Liệu Pháp Sốc điện | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
1. Quy trình thực hiện
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân và sử dụng thuốc giãn cơ. Khi thuốc mê đã phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành kích điện. Người bệnh sẽ được đặt một miếng chặn cắn trong miệng để giúp cho bệnh nhân không cắn lưỡi trong quá trình thực hiện.
Kích thích điện được sử dụng có xung động ngắn từ 0.5 – 2.0 ms, đôi khi có thể là dưới 0.5 ms. Xung điện kích thích vào não thông qua các điện cực được gắn trên đầu người bệnh, gây ra cơn co giật có kiểm soát. Đội ngũ giám sát quy trình này thông qua điện não đồ (EEG).
Một liệu trình thực hiện ECT có thể kéo dài khoảng 1 giờ, bao gồm: 15 – 20 phút cho thủ thuật và 20 – 30 phút thời gian nghỉ ngơi sau đó. Tần suất thực hiện có thể là 2 hoặc 3 lần/ tuần với tổng cộng từ 6 đến 12 buổi.
Tần suất và số buổi thực hiện sẽ khác nhau giữa từng bệnh nhân, phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như đáp ứng cơ thể đối với phương pháp này.
Sau mỗi buổi điều trị, bệnh nhân không được lái xe trong vòng 24 giờ và cần thiết có một người chăm sóc người bệnh cho tới khi họ đi ngủ.
Mặc dù đây là phương pháp điều trị có hiệu quả, nhưng bệnh nhân cũng cần tiếp tục sử dụng thuốc và thực hiện thêm các buổi ECT để phòng ngừa việc tái phát.
2. Tác động của phương pháp ECT
Các nhà nghiên cứu chưa hiểu rõ cơ chế tác động của ECT, tuy nhiên thông qua việc quan sát trên những bệnh nhân đã được điều trị bằng phương pháp này, cho thấy có rất nhiều tác động như:
- Thay đổi lưu lượng máu não
- Làm thay đổi nhanh chóng tính thấm của hàng rào máu não
- Sửa đổi cấu hình điện của não
- Thúc đẩy hoạt động của các gen có vai trò nhất định đối với sự phát triển của tế bào não
- Kích thích giải phóng hormone
- Kích thích giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là serotonin và dopamine
3. Đối tượng sử dụng
Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện ECT đối với nhiều bệnh tâm thần khác nhau như:
- Không đáp ứng điều trị hoặc trầm cảm nặng
- Rối loạn tâm thần nặng
- Rối loạn lưỡng cực
- Hưng cảm
- Rối loạn vận động (Catatonia)
- Tâm thần phân liệt
Bệnh nhân có vấn đề về tim, phổi hoặc hệ thống thần kinh thường không được áp dụng phương pháp này, vì ECT tạo ra cơn co giật có thể làm tăng huyết áp, áp lực nội sọ, khả năng tiêu thụ oxy làm ảnh hưởng lên nhịp tim và nhịp thở.
4. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ biểu hiện khác nhau ở từng người, một số người bệnh có thể biểu hiện nghiêm trọng hơn những người khác. Những tác dụng phụ phổ biến như: buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, rối loạn ý thức, quên.
Những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nhưng hiếm khi xảy ra như rối loạn nhịp tim, nhịp thở. Một số người có thể bị khiếm khuyết về trí nhớ nhiều hơn những người khác.
5. Lịch sử tranh cãi của ECT
ECT là một trong những phương pháp điều trị tâm thần lâu đời nhất và gây tranh cãi nhiều nhất. Trong khi một số quốc gia cấm sử dụng liệu pháp này thì tại nhiều quốc gia nó lại được sử dụng rộng rãi.
Nhận thức tiêu cực về ECT bắt nguồn từ việc sử dụng sai mục đích và việc thiếu sự kết hợp gây mê toàn thân hoặc thuốc giãn cơ trước đây. Ngoài ra, khi phương pháp ECT được giới thiệu lần đầu tiên, nhiều người đã không đồng ý với liệu pháp này. Hậu quả là họ thường được điều trị bằng ECT một cách không tự nguyện hoặc không biết được tất cả các tác dụng phụ của nó.
Các kỹ thuật điều hòa thần kinh mới hơn, bao gồm kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) và kích thích dây thần kinh phế vị (VNS) cũng có thể là phương pháp điều trị hiệu quả đối với trầm cảm nặng và các tình trạng sức khoẻ tâm thần khác. Tuy nhiên, TMS là kỹ thuật duy nhất mà các nhà nghiên cứu đã so sánh trực tiếp với ECT và ECT mang lại kết quả tốt hơn cho những người bị trầm cảm.
6. Kết quả
ECT là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho những người không cảm thấy tốt hơn sau khi dùng thuốc hoặc trị liệu. Đối với hầu hết mọi người, đây là một thủ thuật ít rủi ro nhưng có tác dụng chống trầm cảm mạnh, có thể kéo dài trong nhiều năm.
Khi người bệnh có ý tưởng tự sát, hoặc suy nghĩ và muốn tự tử, ECT có thể giúp họ khỏi điều này. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng 38% người bệnh hoàn toàn ngừng có ý định tự tử sau 1 tuần trị liệu bằng ECT. Sau khi kết thúc điều trị, 81% số người cho biết không còn nghĩ đến việc tự tử.
Phương pháp này cũng mang lại kết quả tốt ở phụ nữ mang thai hoặc người lớn tuổi không thể dùng thuốc hướng thần, chẳng hạn như thuốc ổn định tâm trạng.
7. Các phương pháp điều trị khác
TMS và VNS là hai phương pháp điều hoà thần kinh có thể thay thế cho ECT.
TMS: sử dụng từ trường thay thế. Nó kích thích não bộ mà không tạo ra cơn co giật và người bệnh tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện. Bệnh nhân có thể được trị liệu TMS từ 4 đến 5 lần/ tuần trong 4 – 6 tuần. Tác dụng phụ của TMS thường nhẹ, có thể như: đau đầu, co giật cơ, đau tại điểm kích thích.
VNS: các nhà nghiên cứu bắt đầu phát triển VNS để điều trị các tình trạng co giật. Tuy nhiên, họ đã nhận ra nó cũng có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh trầm cảm. Bác sĩ sẽ đặt một điện cực dưới da tại vùng ngực của bệnh nhân trước khi kích thích dây thần kinh phế vị. Tỉ lệ xảy ra biến chứng đối với VNS là khoảng 2%, các biến chứng có thể xảy ra như: nhiễm trùng, liệt dây thanh âm, tụ máu sau phẫu thuật.
8. Tổng kết
ECT có thể là một liệu pháp hiệu quả cho các tình trạng sức khỏe tâm thần không đáp ứng điều trị, bao gồm trầm cảm, tâm thần phân liệt và rối loạn vận động.
Đây là một phương pháp điều trị tâm thần rất lâu đời và có một lịch sử gây tranh cãi. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên dùng ECT cho một số người vì nó có nguy cơ thấp và ít tác dụng phụ.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về cách thức hoạt động của ECT, nhưng họ hiểu rằng nó có nhiều tác động đến não, bao gồm tăng lưu lượng máu và kích hoạt giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và hormone.
Các kỹ thuật điều hòa thần kinh mới hơn bao gồm TMS - sử dụng từ trường xoay chiều để kích thích não và VNS - kích thích dây thần kinh phế vị bằng các xung điện.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Sốc điện (ect)
-
Tìm Hiểu Phương Pháp Chữa Trầm Cảm Bằng Sốc Điện (ECT)
-
Sự Thật Về Liệu Pháp Sốc điện (ECT) - Helen M. Farrell | TED Talk
-
Liệu Pháp Sốc điện (ECT) Là Gì?
-
Ứng Dụng Của Liệu Pháp Sốc điện - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123
-
Sốc điện Chữa Bệnh Tâm Thần “Số Phận Thăng Trầm” Của Một Liệu Pháp
-
Video Liệu Pháp Chống Co Giật , Hay Liệu Pháp Sốc điện ECT
-
Sốc điện (ECT: Electro-Convulsive-Therapy) Cho Bệnh Nhân Tâm ...
-
Phương Pháp Sốc Điện Chữa Trầm Cảm Có Hiệu Quả Không?
-
LIỆU PHÁP SỐC ĐIỆN Ở TRẺ MẮC TỰ KỶ - Trang Chủ
-
Điều Trị Trầm Cảm Bằng Sốc điện Không Kinh Dị Như Bạn Nghĩ!
-
Nghiên Cứu: Sốc điện (ECT) Không Có Hiệu Quả Trong điều Trị Trầm Cảm
-
Liệu Pháp Sốc điện (ECT) Tại Việt Nam - Bacsiday
-
Liệu Pháp Sốc Điện Chữa Trầm Cảm Có An Toàn Và Hiệu Quả?
-
Liệu Pháp Sốc điện Là Gì?
-
Hàng Ngàn Phụ Nữ Anh đang được điều Trị Bằng Sốc điện, Bất Chấp ...
-
Làm Thế Nào để Chuẩn Bị Cho Phiên Tòa Về Liệu Pháp Sốc điện (ECT ...
-
Thường Xuyên Cáu Gắt, Suy Nghĩ Tiêu Cực Có Nên Can Thiệp Liệu Pháp ...
-
Liệu Pháp Sốc điện (ECT) - Mới Nhất 2022
-
Nhận Xét Hiệu Quả điều Trị Trầm Cảm ở Bệnh Nhân Parkinson Bằng ...