Loại Chai Nhựa Nào Bạn Nên Tái Chế Loại Nào Không Nên?
Có thể bạn quan tâm
Các loại nhựa không nên tái chế
Nhựa PET (Nhựa PETE)
Đây là chất liệu nhựa thông dụng được sử dụng để tạo ra chai nước, chai đựng gia vị dạng lỏng trên thị trường hiện nay. Loại nhựa này được các chuyên gia khuyên chỉ nên sử dụng 1 lần. Trong trường hợp tái chế, không được dùng với mục đích đựng thực phẩm vì có thể gây ngộ độc với các hóa chất có trong nhựa. Không được dùng để đựng đồ ăn, nước nóng, không đốt lên. Có thể tái chế chai nhựa thành chậu hoa với chất liệu PET.
Nhựa PVC
Chất liệu nhựa này cũng được khuyên không nên tái chế, bởi các chất độc hại có trong thành phần của sản phẩm. Dạng nhựa này thường được dùng làm các chai nhựa trong suốt, màng bọc, một số sản phẩm đồ chơi và đồ dùng nhựa... Trong nhựa PVC có chứa Bisphenol A (BPA), phthalate là các phụ gia độc hại đến sức khỏe. Bạn không nên mua các sản phẩm đựng thức ăn, đồ chơi từ chất liệu này và không nên tái chế.
Nhựa PC hoặc không có kí hiệu (other)
Đây là chất liệu nhựa vô cùng độc hại, giá thành của các sản phẩm nhựa này rất rẻ, được ứng dụng làm hộp đựng thực phẩm và các sản phẩm hộp đựng thức ăn sẵn, cốc nhựa dùng 1 lần. Loại nhựa này cũng được dùng để sản xuất bình đựng hóa chất, bình đựng nước kém chất lượng. Trong thành phần của loại nhựa này có chứa BPA rất độc hại. Loại nhựa này được khuyên không nên sử dụng và không tái chế sau khi dùng.
Các loại nhựa nên tái chế
Nhựa HDP hay HDPE - High Density Polyethylene
Đây là dòng nhựa được các chuyên gia khuyên dùng để đựng thực phẩm. High Density Polyethylene có các ưu điểm như chịu va đập và chịu nhiệt tốt. Dạng nhựa này cũng không bị tác động từ môi trường và thời tiết hay ảnh hưởng đến tính chất cũng như gây độc hại. Sản phẩm có tính ứng dụng cao, an toàn và giá thành đắt, có thể tái chế chai nhựa thành chậu hoa hay chậu cây và các món đồ khác.
LDPE - Low Density Polyethylene
Đây là sản phẩm nhựa có tính trơ về mặt hóa học. Tuy không tốt như HDPE, nhưng so với các dòng nhựa khác sản phẩm này cũng đảm bảo về chất lượng. Nhựa LDPE thường được ứng dụng trong các sản phẩm chai lọ đựng hóa chất, túi nilon... Dòng sản phẩm nhựa này cũng có thể tái chế với các mục đích đồ dùng thay vì đựng thực phẩm.
PP - Polypropylene
Đây là dòng nhựa có thể chịu được nhiệt độ cao, thường được ứng dụng cho hộp đựng thực phẩm có thể cho vào lò vi sóng trong thời gian ngắn. Loại nhựa này được khuyên dùng nhờ tính an toàn và độ bền cơ học, độ trơ hóa học. Có thể dùng cho đựng thực phẩm và sản xuất đồ chơi cho trẻ nhỏ. Nhựa PP cũng có thể tái sử dụng.
Vậy là bạn đã có được những thông tin cơ bản về các loại nhựa nên và không nên tái chế. Về cơ bản có thể tái chế chai nhựa thành chậu hoa, chậu trồng cây. Tuy nhiên nếu tái chế nhằm mục đích đựng thực phẩm hay đồ chơi trẻ em thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.
Từ khóa » Các Loại Nhựa Tái Chế được
-
7 Loại Nhựa Tái Chế. Ứng Dụng Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa
-
7 Loại Nhựa Tái Chế Dùng Trong Ngành Sản Xuất Công Nghiệp
-
ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI NHỰA VÀ KHẢ NĂNG TÁI CHẾ
-
Ký Hiệu Nhựa Tái Chế Là Gì? Các Loại Nhựa Nào Có Thể Tái Chế
-
CÁC LOẠI NHỰA CÓ THỂ TÁI CHẾ ĐƯỢC BAO NHIÊU LẦN?
-
Nhựa Tái Chế Là Gì? 7 Loại Nhựa Tái Chế Và Tỉ Lệ Tái Chế
-
Phân Biệt Các Loại Chai Nhựa Có Thể Tái Sử Dụng
-
Nhận Biết Loại Nhựa Tái Chế Có An Toàn Cho Sức Khoẻ Hay Không
-
Nhựa Tái Chế Là Gì? Nhựa Tái Chế Có An Toàn Không?
-
Top 7 Loại Nhựa được Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay
-
Ký Hiệu Nhựa Tái Chế An Toàn Dùng Trong Thực Phẩm
-
Nhựa Tái Chế Là Gì? Những điều Cần Lưu ý Khi Sử Dụng Loại Nhựa Này
-
Cách Phân Biệt Nhựa Có Thể Tái Chế - V Blog