Liên Kết Hình Thức Là Gì - LuTrader
Có thể bạn quan tâm
Download.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn, được giới thiệu sau đây.
Nội dung chính Show- Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn
- I. Khái niệm liên kết
- II. Các phép liên kết về nội dung
- 1. Liên kết chủ đề
- 2. Liên kết lô-gíc
- III. Các phép liên kết về hình thức
- 1. Phép lặp
- 2. Phép thế
- 3. Phép nối
- 4. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
- Video liên quan
Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh có thể nắm rõ kiến thức về các phép liên kết để vận dụng vào bài viết của mình.
Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn
- I. Khái niệm liên kết
- II. Các phép liên kết về nội dung
- 1. Liên kết chủ đề
- 2. Liên kết lô-gíc
- III. Các phép liên kết về hình thức
- 1. Phép lặp
- 2. Phép thế
- 3. Phép nối
- 4. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
I. Khái niệm liên kết
Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
II. Các phép liên kết về nội dung
1. Liên kết chủ đề
Các đoạn văn trong văn bản phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.
2. Liên kết lô-gíc
Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
III. Các phép liên kết về hình thức
1. Phép lặp
a. Khái niệm
Phép lặp lại ở câu sau các từ ngữ đã có ở câu trước.
b. Tác dụng
Liên kết các bộ phận của văn bản lại với nhau, hoặc mang ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng
c. Phân loại
- Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp): lặp ngữ âm
Ví dụ:
Có cá đâu mà anh ngồi câu đóBiết có không mà công khó anh ơi?
- Các từ ngữ: lặp từ ngữ
Ví dụ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấyThấy xanh xanh những mấy ngàn dâuNgàn dâu xanh ngắt một màuLòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đoàn Thị Điểm)
- Các cấu tạo cú pháp: lặp cú pháp
Ví dụ: Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết
(Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh)
2. Phép thế
a. Khái niệm
- Phép thế là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
b. Tác dụng:
Tránh lỗi lặp từ, tùy trường hợp còn có tác dụng tu từ.
c. Phân loại
- Dùng các chỉ từ (này, nọ, kia, ấy, đó, đây) hoặc đại từ (nó, hắn, họ, chúng nó)
Ví dụ: Chí Phèo chẳng biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên.
(Chí Phèo, Nam Cao)
- Dùng tổ hợp danh từ và chỉ từ như: cái này, việc ấy, điều đó
Ví dụ: Chúng ta đã giành chiến thắng. Điều đó là kết quả của sự cố gắng và nỗ lực suốt thời gian qua.
3. Phép nối
a. Khái niệm
Phép nối là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
b. Tác dụng
Giúp cho văn bản có sự liên kết chặt chẽ theo các quan hệ nhất định.
c. Ví dụ
Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.
(Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu)
Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu.
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan)
4. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
a. Khái niệm
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng là sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
b. Tác dụng: Giúp tạo ra tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn trong văn bản.
c. Phân loại
- Đồng nghĩa
Ví dụ: Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm
(Nguyễn Ðình Thi)
- Trái nghĩa
Ví dụ:
Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
(Chí Phèo, Nam Cao)
- Liên trưởng
- Liên tưởng cùng chất
Ví dụ:
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhéNghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!
(Khóc Tổng Cóc, Hồ Xuân Hương)
- Liên tưởng khác chất
Ví dụ:
Nhân dân là bểVăn nghệ là thuyền
(Tố Hữu)
Từ khóa » Các Phép Liên Kết Hình Thức
-
Phép Liên Kết Về Hình Thức Là Gì
-
Các Phép Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn đã Học Lớp 9
-
Một Số Phương Tiện Và Phép Liên Kết Trong Văn Bản
-
Liên Kết Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Các Phép Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn Liên Kết ...
-
[LỜI GIẢI] Có Những Phép Liên Kết Nào Về Hình Thức - Tự Học 365
-
Phép Liên Kết Là Gì
-
Lý Thuyết Phần Các Phép Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn Thi ĐGNL ...
-
Các Phép Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn - Ôn Tập Ngữ Văn Thi ...
-
Nêu đặc điểm Của Các Phép Liên Kết: Phép Lặp Từ Ngữ ... - Tech12h
-
Cách Nhận Diện Phép Liên Kết Trong đề đọc Hiểu Ngữ Văn
-
Nêu đặc điểm Của Các Phép Liên Kết: Phép Lặp Từ Ngữ, Phép đồng ...
-
Nêu đặc điểm Của Các Phép Liên Kết: Phép Lặp Từ Ngữ ... - Khoa Học
-
Cách Nhận Diện Phép Liên Kết Trong đề đọc Hiểu Ngữ Văn