Tăng Giới Hạn Bồi Thường Thiệt Hại Trong Lĩnh Vực Hàng Không

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không, có hiệu lực thi hành từ 15/10.

Theo đó, với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách tăng từ 100.000 đơn vị tính toán lên thành 128.821 đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.

Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm tăng từ 4.150 đơn vị tính toán lên thành 5.346 đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.

Với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm tăng từ 1.000 đơn vị tính toán lên thành 1.288 đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.

Đối với vận chuyển hàng hóa, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc vận chuyển chậm tăng từ 17 đơn vị tính toán lên thành 22 đơn vị tính toán cho mỗi kg hàng hóa.

SDR được tạo bởi IMF năm 1969 như một tài sản dự trữ quốc tế bổ sung trong bối cảnh Hệ thống Bretton Woods cố định hệ thống tỷ giá. Giá trị của SDR được xác định ban đầu tương đương với 0.888671 gram vàng nguyên chất - tương đương với 1 USD ở thời điểm đó.

Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào năm 1973, đồng SDR được xác định lại bằng một rổ các đồng tiền bao gồm USD, EUR, RMB, JPY và GBP. Giá trị của đồng SDR so với đồng USD được xác định hàng ngày và được đăng trên website của IMF. Nó được tính bằng tổng giá trị cụ thể của mỗi đồng tiền được định giá bằng đồng USD, dựa trên tỷ giá được niêm yết vào trưa mỗi ngày tại thị trường London. Hiện tại, giá trị 1 SDR bằng khoảng 1,37 USD.

Từ khóa » đồng Sdr được Phát Hành Bởi