Loài Cá Suối Lớn Chỉ Bằng 3 Ngón Tay, đặc Sản Của Miền Tây Xứ Nghệ
Có thể bạn quan tâm
Thương hiệu cá Mát Tam Hợp
Việc xây dựng và phát triển mô hình bảo tồn đàn cá Mát, gắn với việc cung cấp các dịch vụ du lịch cộng đồng là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của du khách muốn tìm hiểu văn hóa dân tộc đặc sắc của người dân Tam Hợp nói riêng, cộng đồng dân tộc Tương Dương, tỉnh Nghệ An nói chung.
Tam Hợp là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Tương Dương với địa hình hiểm trở, chia cắt bởi nhiều khe, suối. Tam Hợp tiếp giáp với các xã Tam Thái, Thạch Giám, Tam Thái, Tam Đình, Tam Quang, Xá Lượng và huyện Viêng Thoong - tỉnh Bolikhamxay (Lào).
Tam Hợp có diện tích tự nhiên 22.683,85 ha, trong đó, 413,04 ha đất nông nghiệp, 22.270,33 ha đất lâm nghiệp và 87,15 ha là lưu vực sông, suối, khe độ dốc lớn, quanh co với nhiều thác ghềnh đã tạo cho xã này có một quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rừng núi nguyên sinh.
Tam Hợp có 5 bản hành chính là bản Phồng, Xốp Nậm, Văng Môn, Phá Lõm và Huồi Sơn với 507 hộ và 2.347 khẩu thuộc các dân tộc H'Mông, Tày Poọng, Thái, Khơ Mú, Kinh cùng chung sống, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn hóa vật thể và phi vật thể.
Kinh tế xã Tam Hợp chủ yếu là nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp với diện tích gieo trồng khoảng 304 ha gồm lúa, ngô, sắn, bí xanh, bí đỏ, rau màu, nghệ đỏ, gừng; đàn gia súc, gia cầm có 10.962 con với 301 con trâu, 1072 con bò, 400 con lợn, 180 con dê và 9200 con gia cầm; diện tích nuôi trồng thủy sản 1,3ha, nguồn lợi thủy sản dồi dào với sản lượng đánh bắt nuôi trồng đạt 6,5 tấn/năm.
Đặc biệt, xã Tam Hợp có nguồn lợi đàn cá Mát, được xem là đặc sản của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này, đem lại nhiều món ăn truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.
Cá Mát, danh pháp khoa học là Onychostoma gerlachi (còn được gọi là cá sỉnh cao, cá niên; người Tày, người Thái gọi là pea khính, pa khính; người Hrê bản địa gọi là cai-lin, còn người Kor gọi là ca-da-lết).
Kết quả khảo sát và phân tích các đặc điểm sinh học, bước đầu có thể xếp cá Mát ở Tam Hợp thuộc loài Onychostoma leptura (Boulenger). Cá Mát ở Tam Hợp lớn chỉ bằng hai 3 ngón tay người lớn. Con to nhất cũng chỉ nặng từ 500 - 800g. Cá mát sống từng đàn ở các khe hốc đá nơi nước chảy xiết, nền sỏi cát sạch.
Cá Mát thường kiếm ăn vào ban đêm bắt đầu khi trời tối theo đàn, chúng ăn các loại côn trùng trên mặt nước, rong rêu bám vào đá hoặc giun đỏ (người dân dùng làm mồi câu). Hàm dưới cá Mát rất cứng, sắc nên khi ăn, cá chỉ cần lượn mình sát các hòn đá ở dưới dòng nước chảy, cạp mạnh khiến cho đá suối có nhiều vết nhỏ màu trắng.
Cá Mát sinh sản mỗi năm 1 lứa vào mùa xuân khoảng tháng 2 đến tháng 3 âm lịch, mỗi lần đẻ trứng nở cả ngàn con, trứng nhỏ bằng hạt kê, vàng óng. Cá lớn nhanh và xuất hiện nhiều vào mùa khô từ tháng 4 đến tháng 6. Cá Mát đực có thân hình thon dài, lưng đen, bụng hóp, khi cá thành thục sẽ xuất hiện các nốt sần ở môi trên và ở vây hậu môn, phát hiện được bằng mắt thường.
Cá Mát cái vào mùa sinh sản có kích thước lớn hơn con đực, vảy đỏ; bụng to, thành bụng mỏng và mềm; có các gai nhọn ở môi trên nhưng rất nhỏ, khó quan sát. Cá Mát ban ngày nhanh nhẹn, khôn khéo, rất khó bắt nên thường người dân đi bắt vào ban đêm bằng súng săn cá.
Cá Mát là loài cá đặc sản, quý hiếm và có giá trị kinh tế rất cao (có giá từ 120.000 -150.000 đồng/kg với cỡ cá 200g/con). Thịt cá trắng, thơm, không tanh, lành và nhiều chất dinh dưỡng, xương cá rất cứng và ít xương, mỡ béo là nguồn thức ăn bổ dưỡng được nhiều người ưa thích.
Ở miền Tây Nghệ An nói chung, xã Tam Hợp nói riêng cá Mát được khai thác từ các khe, suối ở thượng nguồn nên có vị thơm ngon riêng, trở thành các món ăn đặc sản với thương hiệu "Cá Mát sông Giăng", "Cá Mát Nghệ An", "Cá Mát miền Tây xứ Nghệ".
Riêng ở Tam Hợp, mặc dù thiên nhiên cùng ban tặng loài cá Mát cho người Mông, Khơ Mú… nhưng chính người Thái mới có duyên và làm nên truyền thống ẩm thực cá Mát với nhiều món ăn thơm ngon nức tiếng. Cá Mát được nướng giòn chấm chẻo (muối hạt, ớt xanh, mắc khén) hoặc để nguyên con nấu với canh rau rừng ăn có vị đắng - ngọt rất đặc trưng. Ngoài ra, người Thái cũng thường chế biến món "hỏ mọc" hoặc "hỏ cà nạp" truyền thống để phục vụ lễ, Tết, đãi khách phương xa.
Hồi sinh đàn cá Mát trên dòng Chà Lạp
Tuy nhiên, cá Mát bị đánh bắt thường xuyên và quá mức trong một thời gian dài bằng những biện pháp khai thác kiểu tận giệt (lưới mắt nhỏ, kích điện, nổ mìn, còn dùng lá cây cơi) đã làm cho nguồn lợi cá mát tự nhiên suy giảm nhanh chóng. Ngoài ra, sự thay đổi sinh thái do các hồ thủy điện cũng làm cho phân bố của loài cá mát ngày càng bị thu hẹp, nguồn thức ăn suy giảm, nơi ở và sinh sản bị xáo trộn dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân khai thác thủy sản.
Đứng trước những nguy cơ đó, chính quyền xã Tam Hợp đã nghiêm cấm khai thác thủy sản bằng hóa chất độc hại, chất nổ, xung điện và các phương tiện có tính hủy diệt khác. Người ngoài địa phương vào đánh bắt cá trong xã Tam Hợp sẽ bị trục xuất ra khỏi địa bàn. Đối với các hộ dân trong xã Tam Hợp, nguồn thủy sản thuộc về toàn dân, những trường hợp đánh bắt thủy sản trái với quy định sẽ bị tịch thu dụng cụ và xử phạt hành chính.
Các bản làng được thành lập khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo từng khúc suối cụ thể, được cắm biển báo cho người dân được biết, cấm khai thác và đánh bắt cá. Những kết quả bước đầu đã làm hồi sinh đàn cá Mát trên suối Chà Lạp, cá phát triển rất nhanh, mỗi mét vuông mặt nước ước khoảng trên 20 con.
Sự hồi sinh nhanh chóng của loài cá Mát cùng với các loài cá khác như cá pộp, cá lăng, cá lệch… góp phần vào cải thiện thu nhập cho người dân, cho thấy hiệu quả của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động du lịch, thu hút du khách đến với Tam Hợp để ngắm cá Mát, thưởng thức những món ngon đặc sản từ cá Mát.
Sách đỏ Việt Nam năm 2007 đã liệt loài cá này (cá Mát) ở mức sẽ nguy cấp (VU) cần được bảo vệ ngay. Cá Mát cũng là 1 trong 6 loài thủy sản cần được bảo tồn, phát triển theo Quyết định 5529/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án khung Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh Nghệ An thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020. Mặt khác, loài cá này vẫn chưa thể nhân nuôi, mới chỉ bảo vệ bằng cách cấm đánh bắt ở các khu vực nhất định, nên hiệu quả bảo tồn loài cá này cũng chưa cao.
Năm 2018, HĐND xã Tam Hợp đã thông qua đề án bảo tồn nguồn lợi thủy sản trên địa bàn, quy định những ngư cụ khai thác thủy sản phải chấp hành theo Thông tư số 02 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; đồng thời có những chế tài xử phạt đối với những người dân trong và ngoài xã vi phạm.
Từ khóa » Cá đá Suối
-
Đặc Sản Cá đá Suối Tía - Báo Thanh Niên
-
Đặc Sản Cá đá Suối Tía
-
Bình Định: Loài Cá đá Sống ở Suối Sâu, Ghềnh Thác Bắt Lên đem Kho ...
-
Cá đá Suối Tía - Tép Bạc
-
Món Ngon Cá đá Sông Ba Hấp Dẫn Mọi Thực Khách - Cá Kho & Cá Khô
-
CÁ NIÊN - ĐẶC SẢN CÁ SUỐI... - Ẩm Thực Dân Dã | Facebook
-
Nuôi Cá Trên Những Dòng Suối - Báo Đại Đoàn Kết
-
'Tam Vương' Của Loài Cá Suối Ngon, Hiếm Cỡ Nào Mà Nhiều Người Tìm ...
-
Cá Suối - Nông Nghiệp Miền Bắc
-
Đá Suối Tự Nhiên Trang Trí Bể Cá, Chậu Cây Cực đẹp | Shopee Việt Nam
-
Đá Cuội Suối - Đá Dùng Làm đá Trang Trí, Setup Bể Cá, Hồ Thuỷ Sinh
-
MƯA ĐÁ • Tập 1 - Bắt Cá Suối 2017 - YouTube
-
Hồ Nuôi Cá (chậu Cá) Bằng đá Trắng Kèm Cuội (sỏi Suối)