Liệt Sỹ Nguyễn Thị Thuận Qua Lời Kể Của Em Trai
Có thể bạn quan tâm
Tin nóng:
-
Chuyển đổi số: Chuyển đổi số gắn với đổi mới sáng tạo - “chìa khóa” thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững
-
Chính trị: Tạo tiền đề vững chắc để tăng tốc phát triển
-
Công nghiệp: Hoạt động sản xuất công nghiệp tại các KCN: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế
-
Cải cách hành chính: Đổi mới lề lối làm việc hướng tới người dân, doanh nghiệp
-
Quốc phòng: Tự hào là gia đình có ba thế hệ phục vụ trong quân đội
-
INFOGRAPHIC: Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam năm 2024
-
Đời sống: Những ngày giáp Tết
-
Xã hội: 10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025
Liệt sỹ Nguyễn Thị Thuận (một trong 10 nữ liệt sỹ dân quân Lam Hạ) hy sinh năm 1966 trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu đánh trả máy bay Mỹ bắn phá miền Bắc tại trận địa pháo phòng không thôn Đường Ấm (trước kia thuộc xã Tiên Hòa, huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà, nay thuộc phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, Hà Nam).
Trong ngôi nhà rộng rãi, khang trang nằm bình yên bên dòng sông Châu trong mát, ông Nguyễn Văn Phước, 55 tuổi, em trai của Liệt sỹ Nguyễn Thị Thuận xúc động nhớ lại chuyện xưa: Gia đình tôi có sáu anh chị em, bốn trai, hai gái, theo thứ tự chị Thuận là thứ hai, chị sinh năm 1948. Ngày chị Thuận hy sinh, tôi còn nhỏ lắm, mới hơn 3 tuổi, vì vậy, không nhớ được nhiều. Nhưng tôi nhớ rõ chi tiết, nhà tôi ngày ấy mái gianh, vách đất, cột bằng tre. Buổi sáng trước khi đi làm, người dân quê tôi thường chỉ ăn ngô rang hoặc ngô luộc (vì đất màu chủ yếu trồng ngô). Sáng ngày 9/10/1966 (tức ngày 25/8 âm lịch), lúc đó chị Thuận đang rang ngô trong bếp, tôi thơ thẩn chơi trước cửa nhà. Đột nhiên tiếng còi báo động vang lên, không biết lúc đó chị Thuận đã kịp ăn chưa, nhưng chị Thuận kịp đùm một ít ngô đã rang chín vào chiếc khăn của chị, cuộn tròn như quả cam đưa cho tôi rồi vội vã khoác súng chạy ra trận địa. Đây là hình ảnh đậm sâu nhất về người chị thân yêu mà tôi nhớ đến tận bây giờ và suốt đời cũng không thể quên được.
Những năm qua chú Nguyễn Văn Phước gìn giữ bức ảnh chân dung và bằng tổ quốc ghi công người chị gái thân yêu cẩn thận.
Sau khi chị hy sinh, chiếc khăn cùng quyển sổ của chị (trong đó chị chép những bài hát ca ngợi cách mạng, ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi tấm gương Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi…) u tôi giao cho tôi giữ. Năm 1982, tôi lên đường nhập ngũ, chiếc khăn và quyển sổ là kỷ vật chung của cả gia đình nên tôi để ở nhà. Thời gian đó, nhà tôi đã xây tường gạch, mái ngói, nhưng chưa có tủ, việc cất giữ, lưu trữ lại không cẩn thận nên ngày tôi trở về chiếc khăn và quyển sổ, những kỷ vật quý giá còn lại của chị tôi không còn.
Sau ngày chị Thuận hy sinh, thường vào những hôm mưa phùn gió bấc, khi mọi người quây quần trong ổ rơm, u tôi thường kể lại cho chúng tôi nghe về thời khắc chị Thuận hy sinh.Theo lời u kể: Nghe tiếng còi báo động, chị Thuận nhanh chóng chạy ra trận địa. Chị đi được một lúc thì nghe có tiếng người hô hoán rất to: Bom đánh trúng trận địa rồi. Nghe vậy, u tôi vội vã chạy thẳng ra trận địa. Khi tới trận địa, cảnh tượng lúc ấy rất tàn khốc và đau thương, người hy sinh, người bị thương nhiều. U tôi thấy các anh bộ đội và lực lượng dân quân còn sống đang nhanh chóng thu gom những người đã hy sinh, đồng thời đưa những người bị thương về bệnh viện. Hôm đó làng tôi hy sinh 3 nữ dân quân (gồm chị Thuận, chị Nguyễn Thị Oánh, chị Trần Thị Thẹp) và hai nam giới. Tới trận địa, mặc dù các anh bộ đội đã ngăn u tôi lại nhưng u tôi vẫn chạy vào trong để tìm, nhưng tìm mãi vẫn không thấy chị tôi. Lúc ấy, các anh bộ đội đang vận chuyển thương binh có nói: Một số người bị thương đã được đưa tới bệnh viện, bác ra đấy tìm xem. Nghe nói vậy, u tôi vội vã trở về nhà, lấy thuyền đi qua dòng Châu Giang tới bệnh viện tìm chị tôi (ngày ấy Bệnh viện II Hà Nam sơ tán tại thôn Triệu Xá, xã Liêm Tuyền). Đến viện, u tôi thấy chị tôi trong tình trạng bị thương nặng (chị bị hai vết thương vào đầu, chân trái gần đứt lìa) nhưng chị hoàn toàn tỉnh táo, nói chuyện được với u tôi bình thường. Thấy u tôi khóc, dù rất đau đớn nhưng chị vẫn động viên u: U yên trí, con không chết được đâu. Điều trị khỏi bệnh trở về chắc con bị mất một chân, con sẽ xin thầy làm nhân viên bán hàng (ngày trước ở làng tôi có một cửa hàng mua bán do HTX quản lý. Thầy tôi lúc đó làm Chủ nhiệm HTX mua bán Tiên Hòa. Ý chị tôi là nếu chị bị tàn phế thì vẫn có thể làm nhân viên bán hàng, vẫn là người hữu ích). Khoảng 3 giờ chiều, chị tôi được đưa vào phòng mổ. Vào phòng mổ khoảng chừng 15 phút, u tôi nghe thấy tiếng kêu của chị tôi vọng ra, nhưng giọng đã lạc đi (bởi cửa phòng mổ bằng cửa liếp nên ngồi ngoài cũng nghe được). Linh cảm của người mẹ biết con không qua khỏi, u tôi òa khóc. Chị tôi mất tầm khoảng hơn 3 giờ. Bác sĩ nói lại, chị tôi mất trong lúc cắt đùi.
Thời gian ngắn ngủi chị tôi nằm ở bệnh viện thầy tôi do bận công việc không ra được. Anh cả đi thoát ly. Chị gái dưới chị Thuận (năm đó cũng 16 tuổi) thay bố mẹ ở nhà lo việc gia đình và chăm sóc các em. Chỉ một mình u tôi ở bên chăm sóc chị. Hơn 5 chiều ngày mùng 9 tháng 10 chị tôi được chở về nhà để lo việc an táng.
Đền thờ 10 liệt sỹ nữ dân quân Lam Hạ trong đó có liệt sỹ Nguyễn Thị Thuận.
Cũng theo lời u tôi kể: Chị Thuận tham gia dân quân từ năm 16 tuổi, chị hy sinh khi chưa tròn 18 tuổi, hồ sơ kết nạp Đảng cho chị chi bộ đã hoàn thành, chờ hơn tháng nữa, khi chị tròn 18 thì kết nạp. U tôi nói: Ngày ấy chị tôi đẹp lắm, vừa đảm việc nhà, vừa thạo việc đồng áng. Ngoài tham gia phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu chị còn tích cực tham gia phong trào văn nghệ của địa phương. Xinh gái, có nhiều người để ý nhưng chị chưa dành tình riêng cho ai. Cả tuổi thanh xuân chị hiến dâng cho đất nước.
Thầy u tôi đều mất năm 2003 - chú Phước chia sẻ. Trước khi qua đời, thầy u tôi lo thế hệ tiếp nối ngày càng xa ra, sợ con cháu sau này xao nhãng việc thờ cúng, vì vậy dặn lại: Ngày giỗ bác là ngày 9/10 dương lịch, theo đúng ngày ghi của Nhà nước. Ngoài ngày 9/10, ngày 27/7 và ngày Tết… mọi người trong gia đình tôi thường ra nghĩa trang, ra đền thờ 10 nữ liệt sỹ dân quân Lam Hạ thắp hương tưởng nhớ chị, tưởng nhớ công ơn các Anh hùng liệt sỹ đã không tiếc máu xương để bảo vệ quê hương, đất nước.
Gia đình chúng tôi luôn tự hào đã có một người con ưu tú dũng cảm, hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc. Noi gương thế hệ trước, thế hệ tiếp nối trong gia đình luôn nhắc nhau phải sống sao cho xứng với truyền thống gia đình, truyền thống quê hương trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hôm nay.
Phạm Hiền
Phạm Hiền
Bình luận bài viết
Gửi bình luậnBình luận
Tin bài khác Ký ức hào hùng của những cựu thanh niên xung phong Trên quê hương nhà cách mạng tiền bối Trần Tử Bình Những lớp học đặc biệt trong ký ức của một cựu chiến binh-
Tự hào vùng đất Duy Tiên
-
Đình Quan Phố và những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo
-
Âm vang tiếng trống cách mạng Bồ Đề
-
Làng văn hóa Vạn Thọ xưa và nay
-
Dấu ấn mùa Thu lịch sử
-
Tết Độc lập năm 1969 trong ký ức người lính
-
Nữ quân nhân tiêu biểu
-
Danh sỹ đất Châu Cầu
Truyền hình Internet
Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 23 đến 27 tháng 12
- Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 16 - 20/12
- Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12
- Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 2 - 6/12
- Ghi nhận từ cuộc thi KHKT 2024
- Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 25 đến 29 tháng 11
- Nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường
- Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 18-23/11
Tin mới
-
Hội Chữ thập đỏ Thanh Liêm nỗ lực chung tay vì người nghèo
-
PGS, TS, họa sỹ Trần Huy Oánh: Ký họa chiến tranh - sử liệu chân thực bằng tranh
-
Nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn thực phẩm
-
Nâng cao nguồn thu ngân sách nhà nước
-
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc
-
Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
-
Chuyển đổi số gắn với đổi mới sáng tạo - “chìa khóa” thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững
-
Hoạt động sản xuất công nghiệp tại các KCN: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế
Đọc nhiều
-
Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Nam giai đoạn 2023 - 2025
-
Triển khai chương trình công tác Công an năm 2025
-
Bình Lục công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Nam giai đoạn 2023 - 2025
-
Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
-
Quan tâm sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sáp nhập xã
-
Công đoàn huyện Lý Nhân - Điểm tựa của người lao động
- Đặt làm trang chủ
- Thông tin tòa soạn
- Liên hệ quảng cáo
- Đường dây nóng 0982 711 566
- Sơ đồ website
- Về đầu trang
Từ khóa » Nguyễn Thị Thuận Là Ai
-
Nguyễn Thị Thuận | THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-
Cảnh Sát Ngượng Ngùng Vì Lời Nói Ngọt Của Can Phạm - Zing
-
Vụ Thiêu Sống Cả Gia đình Anh Chồng: Báo ứng Tội đồ
-
Ác Phụ Thiêu Chết Cả Nhà Anh Chồng - Báo Giáo Dục & Thời Đại
-
PGS.TS. Nguyễn Thị Thuận - Quyền Hiệu Trưởng Nhà Trường Tiếp ...
-
Cô Giáo Thiêu Sống Cả Nhà Anh Chồng, "đẩy" Nốt Con Trai 10 Tuổi Ra ...
-
Vụ Cô Giáo Thiêu Sống Cả Nhà Anh Chồng: Chuyện Ngoài Hồ Sơ
-
Vụ Cô Giáo Thuận: Điều Chưa Tiết Lộ - Webtretho
-
Lễ Bảo Vệ Luận án Tiến Sĩ Cấp Trường Của Nghiên Cứu Sinh Nguyễn ...
-
Nguyễn Thị Thuận - Bộ Công An
-
Tìm Hướng đi Mới Cho Dệt Lụa Tằm Tơ Phát Triển - Sản Vật địa Phương
-
GS.TSKH Ngô Thị Thuận - Bản Tin Đại Học Quốc Gia Hà Nội
-
Vũ Thị Thuận - Thành Viên HĐQT CNC