nam Á: Những phát triển và thách thức mới nhất năm 2024. Truy cập từ https://www.unodc.org/roseap/uploads/documents/Publications/2024/Synthetic_Drugs_in_East_and_Southeast_Asia_2024.pdf Read more 1 of 5 Câu chuyện 28 tháng 12 2023 Bạn không đơn độc: Câu chuyện của Luật sư Bùi Đình Ứng Biên tập: Lưu Thu Hương “Nửa đêm ngày hôm đó, nhà chú bị phóng hỏa. Một đòn trả thù vì chú đã hỗ trợ cho gia đình một cháu bé bị hiếp dâm. Họ dùng xích khóa cổng nhà, tưới xăng rồi châm lửa đốt. Lửa bùng lên, song bốn người nhà chú vẫn đang ngủ mà không hề hay biết. Cũng may là được công an phường đi tuần tra dập lửa hộ, mọi người trong nhà giữ được tính mạng. Nhưng nếu hôm đó không may mắn, chuyện gì sẽ xảy ra? Gần 20 năm làm nghề luật sư, chú đã tư vấn cho nhiều phụ nữ bị bạo lực. Chủ yếu là thông qua phòng tham vấn của Ngôi Nhà Bình Yên và văn phòng luật của mình. Người tìm đến chú đa dạng lắm, tầng lớp lao động, trí thức đủ cả. Có những người bị đánh đập, nhưng cũng có những người bị bạo lực về mặt tinh thần, bị thao túng, gây sức ép đến mức suy nhược thần kinh. Hầu hết các trường hợp, chú tư vấn không lấy phí. Đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm của nghề luật sư mà. Nhưng có lúc cũng nguy hiểm, ví dụ như khi phía bên kia là côn đồ hay người có quyền lực, chú lo không những không bảo vệ được cho thân chủ mà còn không cứu nổi mình. Đến lúc chết, làm gì có ai quan tâm nữa? Thế mà chú vẫn làm đến bây giờ đấy. Là lương tâm chú bắt chú phải làm, chứ chẳng có pháp luật nào bắt. Nạn nhân không tìm mình thì biết tìm ai? Chú hỗ trợ nhiều vụ bạo lực gia đình quá, đến mức một số khách hàng tìm thấy chú trên mạng rồi gọi điện đến hỏi: ‘Đây có phải là luật sư gia đình không?’ Chú chỉ cười: ‘Làm gì có luật sư nào là luật sư gia đình. Nhưng nếu cần tìm luật sư cho người bị bạo lực thì bạn tìm đến đúng chỗ rồi.’ Mọi người cũng hay hỏi chú làm việc nguy hiểm vậy mà gia đình không ý kiến gì à. Riêng việc này thì chú rất tự hào. Vợ chú là người theo Phật, luôn hướng đến cái thiện; các con thì đều là luật sư hoặc chuẩn bị làm luật sư cả. Quan điểm của nhà chú rất đơn giản – ‘Cho đi để nhận lại nhiều hơn.’ Có lẽ nó là nghề chọn người bạn ạ. Đến giờ chú vẫn giữ liên lạc với thân chủ cũ. Nhiều người sau khi được hỗ trợ đã vực dậy và lấy lại cuộc sống của mình. Vậy là công việc của chú cũng có ý nghĩa đấy chứ nhỉ?” – Luật sư Bùi Đình Ứng, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội. Read more 1 of 5 Câu chuyện 28 tháng 11 2023 Phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi HIV giúp nhau sống khỏe, sống tốt hơn “Chị ấy bị chẩn đoán nhiễm HIV năm 60 tuổi và rất xấu hổ vì việc này. Chị ấy không muốn để con cháu trong nhà biết, và không muốn điều trị. Mình phải đến gặp riêng chị ấy nhiều lần mới thuyết phục được chị ấy đổi ý và tham gia điều trị HIV.” Chị Thanh*, đồng đẳng viên thuộc một nhóm tự lực của phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi HIV ở Hà Nội cho biết. “Một chị em làm nghề là khách hàng của nhóm mình, chị ấy có H. Có lần khi chị ấy tìm đến nhóm mình để nhờ giúp đỡ thì đã có triệu chứng bị nhiễm trùng qua đường tình dục một thời gian rồi nhưng vẫn chưa đi khám bác sĩ. Lúc qua gặp nhóm mình, chị ấy đã phải tạm nghỉ làm rồi. Đến lúc điều trị, chị ấy cũng định bỏ giữa chừng vì nói điều trị mất thời gian quá. Rất nhiều chị em làm nghề, đặc biệt là ở các vùng miền núi như chỗ mình chưa có ý thức chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản của bản thân.” Chị Hoài* ở tỉnh Thái Nguyên cho biết. “Ở chỗ mình có một cháu bé có HIV không được nhận vào trường tiểu học. Nhóm của mình đã hướng dẫn gia đình làm đơn gửi nhà trường và các ban ngành liên quan để bảo vệ quyền được đi học của cháu. Kỳ thị liên quan đến HIV vẫn còn đó và chúng ta cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức và kiến thức về HIV, không chỉ trong cơ sở y tế mà cả các trong các môi trường khác.” Chị Vân* ở tỉnh Bắc Ninh cho biết. Nhiều câu chuyện về phụ nữ có HIV và phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi HIV giúp đỡ lẫn nhau để sống khỏe hơn, sống tốt hơn đã được chia sẻ tại sự kiện kết nối các phụ nữ sống với HIV và phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi HIV do UNAIDS và UN Women phối hợp hỗ trợ, nhân dịp Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2023. Hơn 90 phụ nữ đại diện các tổ chức cộng đồng của các nhóm phụ nữ này đến từ tất cả các vùng miền của Việt Nam đã tham dự. Sự kiện gồm hoạt động kết nối mạng lưới và hoạt động phổ biến thông tin cập nhật về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ có HIV, do Cục phòng, chống HIV/AIDS Bộ Y tế trình bày và về quĩ tín dụng vi mô dành cho phụ nữ dễ bị tổn thương do Liên hiệp Hội phụ nữ Việt Nam trình bày. Đại diện các tổ chức cộng đồng của phụ nữ cũng thảo luận chi tiết các phát hiện chính từ một đánh giá về nhu cầu và năng lực của Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV (VNW+) và sự tham gia của VNW+ trong các không gian ra quyết định. Đánh giá này do mạng lưới VNW+ thực hiện trong năm 2023 với sự hỗ trợ kỹ thuật của Mạng lưới quốc tế phụ nữ sống với HIV (ICWAP) và Văn phòng UNAIDS khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những nhu cầu chính cần của phụ nữ sống với HIV và phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi HIV bao gồm chăm sóc sức khỏe, cụ thể là về HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục, ung thư cổ tử cung, và sức khỏe tâm trí (mental health); tạo sinh kế và thu nhập bền vững; giải quyết tình trạng phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới; và, nâng cao năng lực cho các tổ chức cộng đồng và mạng lưới của phụ nữ sống với HIV và chịu ảnh hưởng bởi HIV. Thảo luận cũng đưa ra các đề xuất về giải pháp và hành động trong thời gian trước mắt và lâu dài hơn. “Tại sự kiện này tôi mới được biết về quỹ tín dụng vi mô TYM** dành cho phụ nữ dễ bị tổn thương của Hội phụ nữ. Giá mà tôi được biết về quĩ này sớm hơn. Tôi cũng hy vọng quỹ TYM sẽ mở rộng phạm vi hơn 13 tỉnh thành hiện có để thêm nhiều chị em phụ nữ được hưởng lợi.” “Chúng ta không chỉ cần được vay vốn mà quan trọng hơn các chị em cần được giúp định hướng về nghề nghiệp hay hướng kinh doanh nhỏ sao cho phù hợp với thực lực của từng nhóm chị em và tính chất vùng miền. Chúng ta cũng cần được đào tạo để có kỹ năng quản lý vốn vay một cách hiệu quả, thì nguồn vốn này mới có thể sinh sôi để nhiều chị em khác cũng được hưởng lợi.” Nhiều chị em đồng tình với những ý kiến này, được đưa ra trong phần thảo luận sâu tại các nhóm. Phát biểu tại sự kiện, Bà Caroline Nyamayemombe, Quyền trưởng đại diện cơ quan UN Women tại Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện này trước thềm Ngày Thế giới phòng, chống AIDS và Chiến dịch toàn cầu về 16 ngày hành động để chấm dứt mọi hình thức bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ. “Người sống với HIV trong đó có phụ nữ sống với HIV cần có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc và điều trị, tới các nguồn lực cũng như các cơ hội sinh kế để họ có thể sống khỏe mạnh và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta không chỉ cần lên tiếng về các nhu cầu và khó khăn mà phụ nữ đang phải đối mặt. Chúng ta còn cần lên tiếng về những nỗ lực mà phụ nữ đã và đang hỗ trợ nhau trong cuộc sống, về vai trò lãnh đạo của phụ nữ. Để giải quyết các khó khăn của phụ nữ, chúng ta cần cùng nhau nỗ lực, cần tạo dựng các quan hệ đối tác mới để nhiều bên liên quan có thể cùng phối hợp. Cùng nhau, chúng ta hãy đảm bảo sự tham gia của phụ nữ sống với HIV và phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi HIV ở tất cả các cấp, và Liên Hợp Quốc sẽ đồng hành cùng các bạn trong nỗ lực này.” *Không phải tên thật **TYM: Tên viết tắt của quĩ tài chính vi mô dành cho phụ nữ dễ bị tổn thương, do Liên hiệp Hội phụ nữ Việt Nam thành lập và điều hành Read more 1 of 5 View all Thông cáo báo chí 20 tháng 11 2024 Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024 Ngày 15 tháng 11 năm 2024, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”.Tham dự buổi Lễ có đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; đồng chí Trung tướng Lê Văn Tuyến, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đại diện Lãnh đạo các bộ, ngành cơ quan trung ương, Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội một số địa phương, các vị Đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và hơn 800 đại biểu thuộc các đơn vị của lực lượng Công an nhân dân.Những năm qua Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã luôn nỗ lực trong việc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới đã xác định chính sách xã hội là chính sách chăm lo cho con người, vì con người, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước. Phát biểu Phát động tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định “vấn đề an sinh xã hội, các biện pháp để thúc đẩy bình đẳng, quan tâm đến nhu cầu, lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em, tiến tới bình đẳng giới thực chất vẫn cần được ưu tiên trong thời gian tới. Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, Tháng hành động năm nay nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các biện pháp duy trì xã hội ổn định, công bằng, dân chủ, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh, an toàn cho người dân nhất là phụ nữ và trẻ em gái”.Điểm nhấn của Lễ phát động năm nay chính là sự chung tay, vào cuộc của các cơ quan, đơn vị trong lực lượng Công an nhân dân thông qua việc phối hợp tổ chức Lễ phát động và cam kết thực hiện công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.Đồng chí Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh “trong những năm qua, Bộ Công an luôn quan tâm, chỉ đạo lực lượng Công an các cấp chủ động phối hợp với các đơn vị, bộ ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan phát hiện sớm, can thiệp và xử lý kịp thời các vụ bạo lực trên cơ sở giới, môi giới hôn nhân bất hợp pháp và bảo vệ nạn nhân; phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm mua bán người; phối hợp tổ chức ký kết và thực hiện các Quy chế phối hợp liên ngành liên quan đến công tác phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới. Những nhiệm vụ này sẽ tiếp tục được triển khai trong lực lượng Công an nhân dân trong thời gian tới”. Với sự chung tay, phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương và địa phương, công tác bình đẳng giới trong thời gian qua đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp trong các nhiệm kỳ đều tăng. Có 59% các bộ, cơ quan ngang bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ. 74,6% chính quyền địa phương cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 30,26% cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực. Khoảng cách giới trong tất cả các cấp giáo dục được thu hẹp; hệ thống dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới được mở rộng và nâng cao chất lượng; vai trò, vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế được nâng cao, ngày càng có nhiều gương mặt nữ doanh nhân và nữ giám đốc điều hành tiêu biểu của Việt Nam được các diễn đàn kinh tế thế giới ghi nhận và tôn vinh. Nhiều nữ sỹ quan đã tham gia Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc đã chứng tỏ năng lực tiềm tàng của phụ nữ và khi phụ nữ được phát huy vai trò, họ có thể đáp ứng được bất kỳ nhiệm vụ nào. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2024 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2024 đứng thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Ngày 09/4/2024, Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hợp Quốc đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027, khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.Thay mặt các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Paulines Tamasis Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc cho biết: ‘‘Liên Hợp Quốc đang hỗ trợ nâng cao năng lực của lực lượng công an Việt Nam trong việc xử lý các vụ việc hiệu quả., đảm bảo quy trình điều tra thân thiện với trẻ em, thân thiện với nạn nhân, nhạy cảm về giới và đáp ứng giới. “Thông qua các hoạt động hợp tác, chúng tôi mong muốn lực lượng công an được trang bị đầy đủ và được đào tạo để mang lại sự tự tin, an toàn cho phụ nữ và trẻ em khi trình báo và tìm kiếm trợ giúp từ các cơ quan chức năng.”Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác bình đẳng giới vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định như: Những định kiến giới trong xã hội vẫn là một trở ngại lớn của công tác bình đẳng giới; tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh còn ở mức cao; tình trạng tảo hôn và có con sớm vẫn khá phổ biến ở vùng dân tộc thiểu số; tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn còn tồn tại; phụ nữ vẫn phải đảm nhận nhiều hơn công việc nội trợ và chăm sóc gia đình so với nam giới; già hóa dân số và các vấn đề mới như biến đổi khí hậu, thiên tai đã ảnh hưởng nặng nề đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân,... trong đó, phụ nữ, trẻ em là đối tượng chịu nhiều tác động hơn. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Việc ban hành các chính sách, pháp luật phải đi đôi với trách nhiệm và nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc triển khai để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, phải chú trọng đến vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan truyền thông nhằm thay đổi những quan niệm truyền thống, những định kiến giới và bạo lực trên cơ sở giới. Quan trọng hơn, bản thân phụ nữ và trẻ em cũng phải chủ động hơn nữa trong việc chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề bạo lực, xâm hại đồng thời cần phải được trang bị các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị và mong muốn các bộ, ngành, cơ quan, các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, đoàn thể, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước, các cơ quan truyền thông và mỗi người dân chúng ta cùng cam kết, tham gia và có các hành động cụ thể thiết thực, hiệu quả đối với công tác bình đẳng giới, vì sự phát triển phồn vinh, hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.Lễ phát động Tháng hành động là sự kiện mở đầu cho chiến dịch truyền thông cao điểm về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên phạm vi toàn quốc. Ngay sau Lễ phát động có các sự kiện bên lề được tổ chức như diễu hành, đồng diễn võ thuật của lực lượng Công an nhân dân và hàng ngàn hoạt động hưởng ứng Tháng hành động được các cơ quan, đơn vị đồng loạt tổ chức tại các địa phương trong cả nước./.Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hằng năm. 100% các địa phương và nhiều bộ ngành, cơ quan trung ương đã xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động. Chỉ tính riêng năm 2023, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai hơn 6.000 hoạt động truyền thông với hơn 950.000 người tham gia (trong đó nam giới chiếm khoảng 30%); gần 480.000 sản phẩm truyền thông được phát hành; gần 3.800 cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề được tổ chức; 57.683 lượt tin, bài được sản xuất, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; hơn 1.4 triệu tờ rơi, sản phẩm truyền thông được sản xuất. Ước tính có hơn 10 triệu lượt người tham gia, tiếp cận với các thông điệp truyền thông.Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiĐịa chỉ: Số 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 024 3825 3875Email: vubdg@molisa.gov.vn Read more 1 of 5 Thông cáo báo chí 18 tháng 11 2024 Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024 Ngày 15 tháng 11 năm 2024, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”.Tham dự buổi Lễ có đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; đồng chí Trung tướng Lê Văn Tuyến, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đại diện Lãnh đạo các bộ, ngành cơ quan trung ương, Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội một số địa phương, các vị Đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và hơn 800 đại biểu thuộc các đơn vị của lực lượng Công an nhân dân.Những năm qua Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã luôn nỗ lực trong việc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới đã xác định chính sách xã hội là chính sách chăm lo cho con người, vì con người, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước. Phát biểu Phát động tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định “vấn đề an sinh xã hội, các biện pháp để thúc đẩy bình đẳng, quan tâm đến nhu cầu, lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em, tiến tới bình đẳng giới thực chất vẫn cần được ưu tiên trong thời gian tới. Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, Tháng hành động năm nay nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các biện pháp duy trì xã hội ổn định, công bằng, dân chủ, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh, an toàn cho người dân nhất là phụ nữ và trẻ em gái”.Điểm nhấn của Lễ phát động năm nay chính là sự chung tay, vào cuộc của các cơ quan, đơn vị trong lực lượng Công an nhân dân thông qua việc phối hợp tổ chức Lễ phát động và cam kết thực hiện công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.Đồng chí Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh “trong những năm qua, Bộ Công an luôn quan tâm, chỉ đạo lực lượng Công an các cấp chủ động phối hợp với các đơn vị, bộ ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan phát hiện sớm, can thiệp và xử lý kịp thời các vụ bạo lực trên cơ sở giới, môi giới hôn nhân bất hợp pháp và bảo vệ nạn nhân; phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm mua bán người; phối hợp tổ chức ký kết và thực hiện các Quy chế phối hợp liên ngành liên quan đến công tác phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới. Những nhiệm vụ này sẽ tiếp tục được triển khai trong lực lượng Công an nhân dân trong thời gian tới”. Với sự chung tay, phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương và địa phương, công tác bình đẳng giới trong thời gian qua đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp trong các nhiệm kỳ đều tăng. Có 59% các bộ, cơ quan ngang bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ. 74,6% chính quyền địa phương cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 30,26% cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực. Khoảng cách giới trong tất cả các cấp giáo dục được thu hẹp; hệ thống dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới được mở rộng và nâng cao chất lượng; vai trò, vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế được nâng cao, ngày càng có nhiều gương mặt nữ doanh nhân và nữ giám đốc điều hành tiêu biểu của Việt Nam được các diễn đàn kinh tế thế giới ghi nhận và tôn vinh. Nhiều nữ sỹ quan đã tham gia Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc đã chứng tỏ năng lực tiềm tàng của phụ nữ và khi phụ nữ được phát huy vai trò, họ có thể đáp ứng được bất kỳ nhiệm vụ nào. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2024 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2024 đứng thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Ngày 09/4/2024, Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hợp Quốc đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027, khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.Thay mặt các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Paulines Tamasis Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc cho biết: ‘‘Liên Hợp Quốc đang hỗ trợ nâng cao năng lực của lực lượng công an Việt Nam trong việc xử lý các vụ việc hiệu quả., đảm bảo quy trình điều tra thân thiện với trẻ em, thân thiện với nạn nhân, nhạy cảm về giới và đáp ứng giới. “Thông qua các hoạt động hợp tác, chúng tôi mong muốn lực lượng công an được trang bị đầy đủ và được đào tạo để mang lại sự tự tin, an toàn cho phụ nữ và trẻ em khi trình báo và tìm kiếm trợ giúp từ các cơ quan chức năng.”Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác bình đẳng giới vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định như: Những định kiến giới trong xã hội vẫn là một trở ngại lớn của công tác bình đẳng giới; tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh còn ở mức cao; tình trạng tảo hôn và có con sớm vẫn khá phổ biến ở vùng dân tộc thiểu số; tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn còn tồn tại; phụ nữ vẫn phải đảm nhận nhiều hơn công việc nội trợ và chăm sóc gia đình so với nam giới; già hóa dân số và các vấn đề mới như biến đổi khí hậu, thiên tai đã ảnh hưởng nặng nề đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân,... trong đó, phụ nữ, trẻ em là đối tượng chịu nhiều tác động hơn. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Việc ban hành các chính sách, pháp luật phải đi đôi với trách nhiệm và nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc triển khai để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, phải chú trọng đến vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan truyền thông nhằm thay đổi những quan niệm truyền thống, những định kiến giới và bạo lực trên cơ sở giới. Quan trọng hơn, bản thân phụ nữ và trẻ em cũng phải chủ động hơn nữa trong việc chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề bạo lực, xâm hại đồng thời cần phải được trang bị các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị và mong muốn các bộ, ngành, cơ quan, các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, đoàn thể, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước, các cơ quan truyền thông và mỗi người dân chúng ta cùng cam kết, tham gia và có các hành động cụ thể thiết thực, hiệu quả đối với công tác bình đẳng giới, vì sự phát triển phồn vinh, hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.Lễ phát động Tháng hành động là sự kiện mở đầu cho chiến dịch truyền thông cao điểm về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên phạm vi toàn quốc. Ngay sau Lễ phát động có các sự kiện bên lề được tổ chức như diễu hành, đồng diễn võ thuật của lực lượng Công an nhân dân và hàng ngàn hoạt động hưởng ứng Tháng hành động được các cơ quan, đơn vị đồng loạt tổ chức tại các địa phương trong cả nước./. Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hằng năm. 100% các địa phương và nhiều bộ ngành, cơ quan trung ương đã xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động. Chỉ tính riêng năm 2023, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai hơn 6.000 hoạt động truyền thông với hơn 950.000 người tham gia (trong đó nam giới chiếm khoảng 30%); gần 480.000 sản phẩm truyền thông được phát hành; gần 3.800 cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề được tổ chức; 57.683 lượt tin, bài được sản xuất, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; hơn 1.4 triệu tờ rơi, sản phẩm truyền thông được sản xuất. Ước tính có hơn 10 triệu lượt người tham gia, tiếp cận với các thông điệp truyền thông. Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiĐịa chỉ: Số 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 024 3825 3875Email: vubdg@molisa.gov.vn Read more 1 of 5 Thông cáo báo chí 06 tháng 11 2024 PHÁT ĐỘNG GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024 Lễ phát động Giải báo chí có sự hiện diện của các cơ quan đồng chủ trì tổ chức Giải báo chí bao gồm đại diện Lãnh đạo Trung ương Hội LHPN Việt Nam, lãnh đạo các ban, đơn vị của Trung ương Hội; đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và các ban, đơn vị của Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện lãnh đạo, cán bộ UN Women cùng đại diện các ban, bộ, ngành liên quan bao gồm Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và gần 50 nhà báo, phóng viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình của Trung ương và Hà Nội. Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024 được triển khai trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), trong đó có mục tiêu số 5 liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời, đây cũng là một trong những hoạt động trong khuôn khổ đối tác chiến lược của 2 cơ quan Trung ương Hội LHPN Việt Nam và UN Women nhằm thúc đẩy môi trường thuận lợi cho hoạt động bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Giải Báo chí cũng được phát động vào đầu tháng 11 - Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới. Có thể nói, đây là thời điểm vô cùng ý nghĩa, thể hiện quyết tâm của Hội LHPN Việt Nam, UN Women và Hội Nhà báo Việt Nam trong việc thực hiện bình đẳng giới, đặc biệt góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa quan trọng của bình đẳng giới đối với sự tiến bộ, phát triển của xã hội và hướng đến ghi nhận những đóng góp tích cực của truyền thông, báo chí trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Đồng thời, Giải Báo chí cũng là diễn đàn để các nhà báo, các cơ quan thông tấn báo chí chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong tuyên truyền về bình đẳng giới. Hướng tới kỷ niệm 30 năm thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và 10 năm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG), Giải Báo chí sẽ tập trung vào ba chủ đề chính: thúc đẩy phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và thúc đẩy bình đẳng giới trong phát triển kinh tế. Đây là những lĩnh vực then chốt, phản ánh những thách thức và nỗ lực trong công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam.Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới sẽ xét chọn các tác phẩm báo chí thuộc tất cả các loại hình đã được đăng, phát trên các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép từ ngày 01/1/2022 đến ngày 30/11/2024, có nội dung phù hợp với tiêu chí của Giải. Các tác phẩm báo chí tham dự Giải có nội dung, hình thức không vi phạm Luật Báo chí và các quy định khác của pháp luật. Đối với các tác phẩm đã tham dự và được nhận giải tại các Giải Báo chí khác sẽ không được tham dự Giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới. Mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan báo chí gửi không quá 03 tác phẩm tham dự Giải. Ban Tổ chức Giải Báo chí vì bình đẳng giới năm 2024 có quyền sử dụng các tác phẩm tham gia Giải nhằm tuyên truyền và tăng cường nhận thức về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới. Các tác phẩm sẽ không được sử dụng cho mục đích kinh doanh.Ban Giám khảo của Giải Báo chí sẽ quy tụ đại diện của các ban, bộ ngành Trung ương bao gồm: Vụ Báo chí – Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương); Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội); Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông); Hội Nhà Báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Ban Tuyên giáo ( TW Hội LHPN Việt Nam). Giải thưởng của Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024 bao gồm các giải cá nhân và giải tập thể. Giải thưởng cho tác phẩm của tác giả/nhóm tác giả với 04 loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) với cơ cấu giải cho mỗi loại hình gồm 01 Giải A, 01 Giải B, 02 Giải C, 02 Giải Khuyến khích.Về khen thưởng tập thể: Ban Tổ chức sẽ trao 02 Giải tập thể cho các cơ quan, đơn vị có đề xuất, gửi nhiều tác phẩm dự thi nhất: bao gồm Giấy chứng nhận và tiền giải thưởng.Ban tổ chức kỳ vọng sẽ nhận được ít nhất 300 tác phẩm báo chí chất lượng ở nhiều thể loại báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, trong đó có ít nhất 100 tác phẩm về những thành tựu về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam, 200 tác phẩm báo chí còn lại tập trung về các hoạt động, mô hình thúc đẩy bình đẳng giới của phụ nữ, các điển hình, thành tực của phụ nữ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới liên quan tới 03 chủ đề chính của Giải. Các tác phẩm dự thi sẽ được gửi qua email: giaibaochi.binhdanggioi2024@gmail.com, thời gian nhận bài từ ngày 01/11/2024 đến ngày 30/11/2024. Thời gian trao giải dự kiến vào 15/12/2024. Thông tin về Giải thưởng sẽ được đăng tải rộng rãi trên các kênh truyền thông của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, UN Women và các cơ quan báo chí trong nước.Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: đồng chí Ma Thị Hoạt, chuyên viên Ban Tuyên giáo Trung ương Hội LHPN Việt Nam. ĐT: 0866989692; email: mathihoat22@gmail.com. Read more 1 of 5 Thông cáo báo chí 06 tháng 11 2024 UN Women và Chính phủ Nhật bản hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận Dự án “Nước là sự sống” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) triển khai thực hiện với sự phối hợp của Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau và tỉnh Ninh Thuận trong một năm 2024-2025 . Thông qua việc trao tặng thiết bị trữ nước, lọc nước và tưới nước tiết kiệm và các chương trình truyền thông, Dự án nhằm tăng cường khả năng tiếp cận cơ hội sinh kế, nước sạch bền vững, phòng ngừa và phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ hưởng lợi tại hai tỉnh nói trên.“Phụ nữ đảm nhận trách nhiệm chính trong việc lấy nước và chăm sóc gia đình, khiến họ trở thành những người đầu tiên và chịu tác động nặng nề nhất bởi tình trạng thiếu nước,” bà Caroline Nyamayemombe, Trưởng Đại diện UN Women tại Việt Nam, cho biết. “Dự án ‘Nước là Sự Sống’ không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng này bằng cách đảm bảo nguồn nước thiết yếu mà còn tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng trước các tác động của biến đổi khí hậu.” Dự án ‘Nước là Sự Sống’ sẽ không chỉ giúp phụ nữ bảo vệ sinh kế, sức khỏe và nâng cao khả năng tiếp cận nước sạch mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng bền vững và có khả năng chống chiu, thích nghi tốt trước biến đổi khí hậu và thiên tai. Ngoài các phụ nữ và các hộ gia đình, Dự án cũng trao tặng thiết bị lọc nước, bình chứa nước cho các trường học và tram y tế nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh cho trẻ em và người dân tại cộng đồng. Với sự ưu tiên hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản, ước tính khoảng 7,200 người dân, đặc biệt phụ nữ dễ bị tổn thương sẽ được hưởng lợi từ Dự án. "Chúng tôi hy vọng rằng dự án này sẽ cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch cho phụ nữ và trẻ em, góp phần phục hồi ngành nông nghiệp và các ngành khác trong tỉnh, đồng thời đảm bảo sinh kế cho những phụ nữ dễ bị tổn thương," ông Ito Naoki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, cho biết. Ngày 5/11, hơn 420 phụ nữ tại tỉnh Cà Mau được trao tặng bồn chứa nước sinh hoạt, góp phần giúp họ giảm thời gian thu gom nước, giảm nhẹ gánh nặng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gia đình. Bên cạnh đó, 200 phụ nữ có nhu cầu cải thiện hệ thống tưới tiêu nông nghiệp sẽ nhận hỗ trợ kinh phí để mua thiết bị tưới tiết kiệm nước. Tỉnh Cà Mau và tỉnh Ninh Thuận hiện đối mặt với nguy cơ hạn hán cao, xâm nhập mặn nghiêm trọng. Những đợt hạn hán kéo dài gây tổn thất nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, những người chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm và quản lý nguồn nước cho gia đình. Ngoài ra, khi nguồn nước bị nhiễm mặn, chất lượng nước suy giảm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, làm tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tiêu chảy và bệnh ngoài da. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ và trẻ em, nhất là các nhóm dân tộc thiểu số. Tại Cà Mau, vào năm 2020, xâm nhập mặn đã gây hại cho hơn 29,644 ha đất trồng trọt, làm giảm đáng kể sản lượng lúa và rau màu, gây thiệt hại ước tính khoảng 107 tỷ đồng. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại đây ngày càng trầm trọng, với hơn 20,000 hộ gia đình phải mua nước với giá cao, ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu cho nhu yếu phẩm khác. Tại Ninh Thuận - tỉnh có lượng mưa ít nhất cả nước, tình trạng hạn hán nghiêm trọng cũng đã dẫn đến việc bỏ hoang hơn 7,873 ha đất nông nghiệp trong năm 2019-2020. Sự khan hiếm nước ngọt khiến 72,000 người đứng trước nguy cơ thiếu ăn, và hơn 12,000 hộ gia đình với gần 50.000 người không có nước sinh hoạt. Với tình trạng nước mặt và nước ngầm cạn kiệt, khoảng 110.000 gia súc đã bị suy dinh dưỡng hoặc chết vì thiếu nước và thức ăn. Read more 1 of 5 Thông cáo báo chí 18 tháng 10 2024 Kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44; Công bố và Triển khai Đề án thúc đẩy HTQT trong NN&PTNT đến 2030, tầm nhìn đến 2050; Ký Thỏa thuận thành lập Đối tác chuyển đổi hệ thống LTTP; Khởi động Chương trình chung của LHQ về chuyển đổi hệ thống LTTP Hà Nội, ngày 18/10/2024 – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam phối hợp tổ chức Kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới (LTTG) lần thứ 44; cũng nhân sự kiện này Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công bố và triển khai Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tiến hành Ký Thỏa thuận thành lập Đối tác chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) của Việt Nam; và Khởi động Chương trình chung của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam về “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cơ chế đối tác và tài chính cho chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm ở Việt Nam”.Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ông Rémi Nono Womdim - Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam kiêm quyền Điều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc đã chủ trì sự kiện quan trọng này. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến trên toàn quốc, có khoảng 150 đại biểu trực tiếp tham dự sự kiện này tại Hà Nội. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Công Thương, lãnh đạo các tỉnh Điện Biên, Sơn La và Đồng Tháp; các Đại sứ và Trưởng đại diện các Cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, các đối tác phát triển; lãnh đạo các Hội, Hiệp hội, Liên minh, các Viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ cùng các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách từ các tổ chức quốc tế, trong nước và khu vực tư nhân.1. Ngày Lương thực Thế giới 2024 với chủ đề: “Quyền tiếp cận lương thực thực phẩm vì một cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn” là cơ hội để chia sẻ rộng rãi những cam kết toàn cầu đối với việc bảo đảm quyền tiếp cận LTTP phù hợp cho tất cả mọi người, thông qua các hệ thống LTTP được chuyển đổi bền vững và công bằng.Lương thực thực phẩm là nhu cầu cơ bản quan trọng thứ 3 của con người, sau không khí và nước uống. Tuy vậy, không phải tất cả mọi người trên thế giới ngày nay đều có thể tiếp cận được LTTP để có một cuộc sống khỏe mạnh. Hiện tại, có khoảng 733 triệu người đang thiếu đói, chủ yếu do xung đột, thời tiết cực đoan, bất bình đẳng và suy thoái kinh tế. Hơn 2,8 tỷ người không có khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh. FAO là cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc và là tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong vận động và ủng hộ việc hiện thực hóa quyền tiếp cận thực phẩm cho các quốc gia thông qua những hỗ trợ kỹ thuật về chính sách và luật pháp, tăng cường cơ chế quản lý và giám sát, phát triển năng lực, và thúc đẩy đối thoại chính sách giữa các bên liên quan.“Tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của đa dạng thực phẩm, bởi đây là điều cần thiết cho nguồn dinh dưỡng hợp lý, cũng như việc đảm bảo sự sẵn có của thực phẩm, khả năng tiếp cận và chi trả cho thực phẩm của tất cả mọi người.” Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam phát biểu.2. Trong suốt tiến trình phát triển của ngành nông nghiệp với những gì đạt được cho đến nay ngoài nỗ lực của chính Việt Nam, thì cũng có một phần to lớn đóng góp tích cực của các đối tác, bạn bè quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, nông nghiệp Việt Nam cần có những hành động cụ thể hơn để đẩy mạnh hợp tác, tạo thêm ngoại lực hỗ trợ thúc đẩy đạt được các mục tiêu phát triển ngành cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nhân Kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố “Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050”, với mục tiêu tham gia tích cực, chủ động, có trách nhiệm trong quá trình toàn cầu hóa và giải quyết các thách thức của nông nghiệp toàn cầu; đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập thế giới và huy động nguồn lực con người, công nghệ, tài chính, thu hút đầu tư từ bên ngoài phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Đề án đã đề ra các giải pháp và nhiệm vụ ưu tiên cụ thể mà công tác hợp tác quốc tế của Bộ cần phải phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế, các Bộ, ngành có liên quan để triển khai từ nay đến năm 2030 và định hướng đến 2050, góp phần thực hiện các chiến lược, kế hoạch và các cam kết của ngành được chính phủ giao. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: “Chúng tôi sẵn sàng chung tay hợp tác với các đối tác quốc tế một cách toàn diện các vấn đề về thương mại, đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, khoa học công nghệ và đào tạo, truyền thông theo tinh thần đa dạng hóa đối tác, làm bạn với tất cả và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp đi vào thực chất, hiệu quả”. 3. Hệ thống LTTP của Việt Nam đang hướng tới cách tiếp cận đa ngành, đa mục tiêu gồm: (1) Tiếp tục chuyển đổi thành quốc gia cung ứng LTTP minh bạch, có trách nhiệm và bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu; (2) Thích ứng thông minh với khí hậu, bảo vệ tài nguyên, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học; và (3) Cung cấp nguồn sinh kế bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương. Triển khai các hoạt động của “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030” (Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023), được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, cũng trong sự kiện, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng các Bộ: Y tế, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường và hơn 30 đối tác trong nước, quốc tế cùng nhau ký thoả thuận “Đối tác chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiêm, bền vững tại Việt Nam”. Việc thành lập Đối tác cũng chính là một trong các nhiệm vụ đã được đề ra trong “Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050”.Các mục tiêu chính của Đối tác bao gồm: Xây dựng cơ chế kết nối đa ngành nhằm phát huy được thế mạnh của từng đối tác trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm; tăng cường năng lực và chia sẻ kinh nghiệm về chính sách, đầu tư, nghiên cứu và triển khai các hoạt động chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm; huy động nguồn lực phát triển hệ thống cung ứng đầu vào, phát triển sản xuất, phát triển hệ thống chế biến và phân phối, thúc đẩy thực hành tiêu dùng có trách nhiệm, đảm bảo chế độ ăn lành mạnh, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng cho người dân Việt Nam.4. Nhân dịp thỏa thuận đối tác được ký kết, để đặt nền móng đầu tiên cho các hoạt động của đối tác, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam khởi động chương trình “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cơ chế đối tác và tài chính cho chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm tại Việt Nam”. Chương trình sẽ tập trung cho các mục tiêu: (1) Xây dựng cơ chế đối tác chiến lược cho công cuộc chuyển đổi hệ thống LTTP; (2) Tái định hình cơ cấu tài chính nông nghiệp quốc gia theo hướng bền vững, công bằng và có khả năng chống chịu, tăng hiệu quả chi phí của dòng tiền được xúc tiến; và (3) Nâng cao tri thức, năng lực quốc gia và tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; giám sát, truyển thông về tiến độ và tác động cho các bên liên quan và thúc đẩy các hành động chung nhằm chuyển đổi hệ thống LTTP.Chia sẻ về tầm quan trọng của Chương trình và các giải pháp thực hiện, ông Patrick Haverman, Quyền Đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP), phát biểu thay mặt các cơ quan Liên Hợp Quốc tham gia Chương trình chung: “Tôi tin tưởng rằng chương trình hợp tác này sẽ thiết lập một chuẩn mực cho sự đổi mới trong chuyển đổi hệ thống nông nghiệp - không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn khu vực. Tôi hy vọng rằng quan hệ đối tác chuyển đổi hệ thống LTTP sẽ cất cánh và đóng vai trò là một nền tảng hiệu quả, đoàn kết chuyên môn, nguồn lực tài chính, nỗ lực và quyết tâm của tất cả các đối tác để chuyển đổi hệ thống thực phẩm của Việt Nam một cách bền vững, có trách nhiệm và minh bạch.”Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cũng một lần nữa nhấn mạnh cam kết hỗ trợ Việt Nam trong hành trình phát triển bền vững.Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết: “Cùng nhau chúng ta sẽ tạo ra các giá trị mới vì “Quyền tiếp cận lương thực thực phẩm vì một cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn”. Tương lai không phải là thứ chúng ta dự đoán, mà là điều chúng ta xây dựng cùng nhau, và hành động cho tương lai tốt đẹp của chúng ta. Đừng chần chừ khi đối mặt với cơ hội. Tương lai luôn thuộc về những người dám đối mặt với thách thức...” Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:- Ông Trịnh Anh Tuấn, Chuyên viên Cao cấp về Truyền thông và Vận động Chính sách, Văn phòng Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (Email: tuan.trinh@un.org; tel. +84 24 3850 0193).- Bà Vũ Thị Ngọc Diệp, Cán bộ truyền thông, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Email: Diep.Vungoc@fao.org; tel. +84913523202). -Bà Bùi Mỹ Bình, Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Email: mybinhbui@gmail.com; tel. +84989096252). Read more 1 of 5 View allLatest Resources
1 / 11 Nguồn lực 25 tháng 10 2024 Gánh Nặng Không Đồng Đều: Rủi Ro Cụ Thể về Giới và Bảo Vệ Sau Bão Yagi ở Việt Nam Nguồn lực 25 tháng 7 2024 SÁCH ẢNH "HY VỌNG - HÀNH TRÌNH PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA PHỤ NỮ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI COVID-19 TẠI VIỆT NAM" Nguồn lực 25 tháng 7 2024 ỨNG PHÓ KHẨN CẤP VÀ HỖ TRỢ PHỤC HỒI SINH KẾ SAU COVID-19 CHO PHỤ NỮ CÓ NGUY CƠ BỊ BẠO LỰC - Bài học kinh nghiệm từ Việt Nam Nguồn lực 02 tháng 4 2024 Cơ chế báo cáo về Phòng ngừa Bóc lột, lạm dụng và quấy rối tình dục - Liên hợp quốc tại Việt Nam Nguồn lực 19 tháng 9 2024 Chiến lược Việt Nam - UN Women Viet Nam (2022 - 2026) Nguồn lực 16 tháng 3 2023 Khung Tôn trọng Phụ nữ: Phòng ngừa bạo lực với phụ nữ - Gói hướng dẫn triển khai Nguồn lực 16 tháng 3 2023 Báo cáo An sinh xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 Nguồn lực 02 tháng 3 2023 Khuyến nghị chính sách: DigitALL - Đổi mới và công nghệ vì bình đẳng giới ở Việt Nam Nguồn lực 07 tháng 2 2023 Tài liệu tập huấn dành cho kiểm sát viên trong ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở châu Á và Thái Bình Dương Nguồn lực 07 tháng 2 2023 Sổ tay hướng dẫn hành pháp có trách nhiệm giới dành cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực Nguồn lực 11 tháng 1 2023 Phân tích yếu tồ lồng ghép bình đẳng giới trong các tài liệu định hướng chiến lược về phát triển kinh tế xã hội và tài chính quốc gia giai đoạn 2021-2030 1 / 11Từ khóa » Số Của Liên Hợp Quốc
-
Danh Sách Quốc Gia Thành Viên Liên Hợp Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Liên Hợp Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Tổ Chức LHQ Trong Việt Nam
-
Các Tổ Chức Có Liên Quan Của Liên Hợp Quốc Tại Việt Nam
-
Liên Hợp Quốc Là Gì ? Tôn Chỉ, Mục đích, Nguyên Tắc Hoạt động Của ...
-
Ban Quản Lý Các Khu Chế Xuất Và Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
-
[PDF] Bộ Sưu Tập Luật Của Liên Hợp Quốc
-
Tin Tức Liên Hợp Quốc Mới Nhất Trên VnExpress
-
Liên Hợp Quốc - VietnamPlus
-
Trang Chủ - MOFA
-
Tổ Chức Quốc Tế | Hồ Sơ - Sự Kiện - Nhân Chứng
-
Việt Nam Là đối Tác Tin Cậy Vững Chắc Của Liên Hợp Quốc
-
Liên Hợp Quốc - .: VGP News - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Đại Học Liên Hợp Quốc - Hà Nội - VNU
-
TÀI LIỆU LIÊN HỢP QUỐC
-
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Chọn Năm 2022 Là Năm Quốc Tế Về ...
-
Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc Tại Việt Nam (UNFPA) - Bộ Lao động
-
UN Là Gì? Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Vai Trò Của Liên Hợp Quốc?