Liên Tưởng,tưởng Tượng - Cấu Trúc Của Luận Văn

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Liên tưởng,tưởng tượng

Liên tưởng, tưởng tượng có vai trò quan trọng trong tiếp nhận văn học, được coi là những phẩm chất tâm lý trong cảm thụ- phân tích tác phẩm văn học. Nó còn là một biểu hiện quan trọng của tư duy văn học.

1.2.1.1. Liên tưởng

* Khái niệm liên tưởng và các kiểu liên tưởng

- Khái niệm liên tưởng

Ở trên chúng tôi đã đề cập đến vấn đề trí nhớ. Thực tế cho thấy trong vỏ não, mỗi lần có sự nhớ lại thì lại xảy ra một quá trình tâm lý mới không phải sự sao chép đúng hoàn toàn cái đã xảy ra khi tri giác; vì vậy- biểu tượng được nhớ lại trong trí nhớ cũng không phải sự sao chép hoàn toàn những tri giác đã có trước đây, mà có sự biến dạng ít nhiều. Về hiện tượng này,

P.A.Ruđích lý giải " Bất kỳ sự ghi nhớ hay học thuộc nào cũng đòi hỏi phải thiết lập các mối quan hệ thần kinh tương ứng hay còn gọi là liên tưởng." [51, tr..293] Như vậy hiện tượng liên tưởng có mối quan hệ với hiện tương trí nhớ. "Liên tưởng chỉ mối liên hệ giữa các yếu tố tâm lí, nhờ đó sự xuất hiện của một yếu tố này trong những điều kiện nhất định gây nên một yếu tố khác liên quan với nó" [23, tr. 25]. Liên tưởng là sự tái hiện hiện thực nhờ liên hệ giữa hiện thực đang có với hiện thực đã từng có, đã qua, có nghĩa là từ việc này, hình ảnh này đang diễn ra trong quá trình tâm lí thì nghĩ đến việc khác, hình ảnh khác có thể cùng loại, cũng có thể khác loại, nhưng cùng nằm trong một trường liên tưởng.

- Các kiểu liên tưởng

Tâm lý học phân biệt ba loại liên tưởng

Liên tưởng gần nhau. Đây là loại liên tưởng diễn ra theo cơ chế tác động hệ quả, thể hiện mối liên hệ lôgíc thứ tự hô ứng do ký ức gợi ra. Chẳng hạn khi đọc thuộc lòng một bài thơ, xong câu này dường như cũng là lúc câu tiếp theo xuất hiện.Có trường hợp do khả năng liên tưởng kém, việc đọc bị chậm lại hoặc bị gián đoạn

Liên tưởng giống nhau( liên tưởng tương đồng) là loại liên tưởng dựa vào các mối liên hệ thần kinh do hai đối tượng giống nhau gây nên. Chúng xảy ra trong trường hợp sự tri giác về một vật thể nào đó sẽ gây nên trong trí nhớ sự nhớ lại một vật thể tương tự ngay cả lúc nó không được tri giác đồng thời hay bên cạnh vật thứ nhất. Hiện tượng liên tưởng này có ý nghĩa tích cực vì nó tạo cho chủ thể có cơ sở so sánh, đồng thời làm cho việc ghi nhớ có chủ đích đạt hiệu quả tốt hơn.

Liên tưởng tương phản : Đây là loại liên tưởng có hình thức gần với liên tưởng giống nhau nhưng ở đây sự tri giác một vật thể nào đó lại gây nên trong trí nhớ hồi ức về một vật thể khác có những dấu hiệu ( đặc điểm, tính chất) hoàn toàn ngược lại. So với liên tưởng giống nhau đã kể trên, loại liên

tưởng này giúp cho con người có khả năng tư duy so sánh rõ hơn. [23, tr.25-26]

* Liên tưởng trong dạy học tác phẩm văn chương

Tâm lý học sáng tạo nghệ thuật cho rằng: Ý niệm con người gợi lên từ một cảnh vật, một hành động, một tình cảm, một ý nghĩ không phải đơn độc mà thường gợi lên cả một hệ thống tiềm tàng. Từ đấy người ta có thể đối lập giữa các yếu tố khác nhau trong từng hệ thống. Trong dạy học tác phẩm văn chương cần chú ý tới liên tưởng trong sáng tác văn học. Liên tưởng trong sáng tác văn học có thể phân loại theo hình thức biểu hiện bao gồm

- Liên tưởng ký ức - Liên tưởng gần giống - Liên tưởng giống nhau - Liên tưởng tương phản - Liên tưởng nhân quả

- Liên tưởng bên trong tất yếu

- Liên tưởng bên ngoài không bắt buộc - Liên tưởng trực tiếp

- Liên tưởng gián tiếp...[ 23, tr. 37-38]

" Liên tưởng là đầu mối của những rung động thẩm mỹ... Liên tưởng không những là cần thiết để lĩnh hội được bề trong của hìng tượng, mà còn giúp mở rộng và đào sâu sự sống chứa đựng trong đó."[23, tr. 90].

Khi dạy học tác phẩm văn chương, giáo viên cần chú ý tới một số hình thức liên tưởng quen thuộc, có tính phổ biến và dễ nhận diện:

- Liên tưởng gần giống thể hiện mối quan hệ tất yếu, tiềm tàng giữa tín hiệu vật chất hiện tại và kinh nghiệm, dựa trên những nét gần nhau về bộ phận. Hình thức liên tưởng này trong dạy học tác phẩm văn chương khi giáo viên cho học sinh phát hiện các hoán dụ nghệ thuật. Một số ví dụ:

"Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biét nói gì hôm nay"

( Việt Bắc- Tố Hữu) "Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người" ( Ca dao)

"Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa sắc đỏ tương lai"

( Người đi tìm hình của nước- Chế lan Viên) - Liên tưởng giống nhau thể hiện mối quan hệ bản chất, tương đồng giữa vật liên tưởng và vật được liên tưởng. Hình thức liên tưởng này trong dạy học tác phẩm văn chương khi giáo viên cho học sinh phát hiện các ẩn dụ nghệ thuật.Ví dụ

" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

( Viếng Lăng Bác- Viễn Phương)

" Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền" (Ca dao )

"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng"

( Đây mùa thu tới- Xuân Diệu) Liên tưởng đối lập thể hiện mối quan hệ hiện thực và mặt khác biệt của nó trong cùng một hệ thống tồn tại như ngày và đêm, ánh sáng và bóng tối, sống và chết, thật và giả.

Ví dụ:

"Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông"

( Truyện Kiều- Nguyễn Du) " Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông Thịt da em hay là sắt là đồng?"

( Người con gái Việt Nam- Tố Hữu)

" Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

( Tây Tiến- Quang Dũng)

Liên tưởng hồi ức là liên tưởng xuất hiện do sức gợi của các yếu tố sự vật trong hiện thực về phía kỉ niệm. Ví dụ

"Xanh đã ngủ ở dưới trời yên tĩnh Đỏ còn ngân trong tiếng nói dịu dàng

Ta mơ màng thấy gió đang sóng sánh

Trống sân trường văng vẳng đánh mười năm" ( Phượng mười năm- Xuân Diệu)

Liên tưởng theo quan hệ không gian là liên tưởng được mở ra đa chiều do sức gợi của các yếu tố hiện thực có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví dụ:

"Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề"

( Ca dao)

Nhìn chung, liên tưởng tạo cho nhà văn khả năng nối kết những hình ảnh vốn rời rạc xa nhau trở thành một thành phẩm của chất liệu mới, lớp nghĩa mới, tạo ra những tính chất linh hoạt và năng động, đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật. Nhiệm vụ của giáo viên là hướng đẫn học sinh phát hiện ra các hình thức liên tưởng đó và phân tích ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật dưới những hình thức liên tưởng được nhà văn sử dụng.

1.2.1.2. Tưởng tượng

* Khái niệm tưởng tượng và các kiểu tưởng tượng. - Khái niệm tưởng tượng.

" Con người không biết tưởng tượng vẫn có thể thu thập được sự kiện. Nhưng nếu không có tưởng tượng sẽ không thể có những phát minh vĩ đại, loài người sẽ không phát triển cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần." ( Ti-mi-ria- zep). Tưởng tượng là con người dựng lên trong óc mình những hình ảnh con người, sự vật, sự kiện mới chưa từng được tri giác hoặc chưa có trong hiện thực." Tưởng tượng là sự hoạt động của nhận thức mà trong quá trình nhận thức ấy con người tạo ra những biểu tượng, tình huống trong ý nghĩ, tư tưởng, đồng thời dựa vào những hình tượng còn giữ lại trong kí ức từ

kinh nghiệm cảm giác trước kia và có đổi mới, biến đổi các thứ ấy." [ 52, tr.197]. Hoặc có thể nói: " Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản

ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã biết [ 19, tr. 167]

- Các kiểu tưởng tượng

Các nhà tâm lý học chia tưởng tượng làm hai loại:

Tưởng tượng tiêu cực: Về bản chất, tưởng tượng là một hoạt động sáng tạo của cá nhân hướng vào sự cải tổ thế giới xung quanh, song ở một số hoàn cảnh nhất định, những hình ảnh do tưởng tượng mà có được sẽ có thể xuất hiện như là một vật thay thế cho hoạt động, dẫn con người vào địa hạt của những biểu tượng hoang đường. Trong đó tưởng tượng tiêu cực xảy ra một cách có chủ định được gọi là mơ mộng.Tưởng tượng tiêu cực nảy sinh không chủ định là ảo giác, hoang tưởng.

Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cấu bức xúc, kích thích tính tích cực và tính thực tế của con người, nó biểu hiện ở hai cấp độ:

Cấp độ thứ nhất, tưởng tượng tái tạo là quá trình tưởng tượng tạo ra những hình ảnh chỉ là mới đối với cá nhân người tưởng tượng và dựa trên cơ sở miêu tả hoặc gợi ý của người khác. Nó được thực hiện bởi thao tác "hình dung lại" để xác định đối tượng nhận thức. Đó cũng là nhiệm vụ đầu tiên của học sinh khi tiếp xúc với các môn học trong nhà trường.

Cấp độ thứ hai, tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình ảnh mới một cách độc lập. Những hình ảnh được xây dựng được coi là mới với cả bản thân người tưởng tượng và mới với cả xã hội. đồng thời, chúng được hoặc (có khả năng) hiện thực hoá trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị, mang dấu ấn riêng của từng cá nhân [19, tr. 173-174]

* Tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương

" Tưởng tượng như chiếc cầu nối người đọc với người viết. Tưởng tượng nâng tâm hồn, suy nghĩ người đọc đến gần với người viết".[ 38, tr. 92]

" Quá trình dạy tác phẩm( văn học) chỉ có thể thực hiện một cách có hiệu lực thật sự khi nào nội dung tác phẩm được tái hiện trong trí tưởng tượng và trở thành một sự kiện trong tâm hồn các em. Bởi vì một khi các em chưa tái hiện dược hình tượng trong tâm trí mình thì tác phẩm vẫn là một hiện tượng xa lạ bên ngoài các em, các em chưa được tiếp xúc với nó, do đó khó mà hiểu được lời phân tích dẫn dắt của giáo viên". [ 23, tr. 10- 11]

Như vậy khi dạy học tác phẩm văn chương giáo viên cần chú ý tới khả năng tưởng tượng của học sinh. Và trong dạy học tác phẩm văn chương giáo viên cần nắm được cơ chế tưởng tượng. Theo TS Nguyễn Trọng Hoàn cơ chế tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương diễn ra như sau:

Tưởng tượng sáng tạo: Trên cơ sở của liên tưởng hoặc những gợi ý từ sự tác động của tình huống, học sinh có thể mở rộng vùng chú ý trong trí nhớ, mở rộng hình dung và bổ sung những nét mới để đưa vào dòng suy tưởng; chọn lọc, sáng tạo biểu tượng mới.

Tưởng tượng có phê phán: Liên tưởng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo chủ yếu là hình dung trong tâm tưởng nhưng mới ở cấp độ cảm tính. Những dữ kiện hỗn độn của trí nhớ huy động vừa được đưa vào dòng của liên tưởng và qua sự bổ sung ban đầu làm cho thế giới nghệ thuật được hiện lên qua biểu tượng; đến tưởng tượng có phê phán- tức đã chuyển sang cấp độ lí tính, nó mới tự giác thực hiện các chức năng thuộc tính qua các khâu trung gian:

Tưởng tượng tổng hợp: Bức tranh tưởng tượng được bổ sung phong phú các dữ kiện, đường nét theo một ý tưởng và mục đích có trước

Tưởng tượng phân tích: Từ bức tranh trọn vẹn, đầy đủ, qua kĩ năng phân tích- các dữ kiện và nét nghĩa được phân loại, phân hoá vào bề sâu và bề rộng, làm cho vấn đề tưởng tượng trở nên rõ nét, tập trung nổi bật theo chủ định

Tưởng tượng so sánh khái quát: Vấn đề tưởng tượng đã được lựa chọn và nó tồn tại độc lập trong mớ hỗn độn của bức tranh hình dung- qua so sánh

khái quát sẽ trọn vẹn, lung linh, sống động hơn và trở nên ấn tượng sâu sắc [ 23, tr. 122]

1.2.1.3. Mối quan hệ giữa liên tưởng, tưởng tượng, tư duy.

Trong tâm lý học, liên tưởng có được nhờ cảm xúc và trí nhớ, còn tưởng tượng là kết quả của các quá trình cảm giác, tri giác- đặc biệt là quá trình hình thành biểu tượng- trong đó có giai đoạn huy động trí nhớ và liên tưởng. Nếu dựa vào khái niệm tưởng tượng của A. Ruđích ta thấy liên tưởng vừa là một hiện tượng tâm lý độc lập, đồng thời cũng có thể xem nó là một giai đoạn một "thao tác" trong quá trình tưởng tượng. Còn TS Nguyễn Trọng Hoàn cho rằng " Tưởng tượng huy động những liên tưởng kết hợp với khả năng sáng tạo để xây dựng những biểu tượng mới...Liên tưởng, tưởng tượng nhằm kết nối hay chế tác những biểu tượng đơn lẻ của cuộc sống thành hình tượng kết tinh trong ngôn ngữ" "Vì lẽ đó liên tưởng trở thành một điều kiện vận hành của tưởng tượng, nhờ có liên tưởng, những hình ảnh mà tưởng tượng tạo ra được hoàn thiện và phong phú và ngược lại nếu khả năng liên tưởng kém- những hình ảnh làm tưởng tượng tạo ra sẽ hạn chế và phiến diện."[ 23, tr. 30]. Mặt khác khi đã xác định vấn đề và có nhu cầu biểu đặt vấn đề, trong tư duy sẽ huy động các tri thức, kinh nghiệm :" Có liên quan đến vấn đề đã được xác định được, nghĩa là làm xuất hiện ở trong đầu những tri thức nào, làm sống lại những liên tưởng nào, khai thác chúng theo hướng

nào- điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào nhiệm vụ đã được xác định."

[ 19, tr.159-160]. Cho nên không phải tất cả các liên tưởng đều được huy động, mà nó được sàng lọc lựa chọn sao cho phù hợp nhất với nhiệm vụ đề ra. Về mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng, theo tâm lý học: " Khi con người đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề- nguồn khởi đầu của hoạt động- thì sẽ có hai hệ thống phản ánh đi trước của ý thức đối với kết quả của hoạt động đó: hệ thống được tổ chức chặt chẽ của các hình ảnh và hệ thống được tổ chức chặt chẽ của các khái niệm. Khả năng lựa chọn và kết hợp các hình

ảnh là cơ sở của tưởng tượng, khả năng kết hợp các khái niệm theo một cách mới là cơ sở của tư duy." [19, tr. 170].Trong trường hợp như vậy, có điều đáng chú ý là: " Hoạt động này thường diễn ra cùng một lúc ở cả hai tầng bởi vì hai hệ thống hình ảnh và khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau."

Từ khóa » Hình ảnh Liên Tưởng Tương Tự