Linux Là Gì? Hệ điều Hành Linux Có ưu điểm Gì? | TruongTC
Có thể bạn quan tâm
Mỗi một chiếc máy tính đều sử dụng một hệ điều hành. Nó là phần không thể thiếu để người sử dụng và máy tính có thể giao tiếp được với nhau. Hiện nay có một số hệ điều hành cho máy tính phổ biến như: Windows, Mac OS, UNIX… Bài viết này tôi sẽ giới thiệu về hệ điều hành Linux – một hệ điều hành đang lặng lẽ phát triển. Vậy Linux là gì? Điểm mạnh của nó là gì? Trước khi trả lời 2 câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu qua lịch sử ra đời của Linux trước.
Lịch sử ra đời của hệ điều hành Linux
Năm 1991, Linus Torvalds – một sinh viên đang học ngành khoa học máy tính tại trường Helsinki. Ông đã bắt đầu một dự án nhằm tạo ra một hệ thống hạt nhân hoạt động miễn phí. Ông đã viết chương trình dành riêng cho phần cứng của mình và độc lập với một hệ điều hành. Vào 25 tháng 8 năm 1991 ông đã công bố hệ thống này và nó được đặt tên là Linux. Ông là người đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của Linux hiện nay.
Ở thời điểm hiện tại Linux được chia ra làm nhiều bản phân phối khác nhau. Một số bản phân phối phổ biến: Debian, Ubuntu, Linux Mint, Fedora, CentOS, Arch Linux, Gentoo… Hiện nay bản phân phối được khá nhiều người sử dụng đó là Ubuntu.
Hệ điều hành Linux là gì?
Mỗi khi bạn bật máy tính, bạn sẽ thấy một màn hình hiển thị nơi bạn có thể thực hiện các hoạt động khác nhau. Bạn có thể viết tài liệu, lên mạng, xem phim, nghe nhạc… Vậy điều gì làm cho phần cứng máy tính (chuột, bàn phím, màn hình…) có thể hoạt động như vậy? Đó là do hệ điều hành hoặc kernel.
Kernel là một chương trình trung tâm của bất kỳ hệ điều hành nào. Nó có nhiệm vụ quản lý các tài nguyên hệ thống như để phần cứng giao tiếp với phần mềm. Do vậy để có thể làm việc trên máy tính của bạn thì bạn cần có một hệ điều hành. Như nói ở trên mở đầu bài, hiện nay mọi người thường sử dụng một số hệ điều hành phổ biến như Windows, MacOS. Nhưng ở bài viết này chúng ta tìm hiểu xem hệ điều hành Linux là gì và nó có những ưu điểm gì.
Linux là một hệ điều hành và cũng là tên hạt nhân của hệ điều hành được dùng làm nền tảng cho mọi thứ từ PC cho đến máy chủ và điện thoại di động. Nó được phân phối theo giấy phép mã nguồn mở, đây cũng là một trong lý do giúp nó phát triển đến thời điểm hiện tại.
Ưu điểm của hệ điều hành Linux
Dưới đây là một số ưu điểm của hệ điều hành Linux và cũng là lí do nó vẫn được phát triển đến ngày nay:
- Linux cho phép bạn có thể tự do tùy biến, tinh chỉnh, sửa đổi phần mềm gốc theo ý của mình.
- Thay vì mất tiền mua bản quyền như Windows, Office (hoặc sử dụng trái phép), thì Linux là hoàn toàn miễn phí. Với LibreOffice bạn có thể sử dụng miễn phí các phần mềm văn phòng tương tự Microsoft Office.
- Vì là mã nguồn mở nên sẽ có một cộng đồng rộng lớn luôn chào đón những thành viên mới ^^. Bạn sẽ rất dễ dàng để tìm kiếm cũng như hỏi đáp một vấn đề nào đó liên quan đến Linux trên Internet. Nói dễ hiểu hơn Linux là phần mềm của mọi người và được làm cho mọi người sử dụng.
- Một đặc điểm quan trọng nữa đó chính là tính bảo mật. Tất cả các loại virus hiện nay hầu như không thể hoạt động trên Linux được. Nếu có, việc đơn giản để xử lý là xóa chúng đi.
- Hoạt động tốt trên các máy lỗi thời cũng như cấu hình yếu. Đối với một số bản phân phối Linux rút gọn, bạn chỉ cần tối thiểu: 256MB RAM, CPU PIII systems và 3 GB dung lượng đĩa trống.
So sánh Linux với Windows?
Trước khi đưa ra lựa chọn nên sử dụng Linux không, chúng ta hãy cùng so sánh Windows với Linux có những điểm nào khác nhau:
- Linux là hệ điều hành nguồn mở (sử dụng miễn phí). Trong khi HĐH Windows là thương mại (phải mua bản quyền).
- Linux có quyền truy cập vào mã nguồn và thay đổi nó theo nhu cầu của người dùng. Trong khi đó Windows điều này là không thể.
- Linux sẽ chạy nhanh và ổn định hơn Windows. Đặc biệt là với các máy cấu hình yếu cũng như lỗi thời.
- Các bản phân phối Linux không thu thập dữ liệu người dùng. Trong khi Windows thu thập tất cả các chi tiết người dùng.
- Khi một ứng dụng bị treo Linux sẽ dễ dàng tắt nó đi hơn vì bạn chỉ cần sử dụng lệnh xkill. Trong khi đó với Windows bạn sẽ rất khó để đóng nó, có khi bạn cần phải khởi động lại máy.
- Linux sử dụng chủ yếu với giao diện dòng lệnh. Windows thì giao diện người dùng, dễ sử dụng hơn Linux.
- Một số nhà cung cấp sẽ không hỗ trợ Driver cho Linux. Đây là điểm yếu hơn của Linux so với Windows.
- Kho ứng dụng, trò chơi trên Linux hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên với Windows thì kho ứng dụng, trò chơi lớn hơn rất nhiều và có cả miễn phí lẫn trả phí.
- Linux có tính bảo mật cao vì dễ xác định lỗi và sửa lỗi. Trong khi Windows có lượng người dùng lớn và trở thành mục tiêu cho các nhà phát triển virus và phần mềm độc hại.
- Linux được các tổ chức doanh nghiệp sử dụng làm máy chủ và hệ điều hành cho mục đích bảo mật. Trong khi Windows chủ yếu được sử dụng bởi các game thủ và người dùng doanh nghiệp, người dùng phổ thông.
Kết luận có nên dùng Linux thay vì Windows không?
Phần này thì mình thấy tùy nhu cầu sử dụng cũng như mục đích của mỗi người. Chẳng hạn như nếu bạn muốn chơi game, giải trí như xem phim nghe nhạc thì nên sử dụng Windows. Nếu bạn là lập trình viên, muốn tùy biến cho mình cũng như thao tác với dòng lệnh nhiều thì nên sử dụng Linux. Cá nhân mình vẫn cài song song Windows và Ubuntu tiện cho cả 2 việc game và code ^^.
Bản phân phối Linux nào phù hợp với bạn?
Việc lựa chọn bản phân phối Linux sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân của bạn. Trước hết, bạn nên xem xét về kỹ năng máy tính của riêng mình: nếu bạn chưa bao giờ sử dụng dòng lệnh và chưa bao giờ sử dụng Linux, bạn sẽ bị hạn chế nhiều hơn trong lựa chọn. Một điểm cần xem xét nữa là bạn sử dụng cho máy tính cơ bản hay sử dụng cho một máy chủ.
Với các kỹ năng máy tính cơ bản, bạn nên chọn một bản phân phối thân thiện cho người dùng Linux thiếu kinh nghiệm. Linux Mint, Ubuntu và Deepin là những lựa chọn tốt. Với người dùng Linux chuyên nghiệp sẽ thường sử dụng Fedora hoặc Debian. Trong khi những người dùng có kinh nghiệm nhất có thể chọn Gentoo.
Đối với các máy chủ, hãy xem xét sự cần thiết của GUI. Với máy chủ chúng ta chỉ cần sử dụng dòng lệnh là đủ, do đó việc sử dụng GUI là không cần thiết. Một số bản phân phối máy chủ sẽ không đi kèm với GUI. Một số sẽ cho phép bạn chọn lựa giữa có và không có GUI chẳng hạn như Ubuntu.
Một bản phân phối tốt máy chủ sẽ bao gồm rất nhiều dịch vụ được đóng gói sẵn. CentOS là một lựa chọn, vì nó cung cấp rất nhiều thứ bạn cần để chạy một máy chủ toàn diện.
Nếu bạn đam mê về bảo mật, an toàn thông tin, thực hiện các quy trình kiểm thử, hacking thì Kali Linux là một lựa chọn tuyệt vời.
Một vài câu lệnh Linux bạn cần biết
Hiện nay các bản phân phối của Linux hầu hết đều hỗ trợ giao diện người dùng. Tuy nhiên đôi khi bạn sử dụng dòng lệnh sẽ nhanh hơn rất nhiều. Số lệnh có trong Linux rất nhiều, ở đây mình chỉ giới thiệu sơ qua một vài lệnh cơ bản. Để mở nhanh Terminal (giao diện dòng lệnh) các bạn sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Alt + T .
1. Lệnh ls
ls là viết tắt của list. Lệnh này dùng để liệt kê các file và thư mục có trong thư mục hiện hành.
2. Lệnh pwd
pwd là viết tắt của Print Working Directory. Lệnh này dùng để in ra đường dẫn đầy đủ đến thư mục hiện hành.
3. Lệnh cd
cd là viết tắt của Change Directory. Đây là một trong những lệnh bạn sẽ sử dụng thường xuyên nhất trên dòng lệnh. Nó thay đổi thư mục làm việc hiện tại của bạn. Sử dụng nó để di chuyển trong hệ thống phân cấp tệp tin của bạn.
Trên đây là 3 lệnh rất hay được sử dụng. Trong thực tế sẽ có rất nhiều lệnh, mỗi lệnh sẽ có các tùy chọn và cú pháp khác nhau. Bài viết này chỉ giới thiệu qua một số lệnh để các bạn biết thao tác dòng lệnh nó như thế nào.
Từ khóa » Các Câu Lệnh Trong Hệ điều Hành Linux
-
29 Câu Lệnh Linux Bạn Cần Biết - Phần 1 - Techmaster
-
Các Lệnh Cơ Bản Trong Linux - 35 Linux Commands Cần Biết
-
Những Lệnh Linux Cơ Bản Ai Cũng Cần Biết
-
Tổng Hợp Các Câu Lệnh Cơ Bản Trong Linux Toàn Tập - Vietnix
-
40 Lệnh Cơ Bản Trong Linux Bạn Cần Biết (Vi, Kill, Rmdir, Sudo...)
-
Top 30 Câu Lệnh Trên Linux Thường được Sử Dụng Trong DevOps
-
Một Số Lệnh Cơ Bản Trên Hệ điều Hành Linux - Sách Giải
-
Tổng Hợp Các Câu Lệnh Cần Nhớ Khi Làm Việc Trên Hệ điều Hành ...
-
Một Số Lệnh Hữu ích Trong Linux - Viblo
-
Danh Sách Những Lệnh Command Cơ Bản Trên Linux - HOSTVN
-
Một Số Câu Lệnh Cơ Bản Thường Sử Dụng Khi Quản Trị Hệ điều Hành ...
-
Một Số Lệnh Linux Căn Bản Cho Người Mới Bắt đầu - VSUDO Blog
-
Lệnh Trong Hệ điều Hành Linux - TailieuXANH
-
Tổng Hợp 21 Câu Lệnh Linux Mà Ai Cũng Cần Phải Nhớ - Blog KDATA