Liên Kết Ion - Tinh Thể Ion: Học Tốt Hóa 10 Cùng Toppy

4/5 - (10 bình chọn)

Một nội dung được nhắc đến trong hóa 10 mà các em bắt buộc phải học qua chính là liên kết ion – tinh thể ion. Nhiều em đang cảm thấy băn khoăn và khó hiểu về nội dung bài học này đúng không? Toppy sẽ giúp bạn hiểu hơn về lý thuyết và phương pháp giải các bài tập liên quan đến bài học này nhé. Cùng chuẩn bị học bài này nha.

Table of Contents

Toggle
  • Các lý thuyết liên quan đến liên kết ion – tinh thể ion 
    • Khái niệm về liên kết
    • Các kiểu liên kết hóa học
      • Liên kết ion
      • Liên kết cộng hóa trị
      • Các liên kết khác
    • Sự hình thành ion, cation, anion
    • Tinh thể ion
  • Phương pháp giải bài tập về liên kết ion – tinh thể ion
  • Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Các lý thuyết liên quan đến liên kết ion – tinh thể ion 

Để làm được các bài tập liên quan, các kiến thức lý thuyết cơ bản các em cần nắm rõ đã nhé. Ngay sau đây chúng ta sẽ đi vào từng phần lý thuyết của phần này nhé.

Khái niệm về liên kết

Các nguyên tử của các nguyên tố không tồn tại ở trạng thái tự do trong điều kiện bình thường mà tồn tại ở trạng thái liên kết với nhau. Các nguyên tử này liên kết để tạo thành nguyên tử hay phân tử. Có một trường hợp đặt biệt các khí tồn tại tự do, riêng rẻ là trường hợp khí hiếm. Vì thế các liên kết hóa học chính là sự kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành tinh thể hoặc phân tử có tính chất bền vững hơn.

Quả trình hình thành liên kết giữa Natri và Clo
Quả trình hình thành liên kết giữa Natri và Clo

Quy tắc bát tử cũng được nhắc đến trong bài học này. Theo nguyên tắc này thì các nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt cấu hình  bền vững của khí hiếm với 8 electron ở lớp ngoài cùng. Riêng heli thì sẽ liên kết để đạt cấu hình bền vững 2 electron.

>> Ôn lại kiến thức hóa trị và oxi hóa tại: Hóa trị và số oxi hóa

Các kiểu liên kết hóa học

Như vậy, đa phần các nguyên tử của các nguyên tố trong môi trường bình thường sẽ không tồn tại tự do mà có xu hướng liên kết lại với nhau. Vậy có những liên kết nào?

>>> Ôn luyện lại kiến thức về cấu hình electron tại: Cấu hình electron – Chinh phục hóa học 10 cùng Toppy

Liên kết ion

Đây là một liên kết hóa học có bản chất là lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu.Liên kết giữa các nguyên tố phi kim và các nguyên tố kim loại thông thường là liên kết ion.

Ví dụ hình ảnh về liên kết ion
Ví dụ hình ảnh về liên kết ion

Các hợp chất có liên kết ion thường có những đặc tính đặc trưng sau: cứng và rất dễ vỡ, thường không có màu, điểm nóng chảy cao và dẫn điện ở trạng thái nóng chảy và trong dung dịch. Khi hợp chất có liên kết phi kim ở tình trạng rắn thì không dẫn điện. ngoài ra, hợp chất này còn hình thành tinh thể có dạng rắn.

Liên kết cộng hóa trị

Liên kết cộng hóa trị cũng là một liên kết trong các loại liên kết hóa học. Nó là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron chung. 

Trong liên kết cộng hóa trị được chia làm 2 loại: Liên kết hóa trị phân cực và liên kết hóa trị không phân cực. 

Liên kết hóa trị phân cực chính là liên kết giữa các nguyên tử của các nguyên tố có độ âm điện không bằng nhau, vì thế mà các cặp electron sẽ nghiêng về phía có độ âm điện lớn hơn. Như vậy, liên kết sẽ là phân cực. Còn liên kết hóa trị không phân cực thì hoàn toàn ngược lại, các nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện bằng nhau nên sẽ không nghiêng về bất cứ bên nào.

Hợp chất có liên kết này có các tính chất như tồn tại ở các dạng vật chất khác nhau như chất rắn, chất lỏng, chất khí và có khả năng tan nhiều trong dung môi có cực như nước.

Các liên kết khác

Ngoài liên kết ion – tinh thể ion, còn có các liên kết khác như liên kết cộng hóa trị phối hợp, liên kết kim loại và liên kết hidro. Các liên kết khác sẽ xuất hiện ở trong các bài sau. Tuy nhiên, các em cũng cần có thông tin chung này để biết nó nằm trong nội dung nào nhé.

Sự hình thành ion, cation, anion

Vì sao có sự hình thành nên các ion, cation hay anion? Đa phần nguyên tử trung hòa về điện. Nhưng mỗi khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron thì sẽ không còn trung hòa nữa, mà nó sẽ mang điện, hình thành nên các ion.

Vậy cation hình thành như thế nào? Để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khả năng nhường electron cho nguyên tử của nguyên tố khác để trở thành ion dương. Đó chính là cation. Ation lại hoàn toàn ngược lại, nguyên tử phi kim trong các phản ứng hóa học sẽ có xu hướng nhận các electron của nguyên tử các nguyên tố khác, tạo thành ion âm, gọi là ation.

Tinh thể ion

Tính chất chung của tinh thể ion chính là khả năng bền vững. Bởi lực hút giữa các ion ngược dấu trong thể lớn. Ngoài ra, các hợp chất ion cũng rắn, khó nóng chảy và khó bay hơi. Ngoài ra, hợp chất ion có tan nhiều trong nước, khi tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch dẫn điện. Nếu ở trạng thái rắn thì sẽ không dẫn điện.

Tinh thể ion của NaCl
Tinh thể ion của NaCl

Ví dụ: Tinh thể NaCl. Trong tinh thể Nacl, các ion Na+,Cl- được phân bố đều đặn và có trật tự. Mỗi ion có 6 ion ngược dấu liên kết với nó.

Phương pháp giải bài tập về liên kết ion – tinh thể ion

Trong bài giảng liên kết ion – tinh thể ion hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn hướng dẫn giải các bài tập liên quan. Đa phần các bài tập về liên kết ion – tinh thể ion là các bài tập lý thuyết. Phần quan trọng nhất là liên kết ion, vì thế, một số điểm các em cần ghi nhớ như sau:

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Trong phản ứng, nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận electron cho nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành ion âm và ngược lại nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron cho nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành ion dương.

Như vậy, chúng ta vừa hoàn thành bài học về liên kết ion – tinh thể ion. Các kiến thức trên các em cần nắm chắc để làm bài tập không bị sai nhé.

>> Xem thêm các kiến thức khác tại:

  • Liên kết cộng hóa trị là gì – Tìm lời giải đáp chi tiết cùng Toppy
  • Cấu hình electron – Chinh phục hóa học 10 cùng Toppy
  • Sự điện li hóa 11 – Lý thuyết và một số dạng bài tập

Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, Toppy chú trọng việc xây dựng cho học sinh một lộ trình học tập cá nhân, giúp học sinh nắm vững căn bản và tiếp cận kiến thức nâng cao nhờ hệ thống nhắc học, thư viện bài tập và đề thi chuẩn khung năng lực từ 9 lên 10.

Kho học liệu khổng lồ

Kho video bài giảng, nội dung minh hoạ sinh động, dễ hiểu, gắn kết học sinh vào hoạt động tự học. Thư viên bài tập, đề thi phong phú, bài tập tự luyện phân cấp nhiều trình độ.Tự luyện – tự chữa bài giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian học. Kết hợp phòng thi ảo (Mock Test) có giám thị thật để chuẩn bị sẵn sàng và tháo gỡ nỗi lo về bài thi IELTS.

Học online cùng Toppy
Học online cùng Toppy

Nền tảng học tập thông minh, không giới hạn, cam kết hiệu quả

Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính/laptop là bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. 100% học viên trải nghiệm tự học cùng TOPPY đều đạt kết quả như mong muốn. Các kỹ năng cần tập trung đều được cải thiện đạt hiệu quả cao. Học lại miễn phí tới khi đạt!

Tự động thiết lập lộ trình học tập tối ưu nhất

Lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi học viên dựa trên bài kiểm tra đầu vào, hành vi học tập, kết quả luyện tập (tốc độ, điểm số) trên từng đơn vị kiến thức; từ đó tập trung vào các kỹ năng còn yếu và những phần kiến thức học viên chưa nắm vững.

Trợ lý ảo và Cố vấn học tập Online đồng hành hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập

Kết hợp với ứng dụng AI nhắc học, đánh giá học tập thông minh, chi tiết và đội ngũ hỗ trợ thắc mắc 24/7, giúp kèm cặp và động viên học sinh trong suốt quá trình học, tạo sự yên tâm giao phó cho phụ huynh.

Từ khóa » độ Bền Liên Kết Ion