Lo Lắng Căng Thẳng Có Làm Trễ Kinh Không? - Tâm Lý Học
Có thể bạn quan tâm
Lo lắng, căng thẳng có làm trễ kinh không là mối bận tâm của nhiều chị em. Bởi không ít người gặp phải tình trạng chậm kinh, thậm chí vô kinh trong thời gian bị stress. Thông tin trong bài viết sẽ giúp giải đáp thắc mắc trên và gợi ý thêm một số biện pháp khắc phục hiệu quả.
Lo lắng, căng thẳng có làm trễ kinh hay không?
Trễ kinh là tình trạng kỳ kinh đến muộn hơn so với những tháng trước. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ dao động từ 25 – 35 ngày tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe. Chậm kinh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như mang thai, ảnh hưởng của các vấn đề sức khỏe hoặc do lo lắng, căng thẳng.
Hiện nay, rất nhiều nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt nói chung và trễ kinh nói riêng do căng thẳng thần kinh. Căng thẳng là trạng thái hệ thần kinh trung ương bị ức chế do những áp lực trong công việc, cuộc sống, vấn đề tài chính, bất đồng trong cách nuôi dạy con cái,… Thực tế, ngoài những ảnh hưởng đối với sức khỏe tinh thần, căng thẳng còn là nguyên nhân gây chậm kinh mà nhiều người không chú ý.
Khi bị căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ tăng sản xuất hormone cortisol. Cortisol tăng cao sẽ gây rối loạn hệ trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Hệ trục này chính là cơ quan sản xuất các hormone nữ và chi phối hoạt động rụng trứng – hành kinh. Sự rối loạn của hệ trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng sẽ gây bất thường về nồng độ estrogen, progesterone, FSH, LH, GnRh,…
Kết quả là gây ra sự bất thường trong quá trình rụng trứng dẫn đến tình trạng trễ kinh. Thậm chí, một số trường hợp không xảy ra rụng trứng và gặp phải tình trạng vô kinh (không có kinh nguyệt). Hệ nội tiết của nữ giới rất nhạy cảm với căng thẳng, lo lắng và những cảm xúc tiêu cực. Do đó, stress có thể gây chậm kinh và ảnh hưởng đáng kể đến chức năng sinh lý nữ.
Nhận biết trễ kinh nguyệt do căng thẳng
Trễ kinh nguyệt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, căng thẳng và lo lắng quá mức là nguyên nhân khá phổ biến. Để xác định đúng nguyên nhân, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng như sau:
- Kỳ kinh đến muộn hơn từ 3 – 5 ngày trở lên
- Tâm trạng lo lắng, căng thẳng và dễ tức giận, cáu kỉnh
- Da mặt bị nổi mụn trứng cá, bề mặt da tiết nhiều dầu thừa do tăng hormone cortisol
- Có dấu hiệu tăng cân, chán ăn hoặc thèm ăn quá mức
- Khó ngủ, mất ngủ và chất lượng giấc ngủ giảm
Cách khắc phục lo lắng, căng thẳng gây trễ kinh
Sự ổn định của chu kỳ kinh nguyệt là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe sinh lý và sinh sản của nữ giới. Căng thẳng thần kinh sẽ khiến cho quá trình rụng trứng và hành kinh diễn ra không theo kế hoạch. Điều này khiến cho chị em phụ nữ khó có thể canh ngày chuẩn để tăng tỷ lệ thụ thai.
Thậm chí, căng thẳng quá mức còn gây vô kinh (không có kinh nguyệt). Dù không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng chậm kinh và các rối loạn kinh nguyệt đều ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì vậy, chị em cần phải can thiệp các biện pháp khắc phục khi gặp phải tình trạng lo lắng, căng thẳng gây trễ kinh.
1. Thực hiện các biện pháp giảm stress
Stress là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự rối loạn của các hormone nữ và làm chậm thời điểm rụng trứng. Chính vì vậy, việc đầu tiên chị em cần thực hiện chính là thực hiện các biện pháp giảm stress.
Các biện pháp giúp giảm stress và cải thiện tình trạng chậm kinh do lo lắng, căng thẳng:
- Tập yoga: Tập yoga là biện pháp giảm stress hữu hiệu và giúp ích rất nhiều trong việc điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới. Các bài tập yoga thường có cường độ nhẹ nhàng và có thể linh hoạt điều chỉnh tùy theo thể trạng của từng người. Tập yoga mỗi ngày giúp giải tỏa căng thẳng, phiền muộn và cải thiện sức khỏe thể chất hiệu quả.
- Dùng trà thảo mộc: Chị em có thể dùng một số loại trà thảo mộc như trà ngải cứu, trà diếp cá,… để cải thiện tình trạng chậm kinh. Các loại trà này cũng có tác dụng an thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ, qua đó giúp làm giảm căng thẳng và lo lắng.
- Chia sẻ với bạn bè, người thân: Căng thẳng là điều không thể tránh khỏi – nhất là trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, việc chia sẻ với những người xung quanh các mối lo, mối bận tâm sẽ giúp bạn giải tỏa stress và lấy lại nguồn năng lượng tích cực. Bằng cách kiểm soát căng thẳng và lo lắng, chị em có thể điều hòa kinh nguyệt và cải thiện tình trạng trễ kinh hiệu quả.
- Massage: Massage là biện pháp giảm căng thẳng thần kinh hiệu quả có thể thực hiện ngay tại nhà. Sau những giờ làm việc mệt mỏi, chị em có thể xoa bóp vùng cổ vai gáy, thắt lưng và vùng đầu bằng các loại tinh dầu tự nhiên. Khi massage, cơ thể sẽ sản sinh endorphin giúp thư giãn và giảm nồng độ cortisol trong máu. Ngoài hiệu quả giảm căng thẳng, massage còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và tạo tinh thần phấn chấn hơn vào sáng hôm sau.
Trong cuộc sống hiện đại, căng thẳng là điều khó có thể tránh khỏi. Vì vậy, mỗi người cần phải trang bị cho mình những biện pháp giảm stress hiệu quả để có thể kiểm soát căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực.
2. Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học
Lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp điều chỉnh lại các hormone bị rối loạn và ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài việc thực hiện các biện pháp giảm stress, chị em nên điều chỉnh lối sống để cải thiện tình trạng trễ kinh hiệu quả.
Lối sống giúp khắc phục tình trạng trễ kinh nguyệt do lo lắng, căng thẳng:
- Đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày để quá trình sản xuất hormone diễn ra thuận lợi. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm stress và cải thiện rối loạn kinh nguyệt.
- Cân đối thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi. Bởi làm việc quá 8 giờ một ngày sẽ khiến cho não bộ bị căng thẳng và “vô tình” gây rối loạn hệ trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng.
- Nếu công việc quá nhiều, bạn nên lên kế hoạch làm việc khoa học để có thể giải quyết nhiệm vụ nhanh chóng và chính xác. Trong trường hợp cần thiết, nên trao đổi với cấp trên về tình trạng sức khỏe để được giảm khối lượng công việc. Thực tế, không ít người bị trầm cảm nơi công sở do liên tục phải làm việc dưới áp lực cao.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện trễ kinh và hỗ trợ giải tỏa căng thẳng thần kinh. Nữ giới đang bị stress, lo lắng quá mức nên tăng cường rau xanh, sữa chua, các loại quả và thực phẩm có tính mát. Hạn chế dùng rượu bia, cà phê, món ăn chứa nhiều chất béo và gia vị.
- Tập thể dục hằng ngày là cách điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Ngoài ra, thói quen này còn giúp giải tỏa căng thẳng, phiền muộn và mang đến cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào.
3. Tư vấn tâm lý
Lo lắng, căng thẳng đôi khi xuất phát từ những vấn đề nan giải trong cuộc sống. Nếu cần thiết, bạn nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Hiện nay, không ít người phải đối mặt với căng thẳng dai dẳng dẫn đến các rối loạn tâm lý, tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh,…
Trong trường hợp không thể giải tỏa stress, chị em nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn và trị liệu. Khi căng thẳng được kiểm soát, tình trạng chậm kinh, vô kinh sẽ được cải thiện rõ rệt.
Lo lắng, căng thẳng là nguyên nhân làm trễ kinh thường gặp mà nhiều người không chú ý đến. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, chị em có thể kiểm soát căng thẳng và cải thiện tình trạng chậm kinh nguyệt hiệu quả. Trong trường hợp vô kinh kéo dài và stress nặng, nên xem xét tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm:
- Tâm Trạng Thay Đổi Thất Thường Có Thể Là Dấu Hiệu Bệnh Tâm Lý
- 9 Loại thức uống giúp giảm căng thẳng stress nhanh chóng
- Top 10 viên uống giảm stress an toàn hiệu quả
Từ khóa » Căng Thẳng Có Dẫn đến Chậm Kinh
-
Vì Sao Stress Có Thể Gây Rối Loạn Kinh Nguyệt? | Vinmec
-
Căng Thẳng Có Gây ảnh Hưởng Tới Chu Kỳ Kinh Nguyệt? | Vinmec
-
8 Nguyên Nhân Bị Trễ Kinh Mà Bạn Nữ Nào Cũng Nên Biết - Ferrovit
-
Cách điều Trị Kinh Nguyệt Không đều Do Bị Stress - Hello Bacsi
-
Stress ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Chu Kì Kinh Nguyệt - Dạ Hương
-
Căng Thẳng Stress Có Ảnh Hưởng Tới Chu Kỳ Kinh Nguyệt?
-
12 Nguyên Nhân Gây Chậm Kinh (có Thai Và Không Có Thai)
-
Bị Chậm Kinh 10 Ngày Có Sao Không? - Chao Bacsi
-
Chậm Kinh ở Nữ Giới Có đáng Lo Không?
-
Giải đáp Thắc Mắc Stress Có ảnh Hưởng đến Kinh Nguyệt Hay Không?
-
Stress Lo Lắng Có Làm Trễ Kinh Nguyệt Không? Trễ Bao Lâu?
-
7+ Dấu Hiệu Bạn Đang Bị Stress Nặng Và Hướng điều Trị An Toàn
-
Tìm Hiểu 8 Lý Do Chậm Kinh Không Phải Do Có Thai
-
Một Số Nguyên Nhân Gây Chậm Kinh