Liệu Cổ Phiếu FPT Có Chinh Phục đỉnh Mới Trong Năm 2022?

Liệu cổ phiếu FPT có chinh phục đỉnh mới trong năm 2022? NGUYỄN LONG 22/02/2022 11:11

CTCP FPT (HOSE: FPT) tiếp tục đặt kế hoạch tăng trưởng tham vọng trong năm 2022 trong đó có mảng công nghệ trong nước và mở rộng ra các thị trường nước ngoài.

FPT đồng hành cùng UBND thành phố Đà Nẵng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

Tập đoàn FPT ghi nhận tăng trưởng tích cực trong các mảng chính công nghệ, giáo dục, viễn thông...

Tập đoàn FPT ghi nhận tăng trưởng tích cực trong các mảng công nghệ, giáo dục, viễn thông...

Lợi nhuận tăng trưởng tích cực

Theo phân tích của chuyên gia CTCK KB Việt Nam (KBSV) quý 4/2021, FPT duy trì tăng trưởng tích cực với doanh thu đạt 10.704 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế (LNST) quý 4/2021 đạt 1.560 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm 2021, doanh thu đạt 35.657 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; LNST đạt 5.345 tỷ đồng, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận của công ty chủ yếu đến từ lợi nhuận của phần mềm xuất khẩu và viễn thông. Dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài đem về doanh thu 14.541 tỷ đồng, tăng 21,2%, LNTT 2.423 tỷ đồng tăng 23%, chiếm tỷ trọng 38% LNTT của Tập đoàn. Dịch vụ viễn thông đem về doanh thu 12.079 tỷ đồng tăng 11,2%, LNTT 2.119 tỷ đồng tăng 16,5% chiếm tỷ trọng 33%.

FPT tiếp tục đặt kế hoạch tăng trưởng tham vọng trong năm 2022 với tăng trưởng của của các thị trường Bắc Á, Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á lần lượt đạt khoảng 20%, 33%, 25% và 25%. Đối với thị trường Nhật Bản, ban lãnh đạo đặt mục tiêu tăng trưởng 2 chữ số trở lại với các thay đổi bộ máy tổ chức, mở rộng văn phòng và tuyển dụng mới các tư vấn kinh doanh tại thị trường này. Ngoài ra, FPT đang triển khai tiếp cận khu vực Trung Đông với kì vọng đóng góp quan trọng trong dài hạn.

Thị trường Mỹ, EU và thị trường APAC tăng trưởng ấn tượng trong quý 4/2021, lần lượt đạt 59%, 25%, 40% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó thị trường Nhật Bản với tỷ trọng đóng góp lớn nhất tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng tại thị trường Nhật Bản tính theo khối lượng công việc vẫn tăng khoảng 10% và có tăng giá hợp đồng tuy nhiên đồng Yên mất giá là nguyên nhân chính dẫn tới mức tăng trưởng thấp.

Tập trung phát triển công nghệ Madeby-FPT

Đối với mảng công nghệ thông tin trong nước, FPT kì vọng tăng trưởng CAGR 3 năm không thấp hơn 30%, trong đó năm 2022 LNTT kì vọng tăng trưởng 50% với động lực từ chuyển đổi số. FPT sẽ tập trung phát triển các sản phẩm Madeby-FPT, ứng dụng AI mạnh mẽ hướng tới tệp khách hàng doanh nghiệp tài chính ngân hàng, sản xuất, bất động sản và khối hành chính công với mục tiêu sau 3 năm hoàn thiện bộ giải pháp cho doanh nghiệp với 80% của FPT và 20% của nước ngoài.

Trong năm 2021, FPT đã kí thỏa thuận hợp tác khung với 19 tỉnh trong 40 tỉnh được tiếp cận để thực hiện chuyển đổi số cùng với các hợp đồng lớn với các doanh nghiệp uy tín như Đất Xanh, Thaco, Stavian. Câu chuyện trái chiều đối với mảng Băng thông rộng (broadband) và mảng Pay TV.

Đối với mảng broadband, FPT kì vọng chỉ tăng trưởng thuê bao khoảng 15% do độ phủ internet/hộ gia đình ở Việt Nam đã ở mức cao là 60%. Bên cạnh đó biên lợi nhuận mảng này cũng sẽ thấp dần do các thuê bao mới áp dụng giá cước thấp ở các tỉnh. Trong khi đó, mảng PayTV kì vọng tăng trưởng trên 20% trong các năm tới dựa trên nhu cầu truyền hình số tăng cao tại các hộ gia đình, đặc biệt từ các gia đình trẻ.

FPT đặt kế hoạch LNTT của mảng giáo dục-khác tăng khoảng 30% dựa trên: thứ nhất, nhu cầu đào tạo công nghệ thông tin tăng mạnh. Năm 2021, chỉ tiêu tuyển sinh mới của FPT tăng mạnh trên 50%, riêng khối Đại học tăng 70%; thứ hai FPT đẩy mạnh mở rộng hệ thống giáo dục. Trong năm 2021, FPT đã kí ghi nhớ với 20 tỉnh để mở trường cấp 1-2-3 tại địa phương.

Cội nguồn văn hoá kinh doanh

Kỳ vọng tăng trưởng năm 2022

Theo phân tích của chuyên gia CTCK KB Việt Nam (KBSV) ước tính doanh thu 2022 đạt 42.970 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 5% so với dự phóng cũ dựa trên các yếu tố:

Thứ nhất, doanh thu khối công nghệ tăng trưởng 26% So với cùng kỳ năm trước , đạt 26.124 tỷ đồng với kì vọng tăng trưởng cao hơn dự phóng cũ của mảng công nghệ thông tin trong nước.

Thứ hai, doanh thu khối viễn thông ước tính đạt 14.052 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ Viễn thông tăng 11% So với cùng kỳ năm trước với động lực từ mảng PayTV.

Thứ ba, chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu dự phóng đạt 12,7%, giảm 13 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước phản ánh hiệu quả chuyển đổi số và nỗ lực tinh giảm chi phí từ phía doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế dự phóng 2022 đạt 6.399 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. LNST của công ty mẹ dự kiến đạt 5.187 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, EPS dự kiến đạt 5.716 đồng/cổ phiếu.

Biến động cổ phiếu FPT trong 1 năm qua.

Biến động cổ phiếu FPT trong 1 năm qua.

KBSV cho biết họ sử dụng 2 phương pháp định giá là chiết khấu dòng tiền chủ sở hữu (FCFE) và so sánh tương quan chỉ số P/E các doanh nghiệp cùng ngành có cùng quy mô vốn tại các thị trường đang phát triển của châu Á đối với 2 mảng công nghệ và viễn Thông. Đối với mảng giáo dục do đóng góp chưa đáng kể vào lợi nhuận dự kiến và chưa có tách biệt giữa mảng giáo dục và đầu tư, KBSV giả định mức P/E hiện tại là hợp lý. Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 để ra được giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu FPT là 122.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 33,2% so với giá ngày 11/02/2022.

Hiện cổ phiếu FPT đang giao dịch ở mức 92.000 đồng/cổ phiếu, giảm nhẹ từ vùng đỉnh đạt được hồi tháng 10/2021, khi đó cổ phiếu FPT giao dịch ở mức 99.000 đồng/cổ phiếu.

Có thể bạn quan tâm

  • FPT đồng hành cùng UBND thành phố Đà Nẵng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

    08:00, 29/12/2021

  • FPT IS sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hoá đơn điện tử mới

    09:00, 21/12/2021

  • Chuyện FPT: Từ công ty tiên phong khởi nghiệp, đến đại gia 4 tỷ USD vẫn không ngừng startup

    03:23, 11/11/2021

Từ khóa » Fpt Rớt Giá