Lĩnh Vực Khác - Trang Thông Tin Tuyên Truyền, Phổ Biến Pháp Luật

Quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Ngày đăng 12/07/2022 | 14:29 | Lượt xem: 1249

Vừa mới được bầu làm Trưởng thôn nơi có Đình làng V nổi tiếng. Bác Bác Q có dự định sẽ tham mưu chính quyền cơ sở tổ chức tuyên truyền, vận động người dân trong làng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bác đề nghị cho biết quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện trong Hiến pháp và pháp luật nước ta như thế nào? 

TIN LIÊN QUAN

Trả lời:

Hiến pháp năm 2013 đã có những đổi mới quan trọng đặc biệt liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể: Điều 14 Hiến pháp quy định “Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Điều 24 Hiến pháp quy định “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.

Để cụ thể hóa nguyên tắc hiến định này, ngày 18/11/2016, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã được Quốc hội biểu quyết thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Luật tín ngưỡng, tôn giáo là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Luật có nhiều điểm mới, tiến bộ thể hiện rõ nét và đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo…. hợp với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay cũng như nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Một trong những nội dung cơ bản trong Luật và thể hiện rõ nét quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quy định về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo. Cụ thể:

- Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định các chủ thể được thụ hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.”

Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của tất cả mọi người và quyền này không bị giới hạn bởi quốc tịch, giới tính, độ tuổi. Đây cũng là quy định tương đồng với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định mang tính nguyên tắc về các quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, gồm:

“1. Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo;

2. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo;

3. Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo;

4. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo;

5. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo;

6. Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho;

7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật”.

- Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam như sau:

“1. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:

a) Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;

b) Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;

c) Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;

d) Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;

đ) Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam”.

- Điều 9 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đó là:

“1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật”.

Như vậy, Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã quy định các quyền cơ bản cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo. Là những quy định mang tính nguyên tắc về quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; bên cạnh quyền thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong từng lĩnh vực, từng hoạt động được Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật liên quan quy định chi tiết để triển khai thực hiện. Bác Q là Trưởng thôn, bám sát nội dung trên để thông tin, tuyên truyền cho bà con nhân dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ về quyền tự do tín ngưỡng của Nhà nước ta.

Như Quỳnh

Đỗ Như Quỳnh

Các tin khác
  • Không cung cấp Giấy tiếp nhận bảo hành có vi phạm gì không?
  • Cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng bị xử phạt như thế nào?
  • Vi phạm trong tiếp thị bán hàng bị xử phạt như thế nào?
  • Công chức có được đăng ký kinh doanh không?
  • Mức xử phạt đối với vi phạm về tiếp nhận bảo hành
  • Có được làm giám hộ cho anh trai và cháu không?
  • Tuyên truyền, phổ biến Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
  • Kế hoạch Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024
  • Phóng sự “Luật Thủ đô năm 2024 - Khơi thông nguồn lực phát triển Thủ đô”
Xem tất cả
  • Cảnh giác ứng dụng AI kết hợp sử dụng DeepFake, DeepVoice... làm giả thông tin để lừa đảo
  • Khuyến cáo đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong sử dụng điện tại cơ sở, hộ gia đình
  • Cảnh giác với thủ đoạn lừa cài app ngân hàng giả mạo
  • Khuyến cáo các biện pháp an toàn PCCC trong thời điểm mùa hanh khô
Xem tất cả

Vềđầu trang // ]]>

Từ khóa » Tín Ngưỡng Tôn Giáo Có Nghĩa Là Gì