Liệu Nhân Dân Tệ Có Thể Cạnh Tranh Với USD Trong Hệ Thống Tài Chính ...

08:40 (GMT+7) Thứ Ba, ngày 26/11/2024 Tìm kiếm ISSN 2815 - 6056 Logo Tạp chí Ngân hàng Logo Tạp chí Ngân hàng Menu Tìm kiếm Trang chủ Quốc tế Liệu Nhân dân tệ có thể cạnh tranh với USD trong hệ thống tài chính toàn cầu? 04/05/2022 09:24 6.237 lượt xem Cỡ chữ Các công ty phương Tây đang rời khỏi Nga, đồng nghĩa với việc thương mại với Trung Quốc sẽ mở rộng. Một số ngân hàng Nga đã đề nghị khách hàng mở tài khoản bằng tiền Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Liệu Nhân dân tệ (CNY) có thể cạnh tranh với USD trong hệ thống tài chính toàn cầu? Một CNY - một con đường Trở lại năm 2019, Moscow và Bắc Kinh quyết định từ bỏ các khoản thanh toán bằng đồng USD. Nhưng vào thời điểm đó, các ngân hàng Trung Quốc đã không loại bỏ đồng tiền của Mỹ. Tuy nhiên, hai nước đã thực hiện những bước đầu tiên hướng tới việc liên kết các hệ thống thanh toán điện tử. Cạnh tranh giữa CNY và USD Hiện nay, chủ đề chuyển đổi thương mại với Nga sang đồng Ruble - hoặc CNY lại được Trung Quốc đưa ra. Các tổ chức tín dụng ở Nga và Belarus cũng đang nghĩ đến việc chuyển đổi đơn vị tiền tệ thanh toán từ các đồng tiền phương Tây sang các đồng tiền khác. Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB), ngân hàng Nga duy nhất có giấy phép hoạt động tại Trung Quốc, cùng với Alfa-Bank, đang cho phép người Nga mở tài khoản và gửi tiền bằng đồng CNY. Doanh số giao dịch trong tháng 3/2022 của VTB bằng tiền Trung Quốc lên tới 960 triệu Ruble, cao gấp 21 lần so với tháng 2/2022. Ngân hàng Trung ương Nga nhắc lại rằng, trong những năm gần đây, đã tăng tỷ trọng vàng và đồng CNY của Trung Quốc lên gần một nửa dự trữ ngoại hối. Sở giao dịch chứng khoán và tiền tệ Belarus đã thông báo bắt đầu giao dịch với đồng CNY. Đồng tiền dự trữ lớn thứ 5 thế giới Trung Quốc đã công bố tham vọng thúc đẩy quốc tế hóa đồng CNY từ 10 năm trước và bước đầu, đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích Trung Quốc, ngay cả các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng như các hậu quả khác của chiến dịch đặc biệt ở Ukraine sẽ không dẫn đến sự thay đổi trật tự thế giới trên thị trường ngoại hối toàn cầu. Thành công thực sự sẽ đến với đồng CNY chỉ trong trường hợp cải cách cơ bản cấu trúc tài chính của Trung Quốc, tờ South China Morning Post viết. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, các sự kiện ở Ukraine có thể "thay đổi quỹ đạo tài chính" của Trung Quốc. Trước đó, theo Fed, Bắc Kinh đang hướng tới sự cô lập khỏi hệ thống tiền tệ toàn cầu, và bây giờ, họ có thể tận dụng tình hình và đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa đồng CNY. Theo IMF, các ngân hàng trung ương trên thế giới nắm giữ số CNY tương đương 319 tỷ USD. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, con số này không quá nhiều: khoảng 2,5% tổng dự trữ. Để so sánh, USD chiếm 60% dự trữ ngoại hối chính thức được công bố trên toàn cầu vào năm 2021; tỷ trọng này đã giảm từ 71% vào năm 2000, nhưng vẫn vượt xa tất cả các đồng tiền khác bao gồm đồng Euro (21%), Yên Nhật (6%), Bảng Anh (5%) và đồng CNY của Trung Quốc (2,5%) (Hình 1). Hình 1: Tỷ trọng các đồng tiền trong dự trữ ngoại hối chính thức toàn cầu Nguồn: IMF COFER Như vậy, CNY là đồng tiền dự trữ lớn thứ 5 thế giới. Tỷ trọng của nó đã tăng đáng kể kể từ năm 2016, khi đồng CNY nhận được sự chấp thuận của IMF đưa vào rổ tiền tệ (còn được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt - SDR). Đừng quên về dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Trung Quốc "Một vành đai - Một con đường". Song song với điều này, khối lượng đồng USD như một loại tiền tệ dự trữ đang giảm xuống. Đồng thời, đồng CNY đã đạt vị trí thứ tư trên thị trường thanh toán quốc tế so với vị trí thứ 35 vào năm 2010: đứng đầu là đồng USD (40,51%); thứ hai: Euro (36,65%); thứ ba: Bảng Anh (5,89%); thứ tư: CNY (2,7%) và thứ năm: Yên Nhật (2,57%) (Hình 2). Hình 2: Tỷ trọng các đồng tiền trong thanh toán quốc tế Nguồn: https://www.statista.com/statistics/1189498/share-of-global-payments-by-currency/ Ông Vladislav Petlenko, Giám đốc đầu tư tại Sigma Global Management cho biết, hiện nay, đồng CNY được sử dụng làm đồng tiền dự trữ ở khoảng 75 quốc gia trên thế giới. Đồng CNY đã được giao dịch trực tiếp giữa Trung Quốc với Úc và Nhật Bản. Nghĩa là, cả hai nước này đều không cần USD cho các giao dịch với Trung Quốc. Các nhà phân tích ở Trung Đông cũng có quan điểm tương tự. "Nga sẽ mở đường cho sự kiểm soát thế giới của Trung Quốc", Abd al-Moneim Sayyid, cựu cố vấn của Tiểu vương Qatar, cho biết trên tờ báo Ai Cập Al-Ahram. Theo ý kiến ​​của ông, đồng CNY sẽ trở thành tiền tệ quốc tế mới, bởi vì, Trung Quốc có nền kinh tế mạnh và là nước sản xuất ra mọi thứ - "từ cái kim đến tên lửa". Chính sách của phương Tây chỉ thúc đẩy Liên bang Nga giao thương với các nước châu Á. Và điều này không chỉ áp dụng cho Trung Quốc. Ví dụ, Ấn Độ và Nga đang thảo luận về việc tạo ra một cơ chế thanh toán bằng tiền tệ quốc gia. Các nhà xuất khẩu trong nước sẽ có thể được trả bằng đồng Rupee thay vì USD và Euro. Mối đe dọa đối với đồng USD Bằng cách này hay cách khác, Nga và Trung Quốc trong hoàn cảnh hiện nay sẽ gia tăng kim ngạch thương mại. Moscow hầu như không còn cách nào khác: Mỹ và các đồng minh đã đóng băng một nửa dự trữ ngoại hối của Nga, cấm giao dịch với Ngân hàng Trung ương và chặn một số ngân hàng chủ chốt tiếp cận SWIFT. Trung Quốc là một trong những nước sở hữu dự trữ ngoại hối lớn nhất của Nga, chiếm tỷ trọng 13,8%, tương đương hơn 85 tỷ USD. Ngoài ra, Bắc Kinh là đối tác thương mại chính của Moscow. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã vượt 148 tỷ USD vào năm 2021. Đồng thời, Washington tiếp tục đe dọa Bắc Kinh bằng các biện pháp trừng phạt vì lách các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow. Một công cụ để lách lệnh trừng phạt có thể là đồng CNY kỹ thuật số, được triển khai thí điểm hạn chế từ tháng 4/2020 và có thể áp dụng cho người nước ngoài vào tháng 2/2022. Giống như các loại tiền điện tử khác, nó cho phép bỏ qua một số kiểm tra ngân hàng về việc tuân thủ danh sách hàng hóa thuộc diện cấm vận. Tại Washington, sự ra mắt đồng CNY kỹ thuật số đã gây ra một số lo ngại: đồng USD kỹ thuật số vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển. Ngân hàng Trung ương Mỹ cho rằng với tốc độ này, vị thế thống trị quốc tế của đồng USD có thể bị lung lay. Hơn nữa, đồng Euro đang bám sát đồng tiền Mỹ. Hình 2 cho thấy, vào tháng 12/2021, đồng USD chiếm 40,51% thanh toán toàn cầu, trong khi đồng Euro chiếm 36,65%. Triển vọng dài hạn Tỷ trọng của đồng USD đã giảm đáng kể 11% từ năm 2000; ngược lại, tỷ trọng của đồng Euro đã giảm từ năm 2007 (26,1%) còn 21% vào năm 2021. Đồng CNY của Trung Quốc đã có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên thị trường tài chính toàn cầu sau năm 2010, khi Chính phủ Trung Quốc bắt đầu tự do hóa tài khoản vốn và quốc tế hóa tiền tệ của nước này thông qua nhiều biện pháp chính sách. Vào năm 2016, đồng CNY đã được chấp thuận đưa vào SDR cùng USD, Euro, Yên Nhật và Bảng Anh với quyền số 10,92%, đứng sau USD (41,73%) và Euro (30,93%) đã tạo thêm động lực cho quá trình quốc tế hóa đồng CNY. Vậy liệu đồng CNY có đặt ra thách thức thực tế đối với đồng USD về dài hạn hay không? Tỷ trọng lớn và ngày càng tăng của của nền kinh tế Trung Quốc trong GDP và thương mại toàn cầu chắc chắn sẽ kích thích việc sử dụng đồng CNY nhiều hơn trong định giá và thanh toán thương mại xuyên biên giới: tỷ trọng GDP của Trung Quốc trên GDP toàn cầu đã tăng từ 13,68% năm 2010 lên 18,72% năm 2021 (Hình 3); tỷ trọng thương mại của Trung Quốc so với thương mại toàn cầu đã tăng từ 4% khi bắt đầu gia nhập WTO năm 2001 lên 13,1% năm 2020. Hình 3: Tỷ trọng GDP Trung Quốc so với GDP toàn cầu Nguồn:https://www.statista.com/statistics/270439/chinas-share-of-global-gross-domestic-product-gdp/. Bên cạnh đó, trong ngắn hạn, vai trò của đồng CNY với tư cách là tiền tệ thanh toán quốc tế sẽ bị hạn chế bởi Chính phủ Trung Quốc chưa sẵn sàng tự do hóa tài khoản vốn và cho phép giá trị của đồng tiền được xác định bởi các lực lượng thị trường. Vai trò của đồng CNY trong nền tài chính toàn cầu cuối cùng sẽ được xác định bởi mức độ cam kết mà chính phủ Trung Quốc thực hiện đối với các cải cách thị trường tài chính và nền kinh tế. Tuy nhiên, do Trung Quốc có tầm ảnh hưởng với tư cách là một đối tác thương mại lớn của nhiều quốc gia khác và vai trò đặc biệt lớn của nước này trong thương mại hàng hóa toàn cầu; cuộc khủng hoảng địa chính trị trực tiếp giữa Nga và Ukraine và gián tiếp giữa Mỹ - NATO với Nga cùng với các lệnh cấm vận, đóng băng dự trữ ngoại hối, tài sản của Nga và các công dân Nga của các nước phương Tây; việc Nga buộc các quốc gia không thân thiện thanh toán dầu mỏ và khí đốt bằng đồng Ruble, không phải là không hợp lý khi hình dung một thế giới, trong đó, tỷ trọng áp đảo của đồng USD, Euro trong dự trữ ngoại hối, thanh toán quốc tế, đặc biệt đối với dầu mỏ, khí đốt không còn chỉ tính bằng USD, Euro, mà thay vào đó, sẽ sử dụng nhiều đồng tiền khác hơn như CNY, Ruble, Rupee… và đồng CNY có khả năng tiến xa hơn nữa, sẽ trở thành một trong những đồng tiền quốc tế chủ chốt. Tài liệu và trích dẫn tham khảo: [1]. An Huy, “Đồng USD đang thất thế trong dự trữ ngoại hối toàn cầu”, https://vneconomy.vn/dong-usd-dang-that-the-trong-du-tru-ngoai-hoi-toan-cau.htm, truy cập ngày 06/4/2022. [2]. As Russia is increasingly cut off, can China’s yuan find a greater role as a global currency?, retrieved from https://www.scmp.com/economy/china-economy/article/3169658/russia-increasingly-cut-can-chinas-yuan-find-greater-role?module=perpetual_scroll_0&pgtype=article&campaign=3169658 on 06 April 2022. [3]. Carol Bertaut, Bastian von Beschwitz, Stephanie Curcuru, The International Role of the U.S. Dollar, FEDS notes, retrieved from https://www.federalreserve.gov/econres/notes/feds-notes/the-international-role-of-the-u-s-dollar-20211006.htm#:~:text=In%20part%20because%20of%20its,are%20denominated%20in%20U.S.%20dollars on 06 April 2022. [4]. “Global economic flux means yuan bulls would do well to change focus from US dollar”, retrieved from https://www.scmp.com/comment/opinion/article/3173036/global-economic-flux-means-yuan-bulls-would-do-well-change-focus-us?module=opinion&pgtype=homepage on 05 April 2022. [5]. GT staff reporters, “China delivers stellar trade performance as global clout grows after 20 years in WTO”, https://www.globaltimes.cn/page/202112/1240925.shtml, truy cập ngày 17/4. [6]. Payne Lubbers & Alexandre Tanzi, “Yuan’s popularity for global payments hits highest in six years”, retrieved from https://www.dailymaverick.co.za/article/2022-01-20-yuans-popularity-for-global-payments-hits-highest-in-six-years/ on 06 April 2022 [7]. TS. Phạm Sỹ Thành, “Vì sao Trung Quốc đẩy mạnh phát triển tiền kỹ thuật số”, https://thesaigontimes.vn/vi-sao-trung-quoc-day-manh-phat-trien-tien-ky-thuat-so/, truy cập ngày 06/4/2022. [8]. “The renminbi’s inclusion in the SDR adds impetus to its internationalization”, https://www.centralbanking.com/central-banks/currency/7863626/the-renminbis-inclusion-in-the-sdr-adds-impetus-to-its-internationalisation, truy cập ngày 17/04/ [9]. Дмитрий Ермаков, “Доллар - черная дыра". Станет ли юань главной мировой валютой”, https://ria.ru/20220404/kitay-1781314723.html, truy cập ngày 06/4/2022. Nhật Trung Đại học Hòa Bình Chia sẻ In trang Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Bình luận Đóng lại ok Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập Các tin tức khác Xem tất cả Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách 22/11/2024 10:50 249 lượt xem Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB). Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam 15/11/2024 10:30 494 lượt xem Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho  Việt Nam Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho Việt Nam 11/11/2024 10:22 722 lượt xem Xếp hạng tín nhiệm không phải là một thuật ngữ xa lạ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn. Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc” Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc” 03/11/2024 07:15 956 lượt xem Ủy ban về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp quốc năm 2023 xác định già hóa dân số là một xu hướng mang tính toàn cầu. Xu hướng già hóa dân số không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu mà đã, đang và sẽ lan rộng sang khu vực châu Á, tạo ra những cơ hội lẫn thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế, xã hội. Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho  Việt Nam Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho Việt Nam 30/10/2024 09:30 1.142 lượt xem Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và lĩnh vực tài chính trong những năm qua đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng và hệ thống tài chính trên toàn cầu. Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam 23/10/2024 08:04 5.582 lượt xem Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 cho thấy có sự cải thiện nhẹ so với năm 2023, với dự báo tăng trưởng đạt 3,1 - 3,2% GDP và lạm phát giảm xuống 5,8 - 5,9%. Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN 14/10/2024 15:40 1.558 lượt xem Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, kiều hối đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam 08/10/2024 08:03 1.942 lượt xem Ngân hàng mở là một khái niệm mới nổi trong ngành tài chính - ngân hàng, mang lại sự đổi mới và cách mạng hóa phương thức hoạt động của ngân hàng truyền thống. Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam 03/10/2024 14:46 1.640 lượt xem Nằm ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng, Ấn Độ là một quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời với quy mô thị trường ước đạt 372,94 tỉ USD vào cuối năm 2024, dự kiến ​​sẽ đạt 473,72 tỉ USD vào năm 2029 (Mordorintelligence, 2024). Tác động của địa chính trị đến thương mại quốc tế Tác động của địa chính trị đến thương mại quốc tế 01/10/2024 16:10 2.305 lượt xem Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của địa chính trị đến thương mại toàn cầu thông qua phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ năng chính là khai thác, phân tích, tổng hợp và bình luận các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan. Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 30/09/2024 08:01 1.724 lượt xem Tập đoàn tài chính không phải là một hình thái tổ chức hoạt động kinh doanh mới trên thị trường mà bắt đầu được hình thành từ những năm 60 tại Mỹ khi hiện tượng các ngân hàng với hoạt động cấp tín dụng kết nối các công ty bảo hiểm, chứng khoán thông qua sở hữu vốn... Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng 26/09/2024 13:23 3.968 lượt xem Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, cả hai quốc gia đều trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn. Quy định về quản trị công ty trong lĩnh vực ngân hàng tại Vương quốc Anh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Quy định về quản trị công ty trong lĩnh vực ngân hàng tại Vương quốc Anh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26/09/2024 08:19 1.251 lượt xem Sau cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại các quốc gia châu Âu và Mỹ giai đoạn 2007 - 2008 khiến cho hàng loạt hệ thống ngân hàng sụp đổ, các chuyên gia cho rằng quản trị ngân hàng yếu kém là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng của ngành Ngân hàng. Các rủi ro trên con đường giảm lạm phát toàn cầu Các rủi ro trên con đường giảm lạm phát toàn cầu 17/09/2024 10:52 3.015 lượt xem Theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS, 2024), nền kinh tế toàn cầu đã để lại phía sau những hậu quả của các cú sốc về hàng hóa và đại dịch Covid-19; lạm phát toàn cầu tiếp tục giảm, nền kinh tế tránh được nguy cơ suy thoái. Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho thanh toán bán lẻ và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho thanh toán bán lẻ và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 11/09/2024 11:39 2.322 lượt xem Thái Lan là một trong những quốc gia Đông Nam Á tiên phong thí điểm CBDC với hàng loạt các dự án được nghiên cứu, triển khai từ năm 2018. Ngành Ngân hàng với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc 15/11/2024 21:13 Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 12/11/2024 14:09 Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng 12/11/2024 14:15 Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 11/11/2024 15:54 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 05/11/2024 16:17 Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả' 06/11/2024 16:31 Xem tất cả Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

84,700

86,700

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

84,700

86,700

Vàng SJC 5c

84,700

86,720

Vàng nhẫn 9999

84,600

86,100

Vàng nữ trang 9999

84,500

85,700

Ngoại tệXem chi tiết Tỷ giá - Xem theo ngày
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,175 25,509 25,953 27,376 31,191 32,517 158.97 168.22
BIDV 25,209 25,509 26,132 27,268 31,544 32,415 160.97 168.36
VietinBank 25,220 25,509 26,355 27,555 31,775 32,785 160.20 168.30
Agribank 25,210 25,509 26,071 27,275 31,364 32,451 160.79 168.44
Eximbank 25,200 25,509 26,142 26,983 31,431 32,400 161.37 166.58
ACB 25,190 25,509 26,174 27,072 31,530 32,481 160.89 167.25
Sacombank 25,220 25,509 26,170 27,145 31,481 32,644 161.76 168.82
Techcombank 25,226 25,509 25,989 27,338 31,132 32,473 157.46 169.9
LPBank 25,215 25,509 26,437 27,650 31,837 32,368 162.66 169.73
DongA Bank 25,270 25,509 26,230 26,940 31,530 32,440 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày) Lãi SuấtXem chi tiết (Cập nhật trong ngày) Ngân hàng KKH 1 tuần 2 tuần 3 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng Vietcombank 0,10 0,20 0,20 - 1,60 1,60 1,90 2,90 2,90 4,60 4,70 BIDV 0,10 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,70 VietinBank 0,10 0,20 0,20 0,20 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 ACB 0,01 0,50 0,50 0,50 2,30 2,50 2,70 3,50 3,70 4,40 4,50 Sacombank - 0,50 0,50 0,50 2,80 2,90 3,20 4,20 4,30 4,90 5,00 Techcombank 0,05 - - - 3,10 3,10 3,30 4,40 4,40 4,80 4,80 LPBank 0.20 0,20 0,20 0,20 3,00 3,00 3,20 4,20 4,20 5,30 5,60 DongA Bank 0,50 0,50 0,50 0,50 3,90 3,90 4,10 5,55 5,70 5,80 6,10 Agribank 0,20 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 Eximbank 0,10 0,50 0,50 0,50 3,10 3,30 3,40 4,70 4,30 5,00 5,80 Liên kết website -- Chọn liên kết -- Ngân hàng Nhà nước Việt NamGiáo dục Tài chínhThời báo Ngân hàngChính phủThị trường tài chính tiền tệ Bình chọn trực tuyến Nội dung website có hữu ích với bạn không? Rất hay và hữu ích Khá hữu ích Bình thường Bình chọn Xem kết quả Kết quả Nội dung website có hữu ích với bạn không? Tổng cộng: phiếu Địa chỉ: Số 64 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024.38354807 - 024.39392184 - 024.39392187 Email: tapchidientu_tcnh@sbv.gov.vn Website: www.tapchinganhang.gov.vn - www.tapchinganhang.com.vn Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí Ngân hàng TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG Giấy phép hoạt động Tạp chí in và Tạp chí điện tử số 484/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/07/2021 Phó Tổng Biên tập phụ trách: Nguyễn Thị Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thanh Nghị Liên hệ Phát hành - Quảng cáo Copyright © 2022 Tapchinganhang.gov.vn. Bảo lưu mọi quyền Giới thiệu tòa soạn Tổng truy cập: 35.067.487 Mạng xã hội Facebook Youtube

Từ khóa » đồng Sdr được Phát Hành Bởi