Nhận Biết Loại Nhựa Tái Chế Có An Toàn Cho Sức Khoẻ Hay Không

Xem nhanh

  • Nhựa số 1: PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate)
  • Nhựa số 2: HDPE (High Density Polyethylene)
  • Nhựa số 3: V hoặc PVC (Vinyl)
  • Nhựa số 4: LDPE (Low Density Polyethylene)
  • Nhựa số 5: PP (Polypropylene)
  • Nhựa số 6: PS (Polystyrene)
  • Nhựa số 7: Các hợp chất khác
  • Một số lưu ý khi sử dụng đồ nhựa:
  • Các chất độc có trong nhựa và tác hại của chúng:

Dưới đáy các vật dụng bằng nhựa đều có ký hiệu tái chế; cùng một chữ số dao dộng từ 1 đến 7 và có các chữ viết tắt như PETE, PP, PS,…

Dựa vào những ký hiệu này, bạn sẽ biết được mức độ an toàn và có thể tái chế được hay không; từ đó lựa chọn cách sử dụng hợp lý, an toàn với sức khoẻ và góp phần bảo vệ môi trường.

Nhận biết loại nhựa an toàn cho sức khoẻ bằng những con số dưới đáy hộp Nhựa số 1: PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate)

Nhựa số 1 an toàn cho thực phẩm và rất dễ tái chế. Bạn sẽ thấy ký hiệu số 1 ở đáy các chai nước ngọt, nước suối, dầu ăn, chai nước súc miệng, hoặc thực phẩm đóng hộp (bơ, nước sốt). Nhiều gia đình thường giữ các chai này lại để trữ nước lọc, nhưng ít ai chú ý đến bề mặt gồ ghề rất dễ tích tụ vi khuẩn; đồng nghĩa với độ an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giảm dần sau mỗi lần tái sử dụng.

Nhựa số 1: PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate)

Nhựa số 2: HDPE (High Density Polyethylene)

Nhựa số 2 có màu đục, bề mặt trơn tru nên khó tích tụ vi khuẩn, ít bị thấm nước và được đánh giá an toàn với thực phẩm. Bạn sẽ tìm thấy ký hiệu của nhựa số 2 trên các bình sữa cho trẻ em, bình nước trái cây, hộp ngũ cốc, hộp sữa chua, chai chứa chất tẩy rửa, chai dầu động cơ, chai dầu gội,…

Nhựa số 2: HDPE (High Density Polyethylene)

Nhựa số 2 dễ tái chế thành các loại bút, bàn, ghế, hàng rào, và chai đựng chất tẩy rửa.

Nhựa số 3: V hoặc PVC (Vinyl)

Nhựa PVC có giá thành rẻ, độ dẻo cao, dễ nóng chảy và hiếm khi được dùng tái chế. Trong PVC có chứa một số chất độc như Phthalat, DEHA có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ người dùng. Vì thế, chúng ta tuyệt đối không dùng các sản phẩm làm từ PVC để đựng thực phẩm nóng, đun nấu và đốt.

Nhựa số 3: V hoặc PVC (Vinyl)

Nhựa số 3 được sử dụng để làm màng bọc thực phẩm, áo mưa, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng (ống nước, vỏ bọc dây điện), và một số loại chai, hộp. Nhiều hãng sản xuất trên thế giới đã tẩy chay PVC, nhưng trên thị trường vẫn xuất hiện đồ chơi trẻ em làm bằng loại nhựa này, do đó các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến chất liệu khi lựa chọn đồ chơi cho con mình.

Nhựa số 4: LDPE (Low Density Polyethylene)

Nhựa số 4 thường được dùng để sản xuất các loại túi nhựa, các loại chai có thể ép, quần áo, thảm, giấy gói thực phẩm, hộp đựng thực phẩm,… Tuy LDPE được cho là an toàn với sức khoẻ nhưng nó lại không được dùng để tái chế.

Nhựa số 4: LDPE (Low Density Polyethylene)

Nhựa số 5: PP (Polypropylene)

PP thân thiện với con người và môi trường vì an toàn với thực phẩm và rất dễ tái chế. Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước si rô hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút, chai thuốc… đều được sản xuất từ nhựa số 5.

Nhựa số 5: PP (Polypropylene)

Nhựa PP chịu nhiệt lên đến 130°C và được cho là có thể sử dụng trong lò vi sóng; tránh được việc thôi nhiễm chất độc ra thức ăn. PP thường được tái chế thành chổi, thùng rác, tấm ván, các đèn tín hiệu, kệ tủ,…

Nhựa số 6: PS (Polystyrene)

Nhựa số 6 thường thấy ở các loại hộp, chén, dĩa dùng một lần. Khi sử dụng, bạn không nên đựng thực phẩm nóng, thực phẩm có chất kiềm và acid mạnh, vì PS sẽ bị phân giải gây hại cho cơ thể.

Nhựa số 6: PS (Polystyrene)

Nhựa PS, cũng như các sản phẩm làm từ PS không được ủng hộ sử dụng vì rất khó tái chế và có hại cho môi trường.

Nhựa số 7: Các hợp chất khác

Sản phẩm có ký hiệu số 7 là tập hợp của các chất không thuộc 6 loại kể trên. Polycarbonat (PC) được dùng nhiều trong nhựa số 7 và có khả năng gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ. Mặc dù hiếm gặp các loại hộp đựng thực phẩm, đồ gia dụng làm từ nhựa số 7, nhưng mọi người cần lưu ý khi chọn mua. Bên cạnh đó, hầu hết các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.

Nhựa số 7: Các hợp chất khác

Một số lưu ý khi sử dụng đồ nhựa:

  • Các loại nhựa số 3, 6, 7 có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất là rất lớn; nên chúng ta cần đặc biệt lưu ý và hạn chế sử dụng các loại này.
  • Khi lựa chọn đồ nhựa gia dụng, vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; chúng ta nên chọn các sản phẩm có ký hiệu nhựa số 2, 4 và 5. Loại nhựa số 1 chỉ được xem là an toàn nếu sử dụng một lần. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề khi sử dụng:
    • Không sử dụng hộp nhựa để chứa thực phẩm nóng ngay cả những loại chịu được nhiệt độ cao; vì chúng vẫn có khả năng thôi nhiễm chất độc hại vào thực phẩm. Nên để nguội thực phẩm trước khi cho vào hộp nhựa bảo quản; sử dụng các loại chén, dĩa, tô bằng sứ hoặc thuỷ tinh để bảo đảm sức khoẻ cho gia đình. Hiện nay, một số bệnh viện đã khuyến cáo người nhà bệnh nhân không dùng bọc ni-lông để đi nhận canh nóng của các hội từ thiện.
    • Đừng chủ quan vào những dòng chữ “Microwave safe” hay “Microwavable” mà cho cả hộp nhựa vào lò vi sóng để hâm nóng thức ăn và rã đông thực phẩm. Tuy không bị nóng chảy khi quay trong lò vi sóng; nhưng không đồng nghĩa nó đảm bảo an toàn cho thực phẩm trong quá trình xử lý nhiệt. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các vật chứa đựng bằng sành, sứ hoặc thuỷ tinh.
    • Nên thay các chai, hũ nhựa bằng thuỷ tinh để chứa nước mắm, tương chao, dầu ăn và gia vị.
    • Vệ sinh đúng cách: Không tẩy trùng hộp nhựa bằng cách trụng nước sôi; hoặc dùng các chất tẩy rửa mạnh vì các chất độc có thể thôi nhiễm ra bên ngoài. Không nên chà rửa mạnh tay vì sẽ tạo ra các vết trầy làm nơi ẩn náu cho vi khuẩn và các chất bẩn. Cách tốt nhất là chúng ta nên sử dụng khăn giấy để lau sạch vết dơ và dầu mỡ bám, sau đó rửa lại bằng nước rửa chén và tráng qua nước sạch.

Nhận biết loại nhựa an toàn cho sức khoẻ bằng những con số dưới đáy hộp Nhận biết loại nhựa an toàn cho sức khoẻ bằng những con số dưới đáy hộp

Các chất độc có trong nhựa và tác hại của chúng:

Để đúc khuôn các loại đồ nhựa, người ta thường phải thêm chất hoá dẻo Phthalat – loại hoá chất tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm và dược phẩm. Vì thế, đồ chứa đựng thực phẩm tuyệt đối không được tiếp xúc với nhiệt độ cao; Phthalat sẽ bị thôi nhiễm vào thực phẩm gây hại cho sức khoẻ con người. Tác hại lớn nhất của Phthalat là làm xáo trộn hoặc phá vỡ nội tiết; khiến trẻ dậy thì trước tuổi và sản phụ bị sẩy thai.

Trong PVC còn chứa DEHA (Diethylhydroxylamine) có thể gây ung thư và các chứng bệnh liên quan đến xương, gan khi tiếp xúc trong thời gian dài.

Nhựa PC thường chứa Bisphenol-A (BPA), được dùng như một chất bảo quản, chống thấm và chống ăn mòn. Chất này có thể thôi nhiễm khi có tác động nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với thực phẩm có tính acid và được làm sạch bằng chất tẩy rửa mạnh. Các tác hại của nó rất nguy hiểm, cụ thể:

  • BPA làm thay đổi chức năng hệ miễn dịch; đồng thời là tác nhân gây tổn thương trong não bộ của thai nhi và trẻ nhỏ. Từ đó gây nên tình trạng rối loạn hành vi và hạn chế khả năng nhận thức của trẻ.
  • Những người nhiễm BPA cao có khả năng mắc chứng rối loạn tim mạch cao gấp hai lần so với những người nhiễm BPA thấp. Tuy nhiên vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và hậu quả trực tiếp giữa BPA và bệnh tim.
  • BPA còn gây ra các vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản con người như: vô sinh, suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương và phá hỏng ADN của tinh trùng.
Góc quảng cáo

Từ khóa » Các Loại Nhựa Tái Chế được