Lộ Nguyên Nhân Chiếc T-90M Của Nga Bị Quân đội Ukraine Bắn Cháy

  • Xã hội
    • Tuyển sinh
    • Đọc 30s
    • Soi - Xét
    • Sống 4 màu
    • Hỏi/Đáp
    • Người tốt - Việc tốt
    • Cải chính - Xin lỗi
  • Kho tri thức
    • Thâm cung
    • Di sản
    • Ta & Tây
    • Giải mã
    • Phong thủy
    • Tri thức Việt - Toàn cầu
    • Thiền
  • Khoa học & Công nghệ
    • Khoa học
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Tiền - Vàng
    • Nhà - Đất
    • Đại gia
    • Tiêu dùng
    • Hàng hót
  • Quân sự
    • Tin tức
    • Vũ khí
    • Quân đội
    • Quân sự Việt Nam
  • Thế giới
    • Thế giới 24h
    • Nóng - Sâu
    • Hồ sơ
    • Đời sống
  • Ô tô - Xe máy
    • Xe
    • Phụ kiện
    • Dân chơi
  • Đời sống
    • Tin tức
    • Làm đẹp - giảm cân
    • Mẹ & Bé
    • Ăn ngon
    • Dinh dưỡng - Thuốc
    • Yêu - tám
  • Giải trí
    • Chat Sao
    • VBiz
    • Showbiz ngoại
    • Mốt và phong cách
    • Phim - nhạc
  • Cộng đồng trẻ
    • Nhịp sống
    • Sốt mạng
    • Yêu
    • Thể thao
    • Chơi - Phượt
  • Bạn đọc - Điều tra
TRENDING KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH CỦA DÂN TỘC KỲ HỌP THỨ 8 QUỐC HỘI KHÓA XV ASEAN CUP Xem thêm các dòng sự kiện
Lộ nguyên nhân chiếc T-90M của Nga bị Quân đội Ukraine bắn cháy Cập nhật lúc: 19:15 12/05/2022

Ukraine đã công bố đoạn video về trận phục kích tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M của Nga vào ngày 4/5 và làm lộ rõ những điểm yếu của Quân đội Nga.

  • Truyền thông Ukraine: Phó Tư lệnh hải quân trúng tên lửa Nga
  • Cuộc phục kích của Quân đội Nga trên đảo Rắn của Ukraine
Tiến Minh Sự kiện: VŨ KHÍ TỐI TÂN TIN TỨC QUÂN SỰ CHIẾN SỰ UKRAINE Google News Chia sẻ Trang: 1/19

Không có loại xe tăng nào trên thế giới này không thể bị phá hủy, dù là M1A2 Abrams hay T-14 Armata mới nhất; và xe tăng T-90 cũng không phải là ngoại lệ. Mới đây, Quân đội Ukraine đã công bố đoạn video về cảnh tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M của Nga vào ngày 4/5 vừa qua.Đoạn video cho thấy rõ, khoang động cơ của loại xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất, đang phục vụ trong Quân đội Nga đã bị trúng đạn. Tổ diệt tăng cơ động của Quân đội Ukraine, đã bắn trúng khoang động cơ của chiếc T-90M bằng súng không giật Carl Gustav.Về lý thuyết, đạn xuyên giáp do súng không giật Carl Gustav bắn ra, có độ xuyên sâu tối đa là 500 mm, và độ dày tối đa của giáp sau và giáp bên của xe tăng T-90M không vượt quá 300 mm; do vậy hoàn có thể bị phá hủy.Tuy nhiên, việc phá hủy khoang động lực không thể dẫn đến việc chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M bị phá hủy hoàn toàn, đặc biệt là khi tháp pháo bị thổi xe dịch khỏi thân xe.Nhưng một số nhà phân tích cho rằng, sau đòn tấn công của súng không giật Carl Gustav, chiếc T-90M đã trúng tiếp một viên đạn xuyên giáp của xe tăng Ukraine, do đó đã kết liễu hoàn toàn chiếc xe tăng T-90M của quân Nga.Qua đoạn video có thể thấy, có rất nhiều xe tăng của Quân đội Nga đang đậu bên đường trong tình trạng hết sức chủ quan, mất cảnh giác. Đúng lúc đó, chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M này, bất ngờ bị tấn công vào phần hông xe bằng súng không giật Carl Gustaf.Với tầm bắn hiệu quả tối đa của súng Carl Gustaf là 500 mét, và trong trường hợp này, có lẽ tổ chống tăng cơ động của Ukraine, đã phục kích gần hơn khi đối đầu với đội xe tăng Nga. Do vậy phải thừa nhận rằng, Quân đội Ukraine phát động cuộc tấn công thực sự dũng cảm.Súng không giật Carl Gustaf sản xuất tại Thụy Điển và được sử dụng rộng rãi ở quân đội nhiều quốc gia. Kể từ khi ra đời năm 1946, khẩu súng không giật 84mm này không ngừng cải tiến; bên cạnh việc phát triển các loại đạn khác nhau và chính xác hơn, ngoài ra còn có thêm các loại kính ngắm mới.Vật liệu chế tạo súng Carl Gustaf cũng liên tục được nâng cấp; loại M4 mới nhất với cấu trúc hợp kim titan và sợi carbon, nên toàn bộ súng chỉ nặng 6,3 kg, nhẹ hơn mẫu M-3 đến 3 kg; giúp binh lính mang vác dễ dàng hơn trên chiến trường.Súng không giật Carl Gustaf không chỉ mang lại cho bộ binh khả năng bắn trúng các mục tiêu khác nhau, do sử dụng nhiều loại đạn, mà còn nhờ nòng súng có rãnh xoắn, nên độ chính xác của nó vượt xa hầu hết các loại súng phóng lựu phổ biến hiện nay.Ngược lại, súng không giật Carl Gustaf không phải là vũ khí chống tăng mạnh nhất mà bộ binh Ukraine sở hữu, và nó thậm chí còn không được xếp hạng và không được ưa chuộng bằng súng phóng lựu PRG-7 mà Quân đội Ukraine trang bị phổ biến.Hiện Quân đội Ukraine được trang bị các loại vũ khí chống tăng rất mạnh như Javelin (Mỹ); Brimstone, NLAW (Anh); Milan-2 (châu Âu); Stugner-P (do Ukraine sản xuất) và các loại tên lửa chống tăng khác. Thậm chí tên lửa Tekken-3 do Đức sản xuất, có độ xuyên giáp tối đa hơn 800 mm, quá đủ để đối phó với xe tăng Nga.Nhưng trường hợp chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M bị phá hủy hôm 4/5, một lần nữa cho thấy điểm yếu của Quân đội Nga, đó là thiếu bộ binh xung kích và không có khả năng bảo vệ hiệu quả cho xe tăng; đặc biệt là UAV che đầu.Mặc dù xe tăng có tính cơ động, giáp và hỏa lực mạnh; nhưng khả năng quan sát bên ngoài kém xa so với bộ binh; dù chỉ huy xe tăng thò người ra khỏi tháp pháo, bất kể nguy cơ bị bắn tỉa, cũng không thể bù đắp được khoảng trống về thiếu quan sát.Quân đội Nga đã mất một số lượng lớn xe tăng trong giai đoạn đầu của "chiến dịch quân sự đặc biệt", tức là khi họ tấn công Kiev, nhiều trong số đó đã bị bị tiêu diệt bởi các đội cơ động diệt tăng Ukraine, được trang bị vũ khí chống tăng mạnh, có khả năng cơ động cao và dễ lợi dụng địa hình, địa vật cao để ẩn nấp.Nhưng vấn đề là Quân đội Nga không thể giải quyết được vấn đề thiếu hụt bộ binh xung kích, trong giai đoạn đầu của "chiến dịch quân sự đặc biệt", kể cả bộ đội đường không, bộ binh tinh nhuệ của Quân đội Nga đã được sử dụng một cách lãng phí và tiêu hao rất nhiều vũ khí trang bị.Rất nhiều tiểu đoàn chiến đấu xung kích (BTG) của Quân đội Nga hiện nay, không có đủ bộ binh xung kích, nên không phát huy được hiệu quả chiến đấu, chưa kể khi tinh thần của lực lượng này xuống thấp. Ngay cả lực lượng chủ lực của Donbass, cũng không thể giải quyết được vấn đề này.Bộ binh chưa qua đào tạo được cử đến chiến trường, chỉ là bia đỡ đạn và không thể thực hiện những nhiệm vụ khó khăn như phối hợp bộ binh-xe tăng. Ở Syria, vấn đề thiếu bộ binh còn có thể được giải quyết bằng cách sử dụng lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ và lực lượng vũ trang Iran.Nhưng ở Ukraine, Quân đội Nga hiện nay đơn giản là không thể có đủ quân để giải quyết vấn đề, chứ chưa nói đến được đào tạo bài bản. Việc thiếu bộ binh chỉ là một trong rất nhiều thiếu sót của Quân đội Nga; nên để giành chiến thắng trong “chiến dịch quân sự đặc biệt”, Quân đội Nga hiện phải chịu áp lực rất lớn.

Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay Không có loại xe tăng nào trên thế giới này không thể bị phá hủy, dù là M1A2 Abrams hay T-14 Armata mới nhất; và xe tăng T-90 cũng không phải là ngoại lệ. Mới đây, Quân đội Ukraine đã công bố đoạn video về cảnh tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M của Nga vào ngày 4/5 vừa qua. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-2 Đoạn video cho thấy rõ, khoang động cơ của loại xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất, đang phục vụ trong Quân đội Nga đã bị trúng đạn. Tổ diệt tăng cơ động của Quân đội Ukraine, đã bắn trúng khoang động cơ của chiếc T-90M bằng súng không giật Carl Gustav. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-3 Về lý thuyết, đạn xuyên giáp do súng không giật Carl Gustav bắn ra, có độ xuyên sâu tối đa là 500 mm, và độ dày tối đa của giáp sau và giáp bên của xe tăng T-90M không vượt quá 300 mm; do vậy hoàn có thể bị phá hủy. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-4 Tuy nhiên, việc phá hủy khoang động lực không thể dẫn đến việc chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M bị phá hủy hoàn toàn, đặc biệt là khi tháp pháo bị thổi xe dịch khỏi thân xe. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-5 Nhưng một số nhà phân tích cho rằng, sau đòn tấn công của súng không giật Carl Gustav, chiếc T-90M đã trúng tiếp một viên đạn xuyên giáp của xe tăng Ukraine, do đó đã kết liễu hoàn toàn chiếc xe tăng T-90M của quân Nga. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-6 Qua đoạn video có thể thấy, có rất nhiều xe tăng của Quân đội Nga đang đậu bên đường trong tình trạng hết sức chủ quan, mất cảnh giác. Đúng lúc đó, chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M này, bất ngờ bị tấn công vào phần hông xe bằng súng không giật Carl Gustaf. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-7 Với tầm bắn hiệu quả tối đa của súng Carl Gustaf là 500 mét, và trong trường hợp này, có lẽ tổ chống tăng cơ động của Ukraine, đã phục kích gần hơn khi đối đầu với đội xe tăng Nga. Do vậy phải thừa nhận rằng, Quân đội Ukraine phát động cuộc tấn công thực sự dũng cảm. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-8 Súng không giật Carl Gustaf sản xuất tại Thụy Điển và được sử dụng rộng rãi ở quân đội nhiều quốc gia. Kể từ khi ra đời năm 1946, khẩu súng không giật 84mm này không ngừng cải tiến; bên cạnh việc phát triển các loại đạn khác nhau và chính xác hơn, ngoài ra còn có thêm các loại kính ngắm mới. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-9 Vật liệu chế tạo súng Carl Gustaf cũng liên tục được nâng cấp; loại M4 mới nhất với cấu trúc hợp kim titan và sợi carbon, nên toàn bộ súng chỉ nặng 6,3 kg, nhẹ hơn mẫu M-3 đến 3 kg; giúp binh lính mang vác dễ dàng hơn trên chiến trường. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-10 Súng không giật Carl Gustaf không chỉ mang lại cho bộ binh khả năng bắn trúng các mục tiêu khác nhau, do sử dụng nhiều loại đạn, mà còn nhờ nòng súng có rãnh xoắn, nên độ chính xác của nó vượt xa hầu hết các loại súng phóng lựu phổ biến hiện nay. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-11 Ngược lại, súng không giật Carl Gustaf không phải là vũ khí chống tăng mạnh nhất mà bộ binh Ukraine sở hữu, và nó thậm chí còn không được xếp hạng và không được ưa chuộng bằng súng phóng lựu PRG-7 mà Quân đội Ukraine trang bị phổ biến. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-12 Hiện Quân đội Ukraine được trang bị các loại vũ khí chống tăng rất mạnh như Javelin (Mỹ); Brimstone, NLAW (Anh); Milan-2 (châu Âu); Stugner-P (do Ukraine sản xuất) và các loại tên lửa chống tăng khác. Thậm chí tên lửa Tekken-3 do Đức sản xuất, có độ xuyên giáp tối đa hơn 800 mm, quá đủ để đối phó với xe tăng Nga. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-13 Nhưng trường hợp chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M bị phá hủy hôm 4/5, một lần nữa cho thấy điểm yếu của Quân đội Nga, đó là thiếu bộ binh xung kích và không có khả năng bảo vệ hiệu quả cho xe tăng; đặc biệt là UAV che đầu. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-14 Mặc dù xe tăng có tính cơ động, giáp và hỏa lực mạnh; nhưng khả năng quan sát bên ngoài kém xa so với bộ binh; dù chỉ huy xe tăng thò người ra khỏi tháp pháo, bất kể nguy cơ bị bắn tỉa, cũng không thể bù đắp được khoảng trống về thiếu quan sát. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-15 Quân đội Nga đã mất một số lượng lớn xe tăng trong giai đoạn đầu của "chiến dịch quân sự đặc biệt", tức là khi họ tấn công Kiev, nhiều trong số đó đã bị bị tiêu diệt bởi các đội cơ động diệt tăng Ukraine, được trang bị vũ khí chống tăng mạnh, có khả năng cơ động cao và dễ lợi dụng địa hình, địa vật cao để ẩn nấp. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-16 Nhưng vấn đề là Quân đội Nga không thể giải quyết được vấn đề thiếu hụt bộ binh xung kích, trong giai đoạn đầu của "chiến dịch quân sự đặc biệt", kể cả bộ đội đường không, bộ binh tinh nhuệ của Quân đội Nga đã được sử dụng một cách lãng phí và tiêu hao rất nhiều vũ khí trang bị. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-17 Rất nhiều tiểu đoàn chiến đấu xung kích (BTG) của Quân đội Nga hiện nay, không có đủ bộ binh xung kích, nên không phát huy được hiệu quả chiến đấu, chưa kể khi tinh thần của lực lượng này xuống thấp. Ngay cả lực lượng chủ lực của Donbass, cũng không thể giải quyết được vấn đề này. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-18 Bộ binh chưa qua đào tạo được cử đến chiến trường, chỉ là bia đỡ đạn và không thể thực hiện những nhiệm vụ khó khăn như phối hợp bộ binh-xe tăng. Ở Syria, vấn đề thiếu bộ binh còn có thể được giải quyết bằng cách sử dụng lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ và lực lượng vũ trang Iran. Lo nguyen nhan chiec T-90M cua Nga bi Quan doi Ukraine ban chay-Hinh-19 Nhưng ở Ukraine, Quân đội Nga hiện nay đơn giản là không thể có đủ quân để giải quyết vấn đề, chứ chưa nói đến được đào tạo bài bản. Việc thiếu bộ binh chỉ là một trong rất nhiều thiếu sót của Quân đội Nga; nên để giành chiến thắng trong “chiến dịch quân sự đặc biệt”, Quân đội Nga hiện phải chịu áp lực rất lớn.

Tin tài trợ

  • Năm Bảy Bảy muốn 'rót' 4.500 tỷ vào dự án NBB Garden 3

    Năm Bảy Bảy muốn 'rót' 4.500 tỷ vào dự án NBB Garden 3

    Lock & Lock Vina: Doanh thu ngàn tỷ nhưng liên tục thua lỗ

    Lock & Lock Vina: Doanh thu ngàn tỷ nhưng liên tục thua lỗ

    Chứng khoán Kafi sắp huy động 2.500 tỷ tăng vốn gấp đôi để làm gì?

    Chứng khoán Kafi sắp huy động 2.500 tỷ tăng vốn gấp đôi để làm gì?

  • Hoàn tất quy hoạch tổng thể TP Biên Hòa: NVL, NLG và DIG hưởng lợi

    Hoàn tất quy hoạch tổng thể TP Biên Hòa: NVL, NLG và DIG hưởng lợi

    Vì sao PLX bị VCSC điều chỉnh giảm 17% giá mục tiêu?

    Vì sao PLX bị VCSC điều chỉnh giảm 17% giá mục tiêu?

    Giá trị trái phiếu phát hành tháng 10 giảm mạnh 41% so tháng trước

    Giá trị trái phiếu phát hành tháng 10 giảm mạnh 41% so tháng trước

  • Dệt may Thành Công lãi hơn 10 triệu USD trong 10 tháng

    Dệt may Thành Công lãi hơn 10 triệu USD trong 10 tháng

    Đầu tư Nam Long huy động 1.000 tỷ tiền trái  phiếu

    Đầu tư Nam Long huy động 1.000 tỷ tiền trái phiếu

    Nhà Thủ Đức lại bị cưỡng chế hơn 91 tỷ đồng tiền thuế

    Nhà Thủ Đức lại bị cưỡng chế hơn 91 tỷ đồng tiền thuế

Tin tức Quân sự mới nhất

  • Những nhà tài trợ tiêm kích F-16 chủ lực cho Ukraine

    Những nhà tài trợ tiêm kích F-16 chủ lực cho Ukraine

  • Loạt lính Ukraine tại Kursk đầu hàng, Tổng thống Zelensky hành động khẩn

    Loạt lính Ukraine tại Kursk đầu hàng, Tổng thống Zelensky hành động khẩn

  • Quân Nga tiến vào Kurakhove, giao tranh ác liệt trên đường phố

    Quân Nga tiến vào Kurakhove, giao tranh ác liệt trên đường phố

  • ATACMS đã “hóa vàng” hệ thống phòng không S-400 của Nga ở Kursk

    ATACMS đã “hóa vàng” hệ thống phòng không S-400 của Nga ở Kursk

  • Ukraine phải đi xin từng hệ thống phòng không HAWK lạc hậu

    Ukraine phải đi xin từng hệ thống phòng không HAWK lạc hậu

  • Tên lửa “không thể đánh chặn” của Nga sao không tấn công Kiev?

    Tên lửa “không thể đánh chặn” của Nga sao không tấn công Kiev?

Tin hình ảnh mới

  • Top 10 động vật sống thọ hàng trăm triệu năm, loài người sửng sốt

    Top 10 động vật sống thọ hàng trăm triệu năm, loài người sửng sốt

  • Loại gỗ hóa ngọc cực quý hiếm, được tìm thấy ở Việt Nam

    Loại gỗ hóa ngọc cực quý hiếm, được tìm thấy ở Việt Nam

  • Trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh tậu Porsche Cayenne giá 5,8 tỷ

    Trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh tậu Porsche Cayenne giá 5,8 tỷ

  • Lần đầu tiên các nhà khoa học 'chụp hình' được một hạt photon

    Lần đầu tiên các nhà khoa học 'chụp hình' được một hạt photon

  • Sang 2025, 3 con giáp vươn mình đổi vận, lộc kéo về nườm nượp

    Sang 2025, 3 con giáp vươn mình đổi vận, lộc kéo về nườm nượp

  • "Soi" Range Rover SV Orpheus giới hạn 6 chiếc, hơn 8 tỷ đồng

    "Soi" Range Rover SV Orpheus giới hạn 6 chiếc, hơn 8 tỷ đồng

  • Bật mí 4 con giáp Thần Tài ưu ái, hái lộc vàng cuối 2024

    Bật mí 4 con giáp Thần Tài ưu ái, hái lộc vàng cuối 2024

  • Hot girl vòng ba hơn 1 mét đẹp nhất khi mặc váy ôm sát

    Hot girl vòng ba hơn 1 mét đẹp nhất khi mặc váy ôm sát

  • NASA tài trợ 11,5 triệu USD để nghiên cứu máy bay thương mại

    NASA tài trợ 11,5 triệu USD để nghiên cứu máy bay thương mại

  • 7 thất bại quân sự đau đớn trong sự nghiệp cầm quân của Napoleon

    7 thất bại quân sự đau đớn trong sự nghiệp cầm quân của Napoleon

  • Jennifer Phạm tâm niệm về thời gian, Ý Nhi mặc váy xuyên thấu

    Jennifer Phạm tâm niệm về thời gian, Ý Nhi mặc váy xuyên thấu

  • Tận mục loại gỗ quý hiếm sánh ngang kim cương, giá 600 tỷ

    Tận mục loại gỗ quý hiếm sánh ngang kim cương, giá 600 tỷ

Từ khóa » T90 Bị Bắn Cháy